2.2. Nội dung đề tài khóa luận
2.2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020
Những năm đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH tỉnh Bắc Giang chỉ thực hiện cho vay 5 chương trình: Hộ nghèo, giải quyết việc làm (GQVL), Xuất khẩu Lao động, Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn và cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, một số món vay nhận bàn giao từ các ngân hàng thương mại quốc doanh và Kho bạc Nhà nước (Món vay GQVL và
HSSV). Đến nay NHCSXH tỉnh đã và đang triển khai 17 chương trình cho vay vốn ưu đãi dành cho đối tượng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Kết quả cụ thể tính đến thời điểm 31/12/2020 như sau:
Bảng 1: Tổng dư nợ các chương trình giai đoạn 2016-2020 như sau:
(Đơn vị tính:triệu đồng)
Các chương trình cho vay Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1.Cho vay hộ nghèo 1.179.750 1.316.112 1.350.589 1.258.346 1.045.046 2.Cho vay hộ cận nghèo 677.692 815.310 898.711 909.370 912.909 3.Cho vay hộ mới thoát nghèo 150.153 192.211 235.505 424.470 674.754
4.Cho vay HSSV 328.268 213.720 142.510 89.391 61.197
5.Cho vay GQVL 68.766 76.621 110.708 201.766 265.712
6. Cho vay NS & VSMT 367.256 431.342 501.257 602.190 693.980
7.Cho vay đi XKLĐ 25.712 18.330 20.473 17.884 18.212
8. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 65.707 82.834 86.616 70.029 63.333 9. Cho vay Hộ SXKD VKK 273.563 338.576 483.801 596.202 689.462
10. Cho vay Thương nhân 7.765 7.765 7.762 8.262 9.502
11. Cho vay dân tộc theo QĐ 32,
54. 1.377 13.610 10.552 5.297 2.499
12. Cho vay hộ DTTS nghèo, đời
sống khó khăn - QĐ/2013 30.174 28.841 27.235 22.027 3.862
13. Cho vay trồng rừng sản xuất,
phát triển chăn nuôi - NĐ/2015 3.090 3.090 4.063 3.633
14. Cho vay Dân tộc thiểu số
theo QĐ QĐ 2085. 20.000 36.999 54.105
15. Cho vay Nhà ở xã hội
0 0 29.999 64.999 125.00
16. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.831 2.541 2.158 1.108 400
17. Cho vay người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc
cho người lao động 0 129
Tổng cộng 3.193.918 3.540.910 3.930.974 4.312.410 4.623.763
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH tỉnh Bắc Giang các năm 2016-2020.
Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội 2016 - 2020 như sau:
(ĐVT:triệu đồng, hộ, lao động)
Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017
Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 1.Tổng nguồn vốn 3.199.435 3.544.458 3.934.723 4.332.440 4.633.419
- Vốn Trung ương 2.892.097 3.465.798 3.836.261 4.204.878 3.563.657
- Vốn địa phương 73.664 82.464 98.462 117.562 140.065
- Nguồn vốn huy động 233.674 488.5060 675.832 765.601 929.697 2. Tổng dư nợ 3.196.918 3.540.910 3.930.974 4.312.410 4.623.763 3. Số khách hàng còn dư nợ 112.821 114.635 115.681 113.343 109.532
4. Nợ xấu 4.787 4.062 3.491 2.819 2.735
- Nợ khoanh 799 799 725 208 259
- Nợ quá hạn 3.988 3.263 2.766 2.611 2.476
- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,124 0,09 0,07 0,06 0,05
5. Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn(%) 37,1 41,03 43,43 73,6 86,82 6. Số hộ vay thoát nghèo 10.621 17.262 18.832 30.592 30.863
7.Số lao động thu hút 668 753 1.253 1.530 2.200
8. Bình quân dư nợ/hộ 28,3 30,8 33,9 38,1 40,4
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH tỉnh Bắc Giang các năm 2016-2020.
