C. NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
3. Phương án giải quyết
Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993 (sửa đổi các năm 1998,2001,2003) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
UBND huyện C và xã B thành lập tổ kiểm tra xuống điều tra việc sử dụng đất nông nghiệp của gia đình ông A.
Sau khi phát hiện các sai phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây công trình kiến trúc trái phép trên đất nông nghiệp, của gia đình ông A. Tổ kiểm tra làm kết luận báo cáo UBND huyện C.
Căn cứ vào tính chất, mức độ sai phạm mà gia đình ông A UBND huyện C sẽ tiến hành sử phạt hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với diện tích đất mà gia đình ông A đang sản xuất VAC nếu nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất VAC của xã B thì yêu cầu ông A làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và tiếp tục cho phép gia đình ông A sản xuất VAC trên diện tích đó. Nếu diện tích đất gia đình ông A đang sản xuất VAC không thuộc quy hoạch phát triển kinh tế trang trại thì UBND huyện C yêu cầu gia đình ông A tháo dỡ công trình kiến trúctrả lại trạng thái ban đầu cho mảnh đất.
* Tình huống 3
ĐẤT ĐÃ THUÊ, NGƯỜI THUÊ ĐẤT LÀM GÌ 1.Mô tả tình huống:
Tỉnh A làmột tỉnh thuộc đồng bằng trung du bắc bộ. Những năm 1990 trở về trước tỉnh A là một tỉnh thuần nông, sản xuất công nghiệp hầu như chưa có gì.
Thực hiện đường lối chủ trương đổi mới của Đảng và với sự chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tới năm 2000 tỉnh A đã phát triển sản xuất công nghiệp rất mạnh mẽ.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp ở tỉnh A ngoài sự đóng góp của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài còn có phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, đi dọc quốc lộ 2 chúng ta thấy rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ đang triển khai sản xuất nhưng chúng ta cũng thấy có nhiều lô đất rộng hàng chôc ha bỏ hoang đã lâu. Khi chúng tôi tới tìm hiểu thì được biết một số lô đất rộng nằm sát quốc lộ 2 là đất UBND tỉnh cho một số doanh nghiệp thuê 50 năm để sản xuất công nghiệp. Mặc dù đất đã được UBND tỉnh giao cho thuê đất từ năm 2000 nhưng đến nay, năm 2005 khá nhiều người đứng tên thuê đất của nhà nước vẫn chưa xây dựng, mua
sắm trang thiết bịtriển khai hoạt động sản xuất kinh doanh triên diện tích đất đã thuê. Một số lô đất thuê vẫn bỏ trống, một số lô đất thuê để sản xuất công nghiệp thì giờ đây được sử dụng để xây dựng khách sạn và nhà nghỉ?
vậy nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu?
2. Phân tích tình huống:
Tất nhiên, các doanh nghiệp muốn triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phải có mặt bằng. Đối với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ UBND tỉnh A chủ trương cho họ thuê đất với thời hạn là 50 năm để các doanh nghiệp có mặt bằng triển khai sản xuất. Sau khi được thuê đất, rất ít các doanh nghiệp triển khai được sản xuất nhanh chóng như đề án xin thuê đất một là do các khó khăn về vốn,hai là cố ý sử dụng đất thuê vào mục đích khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.
3. Phương án giải quyết:
Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993(sửa đổi các năm 1998,2001, 2003 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
UBND tỉnh cựng với chớnh quyền nơi cú đất cho thuờ thành lập đoàn kiểm tra xuống điều tra tỡnh hỡnh sử dụng đất đó thuờ của nhà nước của cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ trờn địa bàn. Sau khi đối chiếu với mục đớch sử dụng đất đó được trỡnh bày tại đề ỏn xin thuờ đất của cỏc doanh nghiệp nếu phỏt hiện thấy cỏc doanh nghiệp chưa Sử dụng diện tích đất đã được thuê hoặc sử dụng diện tích đất sai mục đích thì đoàn kiểm tra kết luận sự việc và báo cáo UBND tỉnh xử lý theo hai hướng:
Một là: Đối với diện tích đất đã được thuê mà các doanh nghiệp bỏ hoang, chưa sử dụng từ năm 2000 đến nay 2005 nếu người thuê đất không có điều kiện, không cam kết triển khai sản xuất kinh doanh như trình bày tại đề án thuê đất thì trong thời hạn 3 đến 6 tháng UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất.
