Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm nhân thọ từ các tiền nghiên cứu
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp
Theo nhiều học giả kinh tế, quy mô đặc là điểm cơ bản nhất trong việc giải thích khả năng sinh lời của hầu hết doanh nghiệp (Amal Yassin Almajali, 2012; G M Wali Ullah, 2016; Hifza Malik, 2011). Nhà kinh tế học Adam Smith đã xác định phân công lao
20
động và chuyên môn hóa là hai phương tiện quan trọng để đạt được lợi tức sản xuất lớn hơn. Thông qua hai kỹ thuật này, nhân viên sẽ không chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể mà cùng với thời gian, cải thiện các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của họ. Các tác vụ sau đó có thể được thực hiện tốt hơn và nhanh hơn. Do đó, thông qua hiệu quả như vậy, thời gian và tiền bạc có thể được tiết kiệm trong khi mức sản xuất tăng lên. Như vậy, dựa vào lợi thế quy mô, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng sản xuất và giảm chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra.
Theo Bayyurt (2007) cho rằng các doanh nghiệp với quy mô lớn có sức mạnh cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, các công ty lớn có cơ hội chiếm lĩnh thị phần và thu lợi nhiều hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn có thể nắm bắt cơ hội làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi tỷ lệ vốn cao vì họ có nguồn lực lớn hơn các công ty cùng ngành khác. Ở thị trường BHNT, thời gian qua, các công ty luôn không ngừng mở rộng quy mô với các văn phòng kinh doanh hoạt động trên toàn quốc, với mạng lưới lớn mạnh, những công ty có quy mô hoạt động lớn có khả năng chiếm lĩnh thị phần, qua đó tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, quy mô của doanh nghiệp cho thấy lợi thế về tiềm lực mà công ty sở hữu và khả năng đa dạng hóa các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng… Nghiên cứu của Mesut Doğan (2013) cũng đã chứng minh được mối quan hệ tích cực của quy mô (với các ước lượng là tổng tài sản, tổng số nhân viên, tổng doanh thu) đối với khả năng sinh lời của các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Mule (2015) cũng đã kiểm định ảnh hưởng của quy mô đến khả năng sinh lời của các công ty ở Kenya, kết quả cho thấy quy mô có tác động tích cực đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu này tác giả sẽ kiểm định và phân tích tác động của quy mô đối với khả năng sinh lời của DNBHNT theo hai chỉ tiêu là ROA và ROE, vì vậy tác giả đưa ra 2 giả thiết sau:
Giả thiết H01: Quy mô có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
21
Giả thiết H’01: Quy mô có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
2.4.2. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản là khả năng công ty chuyển tài sản của mình thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn. Theo Bhunia (2010) thanh khoản đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành thành công một doanh nghiệp. Công ty luôn phải đảm bảo tình trạng không thiếu hoặc thừa khả năng thanh khoản để có thể đáp ứng các nhu cầu bắt buộc trong ngắn hạn. Việc nghiên cứu về tính thanh khoản là rất quan trọng vì nó gắn bó mật thiết với hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc thù của công ty và không có quy chuẩn nào để xác định mức thanh khoản tối ưu mà công ty cần duy trì nhằm đảm bảo tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty. Để đánh giá khả năng thanh khoản của một công ty, người ta thường chia số tài sản ngắn hạn của công ty (tiền mặt, các khoản đầu tư tạm thời và các khoản phải thu) cho nợ ngắn hạn của công ty. Nghiên cứu này tác giả sẽ kiểm định và phân tích tác động của tính thanh khoản đối với khả năng sinh lời của DNBHNT theo hai chỉ tiêu là ROA và ROE, vì vậy tác giả đưa ra 2 giả thiết sau:
Giả thiết H02: Tính thanh khoản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Giả thiết H’02: Tính thanh khoản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
2.4.3. Tính hữu hình
Tài sản hữu hình hay tài sản thực, là các vật chất có giá trị rõ ràng được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Parasuraman (1985) đã định nghĩa tài sản hữu hình là sự xuất hiện của các cơ sở, vật chất, thiết bị và các tài liệu viết. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung hay các công ty BHNT nói riêng, tính hữu hình sẽ được thể hiện ở các trang thiết bị, nhân sự, văn phòng kinh doanh,…
22
những tài sản này không chỉ phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đem lại giá trị trải nghiệm từ khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi hướng tới mục tiêu lợi nhuận, thì sự tiêu thụ sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết, đối với ngành BHNT cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, thì yếu tố chất lượng dịch vụ cấu thành nên sự thành công để sản phẩm khi đến với khách hàng, vì vậy khác với các ngành sản xuất, bên cạnh việc đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, các công ty BHNT còn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu của Zafar (2012) ở các ngân hàng Pakistan đã chứng minh sự ảnh hưởng tích cực của tính hữu hình đến sự hài lòng và trung thành của khách hàng, hay nghiên cứu về ngành ngân hàng ở Ethiopia của Shanka (2012) cũng cho kết quả tương tự.
Đối với các công ty BHNT hay các ngành dịch vụ khác, sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của tổ chức khi khách hàng không chỉ có những ấn tượng tốt và tin tưởng lựa chọn sản phẩm của công ty mà còn đem đến những quảng cáo truyền miệng tích cực. Những khách hàng hài lòng có nhiều khả năng chia sẻ trải nghiệm của họ với những người khác và những khách hàng không hài lòng sẽ cho nhiều người biết trải nghiệm không may của họ vì vậy tính hữu hình có thể tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty. Kotler và Keller (2009) cũng cho rằng những khách hàng hài lòng với dịch vụ của công ty có xu hướng ít nhạy cảm về giá hơn và sẵn sàng để mua các sản phẩm bổ sung và ít bị ảnh hưởng bởi các công ty đối thủ, hơn nữa tạo thói quen sử dụng dịch vụ của công ty.