Các chương trình cho vay đã được Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai ở tất cả các xã, thị trấn, phường trong tỉnh, với 204 điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn, phường. Nguồn vốn dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được phân bổ cho tất cả các xã, thị trấn, phường theo hướng ưu tiên cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã khó khăn. Có thể nói, chương trình cho vay hộ
nghèo và các chương trình cho vay ưu đãi khác trong những năm qua đã đạt được hiệu quả rất lớn. Nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2020 là 2.477 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05%/ tổng dư nợ, tỷ lệ giảm từ 0,124% năm 2016 xuống còn 0,05% năm 2020 điều này thể hiện chất lượng tín dụng chính sách đã ngày càng được nâng lên, góp phần không nhỏ cho công tác giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế, mặc dù nguồn vốn vẫn còn hạn chế tuy nhiên hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn mang lại những ý nghĩa chính trị-xã hội vì đã tạo được niềm tin và sự ủng hộ
của các tầng lớp nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo; tạo được sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế quyết tâm xoá đói giảm nghèo; tạo sự bền vững của các tổ chức đoàn thể trong dân cư, từ đó chống nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn góp phần không nhỏ cho công tác giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đây, Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang đã góp phần cùng các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đã giúp cho hàng nghìn hộ thoát nghèo,
đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 là: 51.794 hộ chiếm tỷ lệ 11,72% đến năm 2020 số hộ nghèo giảm xuống còn 14.679 hộ chiếm tỷ lệ 3,14%. Trong 5 năm số hộ nghèo giảm 37.115 hộ1 tương đương giảm 73,2%
(tương ứng giảm 14,6%/năm).
2.2.2.2. Đánh giá về chất lượng tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH tỉnh Bắc Giang thời gian qua
* Về nguồn vốn: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang đã tranh thủ được nguồn vốn từ Trung ương cùng với nguồn vốn địa phương với tổng số là: 4.633.419 triệu đồng, tăng 1.433.984 triệu đồng đồng so với năm 2016 (tỷ lệ tăng bình quân năm là 8,96%) để thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2020 đôi khi còn có thời điểm chậm, chưa kịp thời nên phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
* Về chỉ tiêu dư nợ: Đến 31/12/2020 tổng dư nợ toàn tỉnh là: 4.623.763 triệu đồng, tăng 1.429.845 triệu đồng so với năm 2016 (tỷ lệ tăng hàng năm bình quân 8,95%) nhìn chung tăng trưởng dư nợ còn chậm, mức vay bình quân của hộ vay còn thấp (bình quân 34,3 triệu đồng/hộ vay) do vậy chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn để cho các đối tượng vay tập trung sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng trang trại, mở rộng các mô hình sản xuất, xây mới nhà ở và sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, công trình vệ sinh và đầu tư cho con em theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học nghề….
* Về chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh tại thời điểm 31/12/2020 là 215 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% trên tổng dư nợ, trong giai đoạn 2016 - 2020 giảm dần qua các năm, tuy ở mức thấp so với các đơn vị trong toàn quốc; trong giai đoạn 2016-2020 nợ quá hạn có nhiều lúc chưa ổn định, có thời điểm một số huyện còn để nợ quá hạn phát sinh cao hơn bình quân chung toàn tỉnh, một số hộ vay có biểu hiện chây ỳ, khó đòi nên phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng
1 Số hộ nghèo qua các năm: Năm 2016: 51.794 hộ, năm 2017: 42.734 hộ, năm 2018: 33.156 hộ, năm 2019:
23.137 hộ, năm 2020: 14.679 hộ (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội).
tín dụng. Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn hàng năm đạt thấp, nợ đến hạn chủ yếu là thực hiện gia hạn nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, điều đó chính tỏ một phần vốn sử dụng không hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn vốn quay vòng và chất lượng tín dụng.
