NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ

Một phần của tài liệu VỀ bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp (Trang 36 - 41)

* Tình huống 1:

MỘT QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ 1.1 Mô tả tình huống:

Anh Hoàng Văn B là cán bộ, giữ chức vụ trưởng Phòng Khoa học ở cơ quan D thuộc Sở A của tỉnh V. Tháng 9 năm 2005 anh B xin cơ quan nghỉ phép năm và lãnh đạo cơ quan đã nhất trí. Trong thời gian nghỉ phép vợ anh

bị ngã xe máy, anh phải đưa vợ đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội.

Anh đã không kịp tới cơ quan xin phép lãnh đạo nghỉ thêm phép và anh đã nghỉ quá phép 10 ngày. Trong thời gian anh B nghỉ, cơ quan D phải báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cho tỉnh. Một trong các đề tài khoa học của tỉnh do cơ quan D đảm nhận lại do anh Hoàng Văn B làm chủ nhiệm đề tài, nên đề tài này không được báo cáo nghiệm thu đúng tiến độ đã định. Khi anh lên cơ quan, anh đã báo cáo lãnh đạo và trình bày, nộp bản kiểm điểm cá nhân về những khuyết điểm của mình và cam đoan sẽ không vi phạm lần sau. Nhưng ông Nguyễn Văn C là thủ trưởng cơ quan đã cho họp đột xuất toàn thể cơ quan và quyết định xử lý kỷ luật anh Hoàng Văn B bằng văn bản vì không hoàn thành nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan với hình thức kỷ luật:

+ Phạt nửa tháng lương và cách chức trưởng Phòng Khoa Học của anh.

+ Quyết định bổ nhiệm anh Trần Thanh T nguyên là phó Phòng Khoa Học làm trưởng Phòng Khoa Học.

Sau khi nhận được quyết định bằng văn bản kỷ luật mình anh Hoàng Văn B đã nhờ các tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan can thiệp. Đồng thời đề nghị lãnh đạo cơ quan xem xét lại nhưng không được nên anh B làm đơn khiếu nại đề nghị lãnh đạo Sở A can thiệp để đòi lại sự công bằng cho anh.

1.2 Phân tích tình huống:

Việc anh Hoàng văn B nghỉ 10 ngày không lý do thì việc kỷ luật anh là cần thiết nhưng không được vượt quyền vượt cấp. Kỷ luật phạt nửa tháng lương và cách chức trưởng phòng của anh Hoàng Văn B cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Để xử lý tình huống này cần căn cứ vào quy định tại điều 8 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về việc kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức, căn cứ các quy định của UBND tỉnh về quy trình bổ nhiệm, và xử lý kỷ luật cán bộ.

1.3 Phương án giải quyết:

Lãnh đạo Sở A giao cho Phòng Tổ chức cán bộ Sở chỉ đạo Cơ quan D thành lập Hội đồng kỷ luật theo khoản 2 Điều 5 của nghị định số

35/2005/NĐ-CP của chính phủ. Hội đồng kỷ luật lấy ý kiến của các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ của cơ quan để kiểm điểm, đánh giá mức độ phạm lỗi của anh Hoàng văn B và xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Yêu cầu anh Hoàng Văn B có trách nhiệm khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học với Hội đồng khoa học tỉnh trong thời gian ngắn nhất.

Ban giám đốc sở A ra quyết định huỷ bỏ hai quyết định trái thẩm quyền

là cách chức anh Hoàng Văn B và bổ nhiệm anh Trần Thanh T là trưởng Phòng Khoa học của ông Nguyễn Văn C. Đồng thời xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Văn C thủ trưởng cơ quan D về việc ban hành hai quyết định vượt quyền, vượt cấp của mình. Ban giám đốc sở A cũng yêu cầu lãnh đạo cơ quan D khôi phục danh dự và trả 50% tháng lương bị phạt cho anh Hoàng Văn B.

* Tình huống 2:

VỀ MỘT QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CÁN BỘ 2.1. Mô tả tình huống:

Anh Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B là cán bộ công chức của Sở X tỉnh Z. Anh A là người thẳng thắn, trung thực, thật thà và có năng lực

chuyên môn giỏi được nhiều người trong cơ quan tín nhiệm, tin tưởng. Anh B là người cơ hội, năng lực chuyên môn trung bình nhưng lại được lòng Giám đốc. Do yêu cầu về công tác chuyên môn và công tác quản lý. Tại cuộc họp giao ban cuối tháng 9 có nhiều ý kiến đề bạt anh Nguyễn Văn A làm trưởng Phòng Khoa học, nhưng cũng có một số ít ý kiến đề bạt anh Nguyễn Văn B làm trưởng Phòng Khoa học đó. Do được lòng lãnh đạo nên ông Giám đốc Sở X đã bổ nhiệm anh Nguyễn Văn B làm trưởng phòng khoa học. Vì năng lực hạn chế nên sau 6 tháng anh B lên làm trưởng phòng công việc của phòng không tiến triển mà trái lại còn tồn đọng rất nhiều. Đã có nhiều ý kiến cho rằng việc đề bạt anh Nguyên Văn B là không dân chủ, công bằng, đã có người làm đơn đề nghị lên UBND tỉnh xem xét lại quá trình đề bạt anh Nguyễn Văn B làm trưởng phòng.

