* Tình huống 1
VẤN ĐỀ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DOANH NGHIỆP A
1. Mô tả tình huống.
Để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu sản xuất giống gia cầm cung cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam á. Doanh nghiệp A chọn khu đất tại thôn P, xã D, Huyện T, tỉnh V. UBND tỉnh đã ra Quyết định số 45/QĐ-UB ngày 25/4/2005 phê duyệt địa điểm đầu tư xây dựng trại giống gia cầm tại thôn P, xã D, huyện T cho doanh nghiệp A.
Sau khi tiến hành các thủ tục ban đầu, ban quản lý dự án tiến hành làm việc với hội đồng đền bù GPMB do UBND tỉnh quyết định để lập kế hoạch cụ thể cho các công việc tiếp theo.
Ngày 7/5/2005 hội đồng đền bù GPMB cùng với đại diện Ban quản lý dự án, đại diện chính quyền địa phương họp với các chủ hộ có đất trong diện tích GPMB. Tại cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng đền bù GPMB đã thông báo về:
+ Quyết định của UBND tỉnh thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng;
+ Bản đồ quy hoạch mốc giới dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt;
+ Các hộ gia đình có đất trong diện giải phóng mặt bằng;
+ Những căn cứ pháp lý để xác định giá biểu cho một đơn vị diện tích được đền bù;
+ Kế hoạch triển khai đến nhân dân gồm các nội dung:
- Nhận tờ khai.
- Làm tờ khai.
- Xác nhận tờ khai của ban địa chính xã D.
- Nộp tờ khai cho Hội đồng đền bù.
Chủ tịch Hội đồng đền bù đã lưu ý với các chủ hộ có đất trong khu vực dự án: Phải tôn trọng hiện trạng của thửa đất nằm trong diện giải toả, không được phép làm thay đổi hình dạng, cấu trúc cũng như trồng cấy trên diện tích đất đã được quy hoạch. Hộ nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Trong khi các hộ gia đình tiến hành làm tờ khai thì có một số hộ trong thôn đã tiến hành trồng thêm nhiều cây con trên diện tích đã quy hoạch. Và những cây trồng mới cũng được viết vào tờ khai của Hội đồng đền bù, Ban địa chính xã cũng xác nhận cho những tờ khai đó. Do vậy số hộ dân trồng cây con mới trên diện tích đã được quy hoạch ngày càng nhiều thêm. Qua kiểm tra, đại diện Ban quản lý dự án đề nghị UBND xã kiểm điểm nghiêm túc đối với ban địa chính xã, đồng thời yêu cầu bà con ngừng ngay việc trồng mới để đảm bảo tiến độ GPMB.
2. Phân tích tình huống.
Dự án đầu tư của Doanh nghiệp A vào thôn P, xã D với mức đầu tư 50 triệu USD. Đây là dự án lớn sẽ giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động tại địa phương và các vùng xung quanh.
Việc trồng mới cây con của các chủ hộ là vi phạm pháp luật, thiếu tinh thần hợp tác và việc ban địa chính xã D là cơ quan chính quyền địa phương có hành vi bao che các sai phạm trên cần phải xử lý nghiêm túc.
3. phương án giải quyết
Căn cứ vào Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Căn cứ vào Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 và pháp lệnh bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ công chức năm 2001. Căn cứ vào các Quyết định của UBND tỉnh và bản thông báo của Hội đồng đền bù GPMB. Rà soát lại các hộ dân trồng mới cây con (không chấp đền bù cho những cây không hợp pháp). Đối với cán bộ địa chính xã căn cứ vào mức độ vi phạm để tiến hành xử lý nghiêm. Hội đồng đền bù kết hợp cùng UBND xã, với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền chế độ, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Tổ chức họp các hộ dân nằm trong diện đền bù GPMB và lợi ích mà dự án đem lại cho địa phương, giúp họ hiểu và đồng tình ủng hộ dự án, đồng thời phê phán những hành động sai trái, tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng nhanh chóng.
* Tình huống 2
MỘT SAI SÓT TRONG TỔ CHỨC ĐẤU THẦU 1. Nội dung tình huống:
Cuối năm 1997, đơn vị C được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc với quy mô gồm: Nhà làm việc chính, hàng rào và một số hạng mục công trình phụ trợ khác.
Ngày 3/3/1998 Ban quản lý công trình (đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) phát hành thư mời thầu gửi đến các đơn vị tham dự đấu thầu.
Ngày 5/3/1998, UBND tỉnh có Quyết định số 854/QĐ-UB phê duyệt kế hoạch đấu thầu và Quyết định số 866/QĐ-UB phê duyệt thiết kế nhà làm việc thuộc dự án đầu tư xây dựng của đơn vị C.