Hai là: Đối với một số diện tích đất mà người được thuê sử dụng sai mục đích thì:
- Sử phạt hành chính;
- Doanh nghiệp báo cáo đề nghị UBND tỉnh tiếp tục sử dụng diện tích đất đã được thuê, nếu UBND tỉnh chấp nhận thì tiếp tục được sử dụng, nếu UBND tỉnh không chấp nhận thì thu hồi đất.
* Tình huống 4
VỀ VIỆC ANH A THUÊ ĐẤT 1. Mô tả tình huống:
Gia đình anh A ở xã B, huyện C, tỉnh D. Từ ngày tỉnh D chủ trương phát triển sản xuất công nghiệp, rất nhiều hộ gia đình ở địa phương đã vay vốn,
thuê đất mở xưởng sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Gia đình anh A cũng vậy. Năm 2000 anh A được UBND tỉnh cho thuê 3ha đất nằm sát quốc lộ 2. Sau khi được thuê diện tích đất 3ha nằm sát quốc lộ 2, một phần đất anh A dùng để mở xưởng cán thép, một phần dùng làm bãi chứa phế liệu. Hàng ngày, hoạt động của xưởng sản xuất thép thải vào không khí một lượng lớn khí độc hại, các loại rác thải rắn hình thành trong quá trình sản xuất cũng không được xử lý mà bị đổ bừa bãi ra môi trường xung quanh gây ôi nhiễm nặng cho môi trường.
Diện tích đất còn lại khoảng gần 1ha anh A cho ông B thuê lại để ông B mở xưởng sản xuất gạch gói. Trong quá trình triển khai sản xuất gạch ngói tại diện tích đất đã thuê lại anh A.Ông B đã tự khai thác nguyên liệu sản xuất gạch vì vậy trên diện tích đất thuê lại của anh A một thời gian sau loan lổ những hố, những mảnh ruộng sâu hoắm chứa đầy nước.
2. Phân tích tình huống:
Chủ trương cho thuê đất để phát triển sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của tỉnh D. Tuy nhiên việc xem xét và đi đến quyết định cho thuê đất là một quá trình cần được làm rất chặt chẽ để vừa đảm bảo cho công tác quản lý, vừa tạo những thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những sai phạm trong việc sử dụng đất được thuê của anh A trong tình huống này cho thấy quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ xin thuê đất của các cơ quan chức năng chưa được làm thật tốt. Hơn nữa sự thiếu hiểu biết pháp luật cùng những thói quyên tuỳ tiện là nguyên nhân của các hành vi sử dụng đất sai mục đích, làm ôi nhiềm môi trường, suy thoái đất đai. Rõ ràng việc sử dụng đất thuê của Nhà nước của anh A đẫ không đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng cho diện tích đât được thuê. Việc ông B thuê lại diện tích đất thuê của Nhà nước của anh A và sử dụng đất không đúng mục đích, khai thác đất bừa bãi là việc làm vi phạm những qui định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vi phạm qui định pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phương án giải quyết:
Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993(sửa đổi các năm 1998,2001,2003) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trước những việc làm sai phạm của anh A, ông B đối với diện tích đất đã được thuê của Nhà nước, UBND tỉnh D ,UBND huyện C và các Sở tài nguyên môi trường, Sở khoa học công nghệ… lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn bộ quá trình lập hồ sơ xin thuê đất và quá trình sử dụng đất của anh A. Sau khi xem xét khách quan, toàn diện nội dung vụ việc, nếu thấy có đầy đủ tài liệu khẳng định những sai phạm về mục đích sử dụng
đất, làm ôi nhiễm môi trường, suy thoái đất đai của anh A, ông B, đoàn kiểm tra làm kết luận đề nghị chủ tịch UBND tỉnh tiến hành sử phạt hành chính ở hình thức và mức độ thích đáng. Nếu anh A, ông B có thái độ tích cực, nhanh chóng khắc phục những sai phạm đó UBND tỉnh có thể tiếp tục cho anh A thuê diện tích đất trên theo đề nghị của anh A. Nếu anh A, ông B không nhanh chóng sửa chữa sai phạm, không tích cực nhận lỗi thì UBND tỉnh D ra quyết định thu hồi đất buộc anh A khôi phục lại tình trạng ban đầu cho mảnh đất đã thuê của Nhà nước.
