Thị trường vốn

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 36 - 37)

III. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG, LÃNH THổ.

KINH TẾ VIỆT NAM I NGUỒN TRONG NƯỚC

I.1.3 Thị trường vốn

Thị trường vốn, thị trường chứng khoán phải trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn để giải quyết nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến cơ cấu đầu tư.. Việc phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kế toán kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế) là các yêu cầu cấp thiết cho đất nước để góp phần huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đảm bảo an ninh tài chính, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của từng sản phẩm, từng mặt hàng sản xuất trong nước nói riêng.

Nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh của thị trường vốn góp phần phát triển kinh tế xã hội, chúng cần có những giải pháp phát triển:

- Dịch vụ bảo hiểm:

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước:

i) tập trung chuyên môn hoá vào các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ truyền thống để tạo thế mạnh cho công ty;

ii) Nhà nước cần phải đầu tư thêm vốn và các nguồn lực khác cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhằm thực hiện phương châm kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bảo hiểm.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm; tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập và đảm bảo quyền lợi quốc gia cũng như của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường; cho phép thành lập thêm một số công ty bảo hiểm cổ phần, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tính đến các khu vực mà Việt Nam cam kết hội nhập.

- Dịch vụ tư vấn, môi giới tài chính, thuế:

Tạo thuận lợi cho các loại hình công ty tư vấn, môi giới tài chính và tư vấn thuế ra đời và phát triển, cụ thể là:

+ Xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển lành mạnh của hệ thống cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính trong đó có tư vấn thuế.

+ Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành.

+ Tạo dựng và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của khu vực này.

- Quỹ đầu tư

Khẩn trương xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài có thể hoạt động đầy đủ và ổn định tại Việt Nam, tạo ra

37

môi trường hoạt động thuận lợi đưa các nguồn vốn các Quỹ đang quản lý vào đầu tư phát triển tại Việt Nam, và góp phần thúc đẩy sự phát triển và vận hành của thị trường chứng khoán.

Phát triển mô hình Quỹ đầu tư phát triển địa phương tạo ra công cụ tài chính mới chuyên tập trung huy động các nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương trên cơ sở tổng kết mô hình thí điểm Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã triển khai tại một số địa bàn như Tp Hồ Chí Minh, Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Hải Phòng, v.v...

- Thị trường chứng khoán

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán tới năm 2010 nhằm mục tiêu:

+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự vận hành và phát triển của thị trường; tạo động lực thúc dẩy các định chế tài chính trung gian trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế tài chính này.

+ Chuẩn bị lượng hàng hoá đa dạng và phong phú cho thị trường; thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững; khuyến khích các tổ chức kinh tế huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán; sử dụng trái phiếu Chính phủ như một công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường và điều tiết lãi suất.

+ Hoàn thiện cơ chế giám sát các hoạt động thị trường, đặc biệt là giám sát chặt chẽ các luông vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.

+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và thị trường chứng khoán trong nước.

+ Mở thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) để giao dịch các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. Khi thị trường OTC hoạt động sẽ là kênh thúc đẩy quá trình lưu thông cổ phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường, tạo lòng tin với các nhà đầu tư khi mua, bán cổ phiếu trên thị trường khi có sự tổ chức của nhà nước.

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)