2.3.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài khóa luận
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng vị thế, uy tín hoạt động NHCSXH nói chung và chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang nói riêng. Giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững và là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Góp phần củng cố khối đại đoàn kết, tăng lòng tin của dân với Đảng và Nhà nước thông qua việc ủy thác với các tổ chức chính trị - xã hội; Tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội thu hút hội viên, gần gũi hội viên để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và triển khai nhiệm vụ của các tổ chức. Đồng thời tăng thêm nguồn kinh phí để các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hoạt động trong điều kiện kinh phí từ ngân sách Nhà nước vẫn còn hạn chế.
Thứ ba: Rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa hộ giàu và hộ
nghèo, tạo niềm tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài khóa luận
Thứ nhất: Hộ nghèo và đối tượng chính sách hiện nay nhu cầu vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách rất lớn, nếu đáp ứng nguồn vốn theo yêu cầu của đề tài khóa luận thì đối tượng hưởng ưu đãi là các hộ nghèo và những đối tượng chính sách. Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước mà các đối tượng vay vốn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ốn định đời sống, tránh nguy cơ tái nghèo, học sinh sinh viên thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được theo đuổi ước mơ học tập của mình nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước..…
Thứ hai: Nhà nước bớt đi một khoản kinh phí đáng kể, khi có nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo cũng giảm theo, Nhà nước không phải trợ cấp kinh phí cho hộ nghèo (trợ cấp thường xuyên, bảo hiểm y tế, trợ cấp tiền điện…..).
Đồng thời mặt khác, khi tỷ lệ hộ nghèo giảm thì chênh lệch giữa hộ giàu và hộ
nghèo được rút ngắn, đảm bảo công bằng xã hội, tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm sẽ giảm theo, an ninh xã hội được đảm bảo.
Thứ ba: Các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thu hút được nhiều hội viên, từ đó có điều kiện phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến toàn thể nhân dân. Đồng thời tăng thêm đáng kể kinh phí thu từ hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội để hoạt động.
Thứ tư: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh được tăng cường năng lực về tài chính, duy trì được tài chính lành mạnh, có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ tốt hơn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời đảm bảo được việc làm và ổn định đời sống cho cán bộ, viên chức và người lao động.
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
2.3.3.1. Thuận lợi
Thứ nhất: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của NHCSXH
Việt Nam cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở vì mục tiêu chung đó là: Phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai: Sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn toàn tỉnh.
Thứ ba: Cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi từng bước được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Thứ tư: Tư duy, cách thức làm ăn đối với hộ nghèo đối tượng yếu thế từng bước được thay đổi; nhiều hộ nghèo đã tự vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều tấm gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã đã
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo.
2.3.3.2. Khó khăn.
Thứ nhất: Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, hộ tái nghèo hàng năm vẫn còn, tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao; Về mức thu nhập chênh lệch giữa hộ
giàu, hộ nghèo, giữa các vùng, các nhóm dân cư chưa thực sự được thu hẹp.
Thứ hai: Nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn cho vay vẫn còn hạn chế (Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm); Về mức cho vay ở một số chương trình còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tượng chính sách trên địa bàn (Chương trình cho vay NS&VSMTNT, cho vay HSSV, cho vay VKK, Thương nhân VKK)
Thứ ba: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, việc phân loại nguyên nhân nghèo, xác định đối tượng còn chưa chính xác, việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo còn chưa cụ thể và chưa sát với tình hình thực tế; một số UBND cấp xã
vẫn còn chưa thực hiện tốt việc xác nhận đối tượng vay vốn, chưa phối hợp chặt
chẽ với NHCSXH nơi cho vay trong công tác đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng do vậy nợ quá hạn và lãi tồn đọng ở một số địa bàn còn cao.
Thứ năm: Một bộ phận hộ nghèo chưa được sự giúp đỡ thường xuyên của các cơ quan chức năng trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên hiệu quả của đồng vốn vay còn hạn chế.