* Tình huống 5
VỀ VIỆC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH A
1 Mô tả tình huống:
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước tỉnh A đã tiến hành qui họach và lên kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2000- 2005, 2005 – 2010.
Huyện B thuộc tỉnh A có một khu di tích có giá trị lịch sử rất quan trọng nằm sát một làng nghề truyền thống, sát gần khu dân cư và mạng dưới giao thông nội tỉnh.Thực hiện chủ trương CNH- HĐH tỉnh nhà, UBND tỉnh A cùng một số cơ quan chức năng và UBND huyện B đã tiến hành đo đạc, khảo sát lập quy hoạch, kế hoạch sử đất đai trên địa bàn huyện B. Do vị trí địa lý thuận lợi của khu di tích lịch sử và một số vùng phụ cận, các cơ quan chức năng của tỉnh A đã quy hoạch, lên kế hoạch sử dụng diện tích đất có khu di tích lịch sử thuộc huyện B để phát triển khu công nghiệp.
Sau khi đề án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai được HĐND tỉnh A thông qua, UBND tỉnh A đã chỉ đạo UBND huyện A cùng một số ban ngành chức năng, tiến hành xác định mốc giới khu công nghiệp tại huyện A. Do nhiều nguyên nhân , khi cắm mốc giới khu công nghiệp các cơ quan chức năng của tỉnh A của huyện B đã cắm mốc khu công nghiệp lấn sang 1 phần hạng mục rất quan trọng của khu di tích lịch sử. Việc làm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn khu di tích và có thể gây ra những hậu quả khôn lường về nhiều mặt.
2. Phân tích tình huống:
Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất là một việc làm đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên do nhận thức, tầm nhìn hạn chế nên các cơ quan chức năng của tỉnh A huyện B đã quy hoạch khu công nghiệp lấn sang cả diện tích đất thuộc di tích lịch sử cấp quốc gia. Điều này là không thể chấp nhận được, việc làm này vừa vi phạm các quy định trong quản lý sử dụng đất mà còn vi phạm vào các quy định của pháp luật về bảo vệ di tích lỉch sử. Việc làm này có nguy cơ dẫn
đến những hậu quả xấu rất khó lường về nhiều mặt.
Rõ ràng công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên hiện nay của Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế về tầm nhìn, về yêu cầu khoa học, hợp lý… mà hiện tượng trình bày trên chỉ là một biểu hiện nhỏ. Trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai là Nhà nước ta phải xây dựng và triển khai thực hiện cho được các giải pháp đồng bộ và toàn diện để khắc phục nhanh chóng các yếu kém khuyết điểm trên trong công tác QLNN về đất đai.
3. Phương án giải quyết:
Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993(sửa đổi các năm 1998, 2001, 2003) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trước những khuyết điểm của các cơ quan chức năng của tỉnh A và của huyện B về quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. UBND tỉnh A cần lập tổ công tác nghiên cứu, khảo sát thật kỹ lưỡng khách quan, toàn diện về thực trạng công tác QLNN nói chung, thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng. UBND tỉnh cần mở hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh trong đó có mời các chuyên gia về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở trung ương và mời đại diện các địa phương. Trên cơ sở kết luận hội nghị chuyên đề và kết quả khảo sát thực tế UBND tỉnh A ra quyết định điều chỉnh diện tích và địa giới khu công nghiệp sao cho đảm bảo không ảnh hưởng đến khu di tích lịch sử cũng như ảnh hưởng đến các quy hoạch khác đồng thời vẫn triển khai thực hiện được chủ trương CNH-HĐH, phát huy được các mặt thuận lợi về con người, vị trí địa lý của tỉnh nhà.
Những vấn đề đặt ra về phân cấp quản lý Nhà nước về đất đai 1. Phân cấp trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât 2. Phân cấp trong thẩm quyền giao đất
3. Phân cấp trong việc kiểm tra và xử lý các vi phạm, pháp luật về đât đai