* Chất lượng hoạt động ủy thác: Các tổ chức hội đoàn thể đã phối hợp tốt với NHCSXH tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, thường xuyên trao đổi nắm bắt thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động, quán triệt các tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện, xã thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác, quản lý nguồn vốn có hiệu quả. Dư nợ ủy thác ngày càng tăng, nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm. Tuy nhiên chất lượng ủy thác còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế, do hoạt động ủy thác đối với các tổ chức hội, đoàn thể chủ yếu là kiêm nhiệm, không qua đào tạo về nghiệp cụ ngân hàng, thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính, trách nhiệm còn chưa cao trong công việc, chưa thực hiện hết các nội dung ủy thác.
* Chất lượng hoạt động Tổ TK&VV: Mục đích thành lập Tổ TK&VV nhằm tập hợp các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sảng xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng; Hiện nay, chất lượng Tổ TK&VV trên địa bàn toàn tỉnh không đồng đều, bên cạnh những Tổ TK&VV hoạt động tốt thì còn một số hoạt động chưa hiệu quả xếp loại trung bình, yếu: Tổ TK&VV để nợ quá hạn và lãi tồn phát sinh, công tác họp bình xét cho vay chưa dân chủ, chưa công khai, mức vay bình quân, thậm chí bình xét không đúng đối tượng được vay vốn... từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.
Đến nay toàn tỉnh có 3.123 Tổ TK&VV, xếp loại như sau: 2.914 Tổ xếp loại tốt (chiếm 93,31%), 186 Tổ xếp loại khá (chiếm 5,96%), 22 Tổ xếp loại trung bình (chiếm 0,7%), 01 Tổ xếp loại yếu (chiếm 0,03%).
2.2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng chính sách xã hội tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang.
* Những kết quả đạt được:
Sau hơn 18 năm hoạt động và hơn 6 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Bắc Giang cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, chỉ đạo sâu sát của NHCSXH Trung ương, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang đã từng bước khẳng định được những kết quả:
- Trong hơn 18 năm hoạt động chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã thực hiện cho vay được 17 chương trình tín dụng ưu đãi, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Mô hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp, có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, ở từng cấp chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể và NHCSXH; đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Sự chỉ đạo, giúp đỡ của NHCSXH Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - HĐND- UBND tỉnh và các Cấp ủy, Chính quyền và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh; sự phối kết hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ cán bộ chi nhánh NHCSXH tỉnh, các đơn vị nhận ủy thác từ tỉnh đến huyện, Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn, đặc biệt là Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện luôn nhiệt tình, tâm huyết có trách nhiệm với công việc, hết lòng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh.
- Mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang ngày càng kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động đã góp phần tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân trên nguyên tắc hạn chế các khâu trung gian,
tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị- xã
hội tạo sự minh bạch trong thực thi tín dụng ưu đãi. Đồng thời giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí trong quá trình đi lại giao dịch vay vốn, trả nợ Ngân hàng...
- Việc ủy thác một số nhiệm vụ trong đầu tư tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội là một cơ chế phù hợp, tạo điều kiện gắn kết chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp hộ
nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.
* Những tồn tại hạn chế:
- §ối tượng khách hàng của NHCSXH là chỉ định. Việc lựa chọn khách hàng vay vốn do cơ quan hoặc cá nhân ngoài NHCSXH chịu trách nhiệm dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn vay từ trước khi cho vay.
- Cơ chế lãi suất ưu đãi khiến người vay thiếu ý thức trả nợ, không chịu sức ép về trả lãi. Ngoài ra lãi suất ưu đãi khiến ngân hàng không huy động tiết kiệm với lãi suất cao để thu hút nguồn tiền gửi trong dân cư.
- Chính sách ưu đãi của chính phủ trong việc xử lý nợ đến hạn. Việc cho gia hạn nợ, xử lý cho vay lưu vụ nếu chi nhánh thực hiện không đúng, xử lý đồng loạt dễ khiến người vay có tâm lý ỷ lại, không chịu trả nợ dần khi có khả năng, tích luỹ nợ lâu dài dẫn đến không trả được nợ một lần khi đến hạn.
- Cơ chế phạt và xử lý người vay sử dụng sai mục đích khó thực hiện;
Không có biện pháp thu hồi tích cực khi cho vay tín chấp; Chưa có qui định của Chính phủ để NHCSXH tỉnh Bắc Giang thực hiện nghiêm ngặt thu nợ đến hạn, chưa có qui chế xử phạt nợ kỳ hạn, nợ phải trả khi hết hạn nhưng cố tình không trả.