16 giờ ngày 21/3/1998, các nhà thầu nộp đủ hồ sơ dự thầu, ban quản lý công trình làm thủ tục niêm phong theo đúng quy định (các nhà thầu gồm có: Công ty xây dựng A, Công ty xây dựng B, Công ty xây dựng X).
Ngày 23/3/1998, đơn vị C (chủ đầu tư) tiến hành mở thầu công khai gói thầu xây dựng nhà làm việc chính, biên bản mở thầu được lập vào hồi 11h.
Sau khi mở thầu, hồ sơ được giao cho tổ tư vấn do đơn vị C quyết định thành lập thực hiện xét thầu.
Tiếp đó ngày 14/5/1998, UBND Tỉnh có Quyết định số 1315/QĐ-UB phê duyệt tổng dự toán công trình trụ sở làm việc đơn vị C.
Ngày 21/5/1998, UBND Tỉnh có các Quyết định số 1370/QĐ-UB phê duyệt tiêu chuẩn và thang điểm xét thầu; Quyết định số 1372/QĐ-UB phê duyệt giá xét thầu gói thầu nhà làm việc chính đơn vị C.
Sau khi có đầy đủ các điều kiện, tổ tư vấn của đơn vị C thực hiện công việc đánh giá xét chọn nhà thầu. Ngày 25/5/1998 tổ tư vấn có biên bản
chấm thầu, biên bản lập hồi 14h.
Ngày 25/5/1998, tổ tư vấn có báo cáo kết quả xét thầu gửi Hội đồng xét thầu đơn vị C. Cũng trong ngày 25/5/1998 Hội đồng xét thầu đơn vị C có biên bản duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu nhà làm việc chính. Trong đó:
Công ty xây dựng A đạt 77,1 điểm - xếp loại 1.
Công ty xây dựng B đạt 67,7 điểm Xếp loại 2.
Công ty xây dựng X đạt 67,3 điểm - Xếp loại 3.
Trong khi UBND Tỉnh chưa có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu thì ngày 5/6/1998, Giám đốc công ty Xây dựng X có đơn khiếu nại gửi UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Xây dựng về việc xét thầu của tổ tư vấn đơn vị C không đúng với quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ. Trong đơn khiếu nại một số vấn đề sau:
- Về việc xét thầu của tổ tư vấn đơn vị C không dựa vào hồ sơ mời thầu theo quy định trong Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ.
- Về việc điều chỉnh giá theo mặt bằng kỹ thuật của tổ tư vấn đơn vị C thực chất là làm thay đổi căn bản về số liệu của các nhà thầu.
- Về bảo lãnh dự thầu: Trong đơn có nêu theo quy định của hồ sơ mời thầu thì bảo lãnh dự thầu là 50 triệu bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước, với thời gian có hiệu lực ít nhất là 45 ngày.
Nhưng thực tế có nhà thầu bảo lãnh dự thầu hết hạn từ ngày 7/5/1998, đến ngày 22/5/1998 vẫn được tổ tư vấn xét thầu cho đó là hợp lệ.
Ngoài ra trong đơn cũng đề cập một chi tiết là: “Đến ngày 22/5/1998 chúng tôi được biết kết quả chấm điểm của tổ tư vấn như sau:
Công ty xây dựng A: đạt 74,8 điểm Công ty xây dựng B: đạt 72,00 điểm Công ty xây dựng X: đạt 70,4 điểm.
Đến ngày 23/5/1998 công ty Xây dựng X và công ty Xây dựng B có ý kiến đề nghị tổ tư vấn giải thích xếp hạng các nhà thầu.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của Công ty xây dựng X, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản yêu cầu đơn vị C và tổ tư vấn, phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng xem xét lại những vấn đề mà Công ty xây dựng X đã khiếu nại và kết quả xét thầu của tổ tư vấn đơn vị C. Nhưng việc xem xét này không đem lại kết quả có đủ độ thuyết phục, vì vậy để giải quyết vấn đề, ngày 23/6/1998 UBND Tỉnh đã có Quyết định số 1608/QĐ- CT thành lập tổ chuyên gia tư vấn việc lựa chọn đơn vị trúng thầu công trình trụ sở đơn vị C. Tổ chuyên gia này bao gồm các chuyên viên một số ngành chức năng hoạt động dưới sự điều hành của UBND tỉnh.
2. Phân tích tích huống.
Tổ tư vấn đơn vị C chỉ được phát hành thư mời thầu và bán hồ sơ mời
thầu sau khi kế hoạch đấu thầu và thiết kế kỹ thuật thi công đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt nhưng trong thực tế ngày 5/3/1998 UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới có Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu và thiết kế thi công. Trước đó ngày 3/3/1998 tổ tư vấn đơn vị C đã phát hành thư mời thầu và bán hết hồ sơ cho các nhà thầu trong 02 ngày: 04 và ngày 05/3/1998.