2.2.Phân tích tình huống:

Công tác cán bộ là công tác quan trọng và then chốt của Đảng vì vậy việc đề bạt cán bộ cần phải được thực hiện dân chủ công khai theo đúng quy định của pháp luật. Việc đề bạt anh Nguyễn Văn B lên làm trưởng phòng của Giám đốc Sở X là không dân chủ, đặc biệt là đã không làm đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ mà pháp lệnh cán bộ công chức năm 2002 đã qui định nên đã gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt.

2.3. Phương án giải quyết:

Lãnh đạo Sở X phải đưa ra tiêu chí bổ nhiệm cán bộ, lấy đó làm căn cứ đề bạt cán bộ vào vị trí trưởng phòng khoa học. Để đề bạt cán bộ, lãnh đạo sở X phải làm đúng quy trình, cần lấy phiếu thăm dò của các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể và chính quyền nơi cán bộ dự định đề bạt công tác. Căn cứ kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở cơ sở, đối chiếu với các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác của cán bộ và lãnh đạo sở A bàn bạc dân chủ, công khai sau đó mới đi đến quyết định bổ nhiệm cán bộ. Trong tình huống này việc bổ nhiệm cán bộ của sở X đã không đảm bảo yêu cầu.

Nếu anh B đã được bổ nhiệm mà không đảm nhiệm được vị trí trưởng phòng thì lãnh đạo sở phải ra quyết định miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm trưởng phòng đối với anh B và tiến hành bổ nhiệm lại chức vụ trưởng phòng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai, bổ nhiệm đúng người có đức, có tài.

* Tình huống 3

CHỊ H BỊ BUỘC THÔI VIỆC DO ĐÂU 3.1 Mô tả tình huồng:

Chị Nguyễn Thị H là cán bộ thuộc sở A tỉnh B. Tháng 10 năm 2005 chị H bị ốm phải nghỉ việc để điều trị mất 14 ngày. Trong thời gian nghỉ điều trị, công việc của phòng nhiều không giải quyết kịp nên Trưởng phòng đề nghị Giám đốc sở cho bổ xung người để làm thay công việc của chị

Nguyễn Thị H nhưng không có người thay thế. Vì công việc mang tính đặc thù chỉ có chị H mới làm được nên Giám đốc sở A đã gửi thông báo 2 lần cho chị Nguyễn Thị H với nội dung yêu cầu chị H đi làm nếu không sẽ kỷ luật. Do sức khoẻ của chị vẫn yếu nên chị đã làm đơn trình bày lý do và báo cáo với lãnh đạo sở cho chị được phép nghỉ (chị đã trình giấy xác nhận của cơ quan y tế với lãnh đạo sở ). Khi không thấy chị Nguyễn Thị H đi làm ông Giám đốc sở A đã ra quyết định buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị H. Khi nhận được quyết định này chị Nguyễn Thị H đã phản đối quyết liệt và đã làm đơn yêu cầu ông Giám đốc sở A xem xét lại nhưng không được chấp nhận. Quá bức xúc với quyết định của Giám đốc chị Nguyễn Thị H đã làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh đề bảo vệ quyền lợi của mình.

3.2. Phân tích tình huống:

Quyết định buộc chị H thôi việc của ông Giám đốc sở A là sai, trái với quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003, vi phạm quy định của bộ luật lao động năm 1998. Quyết định trên của ông Giám đốc sở A cũng vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

3.3. Phương án giải quyết:

UBND tỉnh ra quyết định Huỷ bỏ quyết định của Giám đốc Sở A tỉnh B về buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị H. Chỉ đạo Sở A thành lập hội đồng kỷ luật theo khoản 2 Điều 5 của nghị định số 35/2005/NĐ-CP của chính phủ. Hội đồng kỷ luật sở A xem xét lại toàn bộ sự việc và ra kết luận cuối cùng về vụ việc. Rõ ràng chị H không vi phạm kỷ luật lao động, do vậy không thể tiến hành kỷ luật chị H. UBND tỉnh cũng yêu cầu ông giám đốc sở A kiểm điểm về việc làm sai trái của mình và áp dụng hình thức kỷ luật cần thiết đối với ông giám đốc sở A.