- Một số ban, ngành, UBND, Ban chỉ đạo giảm nghèo xã, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện còn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như việc: chỉ đạo bình xét, xác nhận danh sách đối tượng được vay chưa kịp thời và thiếu
chính xác, chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ còn hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn tại cơ sở còn hình thức....
- Việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với các chương trình tín dụng ưu đãi chưa thực sự phát huy hiệu quả thể hiện qua việc tỷ lệ thu nợ đến hạn thấp, chủ yếu là gia hạn nợ.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác chưa đồng đều, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của người vay dẫn đến vẫn còn hiện tượng nể nang bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, mức vay bình quân chia đều, hoạt động của Tổ TK&VV chưa đúng theo quy định.
- Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi ở một số nơi còn hạn chế nên còn có một bộ phận người dân chưa nắm được hết các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi, quyền lợi và nghĩa vụ khi được thụ hưởng chính sách.
- Mức cho vay còn thấp, việc bình xét cho vay đôi khi còn mang tính bình quân, dàn đều chưa hợp lý; vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
*Nguyên nhân của những tồn tại.
- Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội còn bộc lộ
một số hạn chế làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng chính sách.
Cán bộ tổ chức hội thường có ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nên việc quản lý còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm tra, giám sát.
- Công tác phối hợp giữa NHCSXH tỉnh và các cơ quan, ban, ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi còn có thời điểm chưa đồng bộ, việc phân định trách nhiệm một số mảng việc chưa rõ ràng; Một số Ban giảm nghèo cấp xã đôi khi chưa xác định được rõ trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, giám sát nguồn vốn tín dụng chính sách, còn coi đây là nhiệm vụ riêng của các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và Ngân hàng Chính sách xã
hội.
- Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang cho vay đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách đa số ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tại mỗi nơi họ sinh sống thì điều kiện sản xuất kinh doanh và nơi sinh sống cũng đều là những nơi kém thuận lợi nhất. Vì vậy rủi ro do nguyên nhân khách quan là một trong những nguyên nhân chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn và hậu quả cũng nặng nề nhất.
- Các yếu tố về môi trường kinh tế không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng đến những người sản xuất đầu tư lớn mà hộ nghèo cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khi giá cả thay đổi bất lợi cho người sản xuất, giá bán sản phẩm quá thấp và không tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì người vay cũng không có khả năng hoàn trả.
- Một số hộ vay do bị rủi ro là do dùng tiền vay không đúng với mục đích trong phương án xin vay như dùng tiền cho việc ma chay, cưới xin theo phong tục địa phương rất tốn kém, vay vốn để trả nợ vay nặng lãi từ thị trường. Ngoài nguyên nhân do bản thân hộ vay gây ra, một số trường hợp hộ vay vốn nhận tiền về không tự sử dụng mà cho họ hàng, hộ khác vay ké, khi xảy ra rủi ro không có khả năng trả nợ ngân hàng.
- Lãi suất NHCSXH bao giờ cũng thấp hơn lãi suất thị trường nên một số trường hợp vay vốn không phải về sản xuất kinh doanh mà để cho vay lại lấy chênh lệch. Khi xảy ra sự cố thì không có khả năng trả nợ.
2.2.3. Những nội dung cụ thể đề tài khóa luận cần thực hiện.
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang đề ra một số mục tiêu chủ yếu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm 14-15%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng 68,4%; Dịch vụ 20,6%; Nông nghiệp, thủy sản 11%.
GRDP bình quân đầu người: 5.500-6.000 USD. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân từ 14-16%/năm. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt 470 nghìn tỷ đồng. số giường bệnh/vạn dân (không tính trạm y tế cấp xã) đạt 31,7 giường. Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 99% dân số. Tuổi thọ của người dân trung bình đạt 75 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1%; trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 12,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo 25,1%.