Điều này trái với quy định và có thể còn xảy ra trường hợp có sai lệnh trong hồ sơ mời thầu nếu như thiết kế kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có sự sửa đổi so với thiết kế ban đầu.
- Tổ tư vấn đơn vị C không làm theo đúng trình tự thủ tục xét duyệt đấu thầu và không tôn trọng pháp luật đã hết hạn bảo lãnh dự thầu 15 ngày mà đơn vị C vẫn coi là hợp lệ.
3. phương án giải quyết tình huống.
Căn cứ vào Nghị định 43/NĐ-CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ và Luật đấu thầu được thông qua ngày 29/11/2005 và văn bản số 1383/HC-UB ngày 10/11/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về bảo mật công tác đấu thầu. Cùng các văn bản khác có liên quan. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần:
- Có biện pháp xử lý đối với đơn vị C đã không tôn trọng pháp luật và cảnh cáo đơn vị đã quản lý thông tin không tốt gây ra hiện tượng kết quả chưa thông báo thì đơn vị dự thầu đã biết.
- UBND tỉnh thành lập tổ chuyên gia tư vấn việc lựa chọn đơn vị trúng thầu bao gồm các sở có liên quan: sở Kế hoạch và đầu tư; sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp, Cơ quan thiết kế để đảm bảo giải quyết tốt tình huống trên.
* Tình huống 3
KINH PHÍ ĐẦU TƯ TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG CÓ SỬ DỤNG SAI MỤC ĐÍCH
1. Nội dung tình huống:
Ngày 20/4/2005 sở N nhận được một đơn thư tố cáo của ông Nguyễn Văn B, xã V, Huyện X, Tỉnh P. Nội dung đơn tố cáo như sau:
Tố cáo cán bộ xã X và một số cán bộ khuyến nông Huyện, Tỉnh, thời gian qua có tổ chức mở lớp tập huấn nuôi bò lai Sind tại địa phương ông đã có một số vi phạm trong công tác điều hành, quản lý như: Triệu tập không đúng số lượng học viên, giới thiệu sai nội dung tập huấn, chi bồi dưỡng ăn trưa không đúng chế độ quy định.
Sau khi nhận được đơn Giám đốc sở N giao cho Chánh thanh tra (ông Hoàng Văn T) tiến hành xém xét, thụ lý giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Khi nhận được đơn tố cáo ông Nguyễn Văn B (do giám đốc sở N) giao cho, ông Hoàng Văn T tiến hành nghiên cứu, xem xét nội dung có liên quan đến công tác quản lý và cán bộ thuộc ngành.
Ngày 26/3/2005 ông Hoàng Văn T cùng một số cán bộ đến trung tâm
khuyến nông. Giám đốc trung tâm khuyến nông sau khi nghe trình bày nội dung và mục đích buổi làm việc đã cho biết: Việc tập huấn về các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung tâm là những nội dung có tính chất chung, phổ cập, còn việc tập huấn kỹ thuật cụ thể từng cây, từng con do cán bộ của Trung tâm được phân công địa bàn cụ thể, có xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc để bà con nông dân tiếp thu và làm theo. Riêng hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở xã X, Huyện V ngày 10/12/2004 Trung tâm khuyến nông không phải là đơn vị chủ trì, cũng không hỗ trợ kinh phí để tổ chức lớp học.
Việc này có thể do đơn vị được giao làm chủ dự án Cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò thịt, phát triển bò sữa do Trung tâm giống gia súc của Tỉnh làm chủ đầu tư.
Ngày 27/4/2005 ông Hoàng Văn T và cộng sự đến làm việc với trung tâm giống gia súc của Tỉnh. Sau khi nghe yêu cầu nội dung làm việc, Phó giám đốc trung tâm gia súc xác nhận về việc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò tại xã X, đây là một trong những nội dung của dự án Cải tạo đàn bò do Trung tâm được giao làm chủ đầu tư, đồng thời cho mời kế toán dự án Cải tạo đàn bò cùng làm việc. Kết quả xác minh cho thấy: Thực hiện các nội dung của dự án: “Cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò thịt, phát triển đàn bò sữa của tỉnh giai đoạn 2002-2006 do Trung tâm giống gia súc làm chủ đầu tư, hàng năm đều có hạng mục đào tạo bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, với kinh phí hỗ trợ cho các lớp tập huấn được quy định là:
+ Mỗi lớp mở tập huấn không quá 50 người tham gia.
+ Tài liệu tập huấn được chuẩn bị đầy đủ và cấp miễn phí cho mỗi học viên 01 bộ.
+ Kinh phí hỗ trợ tổ chức hội nghị tập huấn được tính 250.000 đồng; tiền chè nước 1.000 đồng/đại biểu.
