Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.3. Hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ
Công ty bảo hiểm nói chung và các công ty bảo hiểm nhân thọ nói riêng được định nghĩa như tổ chức tài chính và hoạt động tuân theo luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của phát luật có liên quan.
2.3.1. Hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động chính của các DNBHNT là kinh doanh các sản phẩm BHNT. Doanh thu của các công ty chủ yếu đến từ phí bảo hiểm thu được từ khác hàng hay các chủ hợp đồng. Tham gia BHNT được xem là một trong các lựa chọn để khách hàng sau khi ước tính các khoản thu chi trong cuộc sống có thể dành khoản tiền nhàn rỗi để cân nhắc lựa chọn sản phẩm BHNT hoặc các kênh đầu tư sinh lời. Với đặc trưng của các sản phẩm BHNT là thời gian đóng phí dài hạn (trung bình từ 10 - 20 năm) vì thế nguồn tiền nhàn rỗi thu hút từ nền kinh tế khá lớn và có tính ổn định.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động, các công ty BHNT phải đảm bảo khả năng thanh toán, vì vậy các doanh nghiệp BHNT phải có trách nhiệm trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm thu được. Tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 73/2016/NĐ-CP dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
15
- Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
- Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
- Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
- Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật
2.3.2. Hoạt động đầu tư của các công ty BHNT
Nguồn vốn huy động của các công ty BHNT từ doanh thu phí của các hợp đồng BHNT sau khi trích lập dự phòng nghiệp vụ sẽ được các công ty đầu tư vào nền kinh tế nhằm sinh lời để trang trải cho các nghĩa vụ tài chính trong tương lai, các chi phí quản lý và quan trọng không kém là đem về lợi nhuận cho chủ sở hữu. Tất cả các công ty BHNT đều có các quỹ đầu tư từ nguồn vốn có được từ doanh thu phí. Nguồn vốn đầu tư của các công ty bao gồm:
- Vốn điều lệ: Đây là vốn tự có của các doanh nghiệp và không chịu sự quản lý, giám sát của pháp luật, vì vậy các công ty bảo hiểm có thể sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động đầu tư sinh lời tùy theo mục đích và chiến lược của mỗi công ty
- Thu nhập giữ lại: Lợi nhuận sau thuế của các công ty BHNT sau khi trích lập các quỹ đầu tư phát triển hay quỹ khen thưởng… sẽ tiếp tục được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của công ty
16
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Là phần còn lại sau lấy tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ đi các khoản chi trả quyền lợi thường xuyên trong kỳ. Theo quy định của pháp luật, khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp BHNT không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Hầu hết trong nguồn vốn đầu tư của các công ty BHNT thì nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất lớn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Tại Khoản 2 Điều 62, Nghị định 73/2016/NĐ-CP Quy định về hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20%
vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (là sản phẩm đầu tư có độ ổn định và an toàn cao): không bị hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác (thường có lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng cao): tối đa là 50% vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ;
- Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư (có thời hạn dài, nhưng tính thanh khoản thấp): tối đa là 40% vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ.
17
Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế khi đó là một kênh thu hút vốn nhàn rỗi hiệu quả từ các tổ chức, cá nhân và tái đầu tư nguồn vốn đó vào nền kinh tế. Với nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư, các công ty bảo hiểm có thể trang trải các khỏan chi phí hoạt động, gia tăng giá trị tài khoản cho khách hàng thông qua các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư, qua đó nâng cao vị thế trên thị trường của doanh nghiệp.
Kaigorodova (2018) cũng cho rằng hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm cho phép cung cấp cho nền kinh tế nhà nước các nguồn tài chính cần thiết. Đồng thời, hoạt động đầu tư là một trong những yếu tố chính đảm bảo cho tổ chức bảo hiểm hoạt động hiệu quả và ổn định tài chính. Thứ nhất, hoạt động đầu tư quyết định khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua việc hình thành một quỹ bảo hiểm. Thứ hai, hoạt động đầu tư được tổ chức tốt quyết định vị thế thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng đến các đặc điểm chính của sản phẩm bảo hiểm. Thứ ba, do đầu tư của các quỹ bảo hiểm, xảy ra sự tích lũy các nguồn lực để tăng nguồn vốn của chính mình mà không cần thu hút các khoản đầu tư bên ngoài.
2.3.3. Lợi nhuận và tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời của các công ty BHNT Có rất nhiều khái niệm về lợi nhuận, theo C.Mác, giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá. Theo các nhà kinh tế học hiện đại như P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi”
Như vậy, lợi nhuận là khoản còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí từ các hoạt động mà doanh nghiệp đó đem lại. Lợi nhuận không chỉ là lợi ích tài chính mà còn được xem là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
18
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác, lợi nhuận của các doanh nghiệp BHNT bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính và các họat động khác. Trong đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phần ròng của phí bảo hiểm thu được trừ đi các khoản phải trả phát sinh và chi phí hoạt động. Tuy nhiên các doanh nghiệp BHNT luôn phải kiểm soát các rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng vừa thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Theo Chen-Ying Lee (2014), lợi nhuận không chỉ cải thiện khi tình trạng khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn đóng một vai trò thiết yếu trong thuyết phục các chủ hợp đồng và cổ đông cung cấp vốn cho các công ty bảo hiểm. Do đó, một trong những mục tiêu của quản lý các công ty bảo hiểm là đạt được lợi nhuận như một yêu cầu cơ bản để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nào.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình tài chính của mỗi công ty và các yếu tố vĩ mô mà mỗi công ty BHNT có khả năng tạo ra lợi nhuận khác nhau ở từng thời kỳ.
Khả năng tạo ra lợi nhuận hay khả năng sinh lời là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính vì một mục tiêu quản lý tài chính là tối đa hóa sự giàu có của chủ sở hữu và khả năng sinh lời là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của công ty (theo Ngoyen, 2006)
Theo Don Hofstrand (2009), khả năng sinh lời là mục tiêu chính của mọi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không có khả năng sinh lời thì hoạt động kinh doanh sẽ không tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, đo lường khả năng sinh lời hiện tại và quá khứ và dự báo lợi nhuận trong tương lai là rất quan trọng. Khả năng sinh lời được đo lường bằng thu nhập và chi phí. Thu nhập là tiền được tạo ra từ các hoạt động của việc kinh doanh. Chi phí là chi phí của các nguồn lực được sử dụng hết hoặc tiêu dùng của các hoạt động của doanh nghiệp.
19
Một trong những chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của công ty là ROA (return on assets) đánh giả hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cho biết cứ một đơn vị tài sản được đầu tư vào hoạt động sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Đây là một chỉ số đánh giá mức độ sinh lợi của một công ty so với tổng tài sản của nó, ROA giúp cho nhà quản trị hoặc nhà phân tích đánh giá được mức độ hiệu quả của công ty khi quản lý việc sử dụng tài sản của mình để tạo thu nhập. Giá trị ROA càng cao càng cho thấy công ty đã quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả..
Ngoài ra còn có ROE (return on equity) tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho thấy lợi nhuận các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư của họ. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROE) cho biết cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty sẽ thu về được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Đây là những chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động của mỗi công ty.
Theo Majed (2012) Tỷ suất sinh lời là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của doanh nghiệp. Nó thường được sử dụng như một thước đo cho thu nhập do công ty tạo ra trong một khoảng thời gian dựa trên mức doanh thu, tài sản, vốn sử dụng, giá trị ròng và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Tỷ số khả năng sinh lời đo lường khả năng tạo thu nhập của công ty và nó được coi là một chỉ tiêu cho sự phát triển, thành công và kiểm soát của nó.