LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN mỹ hào HƯNG yên (Trang 143 - 146)

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

III. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

- Kế hoạch tiến độ thi công là loại văn bản kinh tế kỹ thuật quan trọng, trong đó chứa các vấn đề then chốt của sản xuất: trình tự triển khai các công tác, thời gian hoàn thành các công tác, biện pháp kỹ thuật thi công và an toàn, bắt buộc phải theo nhằm đảm bảo kỹ thuật, tiến độ, giá thành.

- Tiến độ thi công là văn bản được phê duyệt mang tính pháp lý mọi hoạt động phải phục tùng, những nội dung trong tiến độ được lập để đảm bảo các quá trình xây dựng được tiến hành liên tục nhẹ nhàng theo đúng thứ tự mà tiến độ đã được lập.

- Tiến độ thi công giúp người cán bộ chỉ đạo thi công trên công trường một cách tự chủ trong quá trình tiến hành sản xuất.

- Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm, làm cái gì.

- Kế hoạch làm cho các sự việc xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn.

- Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ thi công không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết khoa học dự báo và am tường công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng.

- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.

- Tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng.

- Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế

- Tạo khả năng kiểm tra công việc được thuận lợi.

3.2.Yêu cầu và nội dung của tiến độ thi công 3.2.1.Yêu cầu

- Sử dụng phương pháp thi công lao động khoa học

- Tạo điều kiện năng suất lao động tiết kiệm vật liệu, khai thác triệt để công suất, máy móc thiết bị.

- Trình tự thi công hợp lý, phương pháp thi công hiện đại phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình.

- Tập trung đúng lực lượng vào khâu sản xuất trọng điểm.

- Đảm bảo sự nhịp nhàng ổn định, liên tục trong qúa trình sản xuất.

3.2.2.Nội dung

- Là ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc của từng công việc, quan hệ ràng buộc giữa các dạng công tác khác nhau, sắp xếp thứ tự triển khai công việc theo trình tự cơ cấu nhất định nhằm chỉ đạo sản xuất một cách nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu về thời gian thi công, đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình và giá thành công trình.

- Xác định nhu cầu về nhân lực, vật liệu, máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho thi công theo thời gian quy định.

3.2.3.Lập tiến độ thi công

a.Cơ sở để lập tiến độ thi công Ta căn cứ vào các tài liệu sau:

- Bản vẽ thi công.

- Qui phạm kĩ thuật thi công.

- Định mức lao động.

- Khối lượng của từng công tác.

- Biện pháp kỹ thuật thi công.

- Khả năng của đơn vị thi công.

- Đặc điểm tình hình địa chất thủy văn, đường xá khu vực thi công.

- Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra.

b.Tính khối lượng các công việc

- Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên (chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốp pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó và nhất là để có được đầy đủ các khối lượng cần thiết cho việc lập tiến độ.

- Muốn tính khối lượng các quá trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước.

- Có khối lượng công việc, tra định mức sử dụng nhân công hoặc máy móc, sẽ tính được số ngày công và số ca máy cần thiết, từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng.

- Khối lượng công việc được tính toán và tra định mức thể hiện trong bảng (phần phụ lục)

c.Vạch tiến độ

Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có thể bắt đầu lập tiến độ.

Chú ý:

- Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc (vì nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động).

- Số lượng công nhân thi công không được thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công.

Việc thành lập tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình công tác và sắp xếp cho các tổ đội công nhân cùng máy móc được hoạt động liên tục.

d. Đánh giá tiến độ

Nhân lực là dạng tài nguyên đặc biệt không thể dự trữ được. Do đó cần phải sử dụng hợp lý trong suốt thời gian thi công.

Hệ số không điều hòa về sử dụng nhân công(K1)

max 1

tb

K A

 A

với tb A S

 T Trong đó:

Amax: Số công nhân cao nhất có mặt trên công trường (71 người)

Atb: Số công nhân trung bình có mặt trên công trường (41 người) S: Tổng số công lao động S = 6766 công

T: Tổng thời gian thi công T= 166 ngày tb S 6679

A 41

T 166

   người 1 max

tb

A 72

K 1, 75

A 41

   

Hệ số phân bố lao động không điều hòa (K2) 2 Sdu 1143

K 0,17

S 6679

  

Trong đó:

Sdư: Lượng lao động dôi ra so với lượng lao động trung bình (tính theo giờ lấy trong mục Overallocation trong project)

S: Tổng số công lao động

 Sử dụng lao động tương đối hiệu quả, nhu cầu về phương tiện thi công, vật tư hợp lý, dây chuyền thi công nhịp nhàng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN mỹ hào HƯNG yên (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(343 trang)