+ Hỗ trợ tiền ăn trưa theo định mức hội nghị cấp tỉnh 10.000 đồng/người.
+ Trung tâm giống gia súc ký hợp đồng số 27/HĐ-KT ngày 16/9/2004 giữa trung tâm giống gia súc và Trạm khuyến nông huyện V về việc hợp tác triển khai tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt, bò sữa thuộc dự án cải tạo đàn bò.
Sau khi ký hợp đồng trung tâm giống gia súc chi 3.000.000 đồng cho trạm khuyến nông huyện V (phiếu chi số 585 ngày 16/9/2004 của Trung tâm giống gia súc) để mở lớp tập huấn về chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại huyện V.
Ngày 08/10/2004 trạm khuyến nông huyện V có văn bản gửi Trung tâm giống gia súc về kế hoạch triển khai 4 lớp tập huấn ở 4 xã có nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển chăn nuôi bò trong huyện; phương thức triển khai theo hướng cuốn chiếu làm dứt điểm từng xã trong đó xã X sẽ làm sau cùng vào khoảng nửa đầu tháng 12/2004; thời gian cụ thể với trung tâm để
có kế hoạch bố trí cán bộ tập huấn.
Ngày 25/11/2004, trạm khuyến nông huyện V theo chức năng, nhiệm vụ đã phối hợp với UBND xã X mở lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Cán bộ khuyến nông xã được giao trực tiếp giúp UBND xã chuẩn bị tổ chức lớp tập huấn này đảm bảo đúng nội dung, đúng đối tượng. Theo quy định, để đảm bảo chất lượng học tập, mỗi lớp tập huấn chỉ tổ chức với số lượng tối đa 50 học viên, song do đõy là vấn đề mới, lại có hiệu quả kinh tế khá cao nên số lượng đăng ký lên tới 98 người. Vì vậy UBND xã quyết định chia làm 02 lớp, đợt 1 tổ chức vào ngày 10/12/2004, đợt 2 tổ chức vào đầu tháng 01/2005. Lớp tập huấn đợt I diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch với sự tham gia của 47 người, mỗi người được bồi dưỡng ăn trưa là 5.000 đồng/người. Lớp tập huấn thứ 2 dự định vào ngày 12/01/2005, song do quá gần dịp tết Nguyên đán nên UBND xã X thống nhất hoãn ra sau tết sẽ mở lớp.
Ngày 28/4/2005 ông Hoàng Văn T cùng cộng sự tiếp tục xác minh vụ việc tại trạm khuyến nông huyện V. Tiếp thanh tra Sở là anh H-trưởng trạm khuyến nông huyện V, bằng các văn bản có liên quan anh H đã chứng minh việc phối hợp tổ chức lớp tập huấn của Trạm khuyến nông huyện với các trung tâm, trạm, trại, của tỉnh và trung ương là việc làm hợp lệ, hợp pháp.
Phiếu chi các trạm khuyến nông huyện kèm theo giấy biên nhận của chị Nguyễn Thị M cán bộ khuyến nông xã X đã nhận đủ số tiền là 750.000 đồng và 50 bộ tài liệu.
Ngày 03/5/2005 ông Hoàng Văn T, cùng cộng sự tiếp tục đến xã X huyện V tìm gặp chị Nguyễn Thị M để xác minh. Sau khi trình bày vắn tắt toàn bộ sự việc, ông T đề nghị chị M làm rõ những vấn đề được nêu trong đơn. Chị M khẳng định những vấn đề đề cập đến trong đơn là có thật. Chị bổ sung thêm một chi tiết đó là: những lần trước tỉnh hay huyện mở lớp đều hỗ trợ ăn trưa là 5.000 đồng/người, lần này được hỗ trợ 10.000 đồng/người (gấp đôi). Số người đăng ký là 98 người (gấp đôi) trong khi dự kiến mở một lớp là 50 người. Chị đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa cho cả 2 lớp, kinh phí đợt 1 do cấp trên đài thọ, mở lớp đợt 2 do xã tự lo, như vậy chỉ cần chi khoảng 200.000 đến 250.000 đồng (tiền thuê hội trường, loa đài, chè nước) là mở thêm được 1 lớp tập huấn nữa cho bà con nông dân.
Ngày 06/12/2004 chị M đề xuất ý kiến chia tiền hỗ trợ làm 2 lớp tập huấn và được Uỷ ban đồng ý. Chị M trình bảng kê danh sách những người đã dự lớp tập huấn thứ nhất, có chữ ký nhận tiền ăn trưa 5.000 đồng/người, tổng số 47 người và giấy biên nhận thanh toán 250.000 đồng tiền chè nước, loa đài, khánh tiết số tiền còn lại 265.000 đồng chị vẫn đang giữ.
2. Phân tích tình huống