* Tình huống 4

ANH A, ANH B AI ĐÚNG AI SAI?

4.1. Mô tả tình huống:

Ông Nguyễn Văn A là đội trưởng đội quản lý thị trường số X thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh T. Ngày 5 tháng 12 năm 2005 nhận được giấy mời của UBND thị xã đến dự buổi “tổng kết công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh”. Đang trong tình trạng say rượu ông Nguyễn Văn A đã cho gọi anh Nguyễn Văn B là đội phó lên phòng và uỷ quyền cho anh Nguyễn Văn B đến dự thay. Nhưng vì giấy mời ghi rõ ràng là mời ông Nguyễn Văn A đội trưởng đội quản lý thị trường số X cùng thành phần khách mời khác. Thấy mình không đúng thành phần được mời họp nên anh Nguyễn Văn B đã báo cáo lại đội trưởng và không đến dự buổi tổng kết. Đến ngày 10 tháng 12 năm 2005 ông Nguyễn Văn A đi họp ở chi cục, lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường khiển trách anh A trước Chi cục về hành vi không tham dự buổi tổng kết. Khi về đến đội ông Nguyễn Văn A đã nặng lời với anh Nguyễn Văn B, cho là anh B không hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.

4.2. Phân tích tình huống:

Việc anh Nguyễn Văn B không đi họp vì không đúng thành phần (có báo cáo lại đội trưởng) là đúng. Việc anh Nguyễn Văn A say rượu không đi họp là vi phạm kỷ luật lao động phải bị phê bình, rút kinh nghiệm làm gương cho toàn đội.

4.3. Phương án giải quyết:

Chi cục QLTT chỉ đạo đội QLTT X tiến hành họp kiểm điểm rút kinh nghiệm về những sai trái trong điều hành đội QLTT X và quá trình đảm trách công vụ của đội trưởng đội QLTT X. Sau khi làm rõ sai phạm của anh A lãnh đạo chi cục QLTT phê bình anh A trước toàn thể chi cục để giữ nghiêm kỷ luật lao động.

* Tình huống 5

VỀ MỘT QUYẾT ĐỊNH CỬ CÁN BỘ ĐI HỌC 5.1 Mô tả tình huống:

Nhận rõ vai trò con người đối với quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà, tỉnh V thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Sở A đã tiến hành phân loại và bình xét để cử cán bộ đi học cao học. Sở A chọn ra 2 người để bình chọn.

Người thứ nhất là anh Hoàng Văn T là người thẳng thắn, trung thực, sôi nổi, nhiệt tình trong các công tác của Sở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có trình độ chuyên môn giỏi và là đảng viên Đảng cộng sản được mọi người rất tin tưởng.

Người thứ hai là anh Nguyễn Văn H là con ông phó giám đốc sở, là Đảng viên trẻ, mới ra trường, cũng tích cực trong các hoạt động, phòng trào

của Sở, nhưng có trình độ chuyên môn trung bình.

Nhưng không hiểu vì sao ông giám đốc sở A quyết định anh Nguyễn Văn H được đi học cao học, mọi người trong Sở đều rất bất ngờ trước quyết định nay. Vì giám đốc không cử người có trình độ chuyên môn giỏi đi học lại cử người mới ra trường và có trình độ chuyên môn trung bình đi học.

Việc này đã gây ra sự phản đối khá gay gắt trong tập thể cán bộ công chức trông cơ quan.

5.2.Phân tích tình huồng:

Chủ trương đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ là chủ trương rất đúng đắn của tỉnh B. Tuy nhiên việc triển khai chủ trương đó của tỉnh ở Sở A có vẻ công khai và dân chủ nhưng thực chất là không dân chủ, không công bằng nên đã dẫn đến việc cử cán bộ không xứng đáng đi đào tạo gây bất bình và dư luận không tốt trong cơ quan.

5.3.Phương án giải quyết:

Để đánh giá bình xét đúng năng lực và phẩm chất cán bộ, lấy đó làm tiêu chí trong quy hoạch, đề bạt, sử dụng cán bộ cũng như để bình chọn cán bộ cử đi học, lãnh đạo sở A phải lấy phiếu tín nhiệm cán bộ của toàn thể cơ quan một cách dân chủ công khai. Ngoài ra cần thu thập các ý kiến nhận xét về năng lực, tư cách, phẩm chất đạo đức cán bộ của các đoàn thể trong cơ quan như: Cấp uỷ đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ… Căn cứ các ý kiến đánh giá khách quan, toàn diện đó lành đạo sở A ra quyết định cử anh Hoàng Văn T đi học đợt sau, để đảm bảo công khai dân chủ thực sự trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu VỀ bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w