Ngoài ra cũng có rất nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng về tính hữu hình đối với chất lượng dịch vụ hay đối với hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng như Ananth (2011), Niveen El Saghier (2013), Robert Kisavi Mule (2015). Như vậy, có thể nói tính hữu hình có mối quan hệ gián tiếp với lợi nhuận vì khi công ty đầu tư vào các tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ càng đem đến sự hài lòng cho khách hàng, qua đó giúp tăng doanh thu và sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận.
Tầm quan trọng của tài sản hữu hình trong hoạt động của một công ty còn được nhấn
23
mạnh bởi Akintoye (2009), người đã lập luận rằng một công ty sẽ có chi phí kiệt quệ tài chính nhỏ hơn nếu họ giữ lại các khoản đầu tư lớn vào tài sản hữu hình so với những khoản đầu tư dựa vào tài sản vô hình.
Nghiên cứu này tác giả sẽ kiểm định và phân tích tác động của tính hữu hình đối với khả năng sinh lời của DNBHNT theo hai chỉ tiêu là ROA và ROE, vì vậy tác giả đưa ra 2 giả thiết sau:
Giả thiết H03: Tính hữu hình có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Giả thiết H’03: Tính hữu hình có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
2.4.4. Tỷ lệ đầu tư
Như tác giả đã phân tích về hoạt động kinh doanh của các công ty BHNT, hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về quyền lợi cho khách hàng. Mwangi (2013) đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa thu nhập đầu tư và thu nhập từ kinh doanh bảo hiểm và cho rằng thu nhập từ đầu tư là yếu tố quyết định sự thành bại của các công ty bảo hiểm lớn. Khác với bảo hiểm phi nhân thọ, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được sử dụng để trang trải các chi phí hoạt động của công ty, các sản phẩm BHNT có thời gian đóng phí dài hạn và yêu cầu các doanh nghiệp phải chi trả lãi cho khách hàng theo lãi suất công bố hằng năm hay ít nhất chi trả theo lãi suất đảm bảo. Tuy nhiên, mặc dù các hợp đồng BHNT có mức lãi suất cam kết rất thấp nhưng để thu hút được khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt thì lãi suất công bố hằng năm phải thật sự hấp dẫn, đáp ứng được mong muốn BHNT vừa là một kênh tiết kiệm, sinh lời vừa đem lại sự bảo vệ tài chính cho khách hàng trước những rủi ro. Hơn thế nữa, bên cạnh nghĩa vụ chi trả quyền lợi cho khách hàng, lợi nhuận thu về từ hoạt động đầu tư tài chính cũng chiếm tỷ trọng cao trong kết quả kinh doanh của công ty.
24
Để đảm bảo sự an toàn và khả năng thanh tóan, hầu hết nguồn vốn đầu tư của các công ty được đầu tư vào các kênh có thanh khoản cao như như lãi suất trái phiếu chính phủ và gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn đầu tư ra thị trường của các công ty là rất lớn, có tính ổn định và tương đối dài hạn (do đặc thù khoản phí của hợp đồng BHNT) nên mặc dù các kênh đầu tư của DNBHNT có tính an toàn cao, suất sinh lời thấp nên lợi nhuận thu về rất lớn. Công tác quản lý đầu tư phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn phải bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và các ràng buộc tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, tác giả cho rằng với tỷ lệ tài sản được đem đi đầu tư càng lớn càng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các công ty. Nghiên cứu này tác giả sẽ kiểm định và phân tích tác động của tỷ lệ đầu tư đối với khả năng sinh lời của DNBHNT theo hai chỉ tiêu là ROA và ROE, vì vậy tác giả đưa ra 2 giả thiết sau:
Giả thiết H04: Tỷ lệ đầu tư có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Giả thiết H’04: Tỷ lệ đầu tư có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
2.4.5. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể và bao gồm bất cứ thứ gì do công dân và người nước ngoài của quốc gia đó sản xuất trong biên giới của quốc gia đó. GDP là một trong những chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để theo dõi sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh các hoạt động kinh tế và trình độ phát triển của một quốc gia cụ thể trong một giai đoạn xác định. Điều kiện kinh tế kém có thể làm xấu đi chất lượng của danh mục tài chính, do đó làm giảm khả năng sinh lời. Nếu GDP tăng, khả năng bán các hợp đồng bảo hiểm cũng tăng lên, qua đó các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội sinh
25
lời. Theo Sylwester Kozak (2011), điều kiện của nền kinh tế trong nước là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động và khả năng tạo ra lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập với thị trường Châu Âu.
Nghiên cứu này tác giả sẽ kiểm định và phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đối với khả năng sinh lời của DNBHNT theo hai chỉ tiêu là ROA và ROE, vì vậy tác giả đưa ra 2 giả thiết sau:
Giả thiết H05: Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Giả thiết H’05: Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp giả thiết của nghiên cứu và tham khảo của tác giả
Giả thuyết Thừa hưởng nghiên
cứu của các tác giả Giả thiết H01: Quy mô có tác động cùng chiều với khả
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Ortyński (2016), Mule (2015), Pointer (2019) Hifza. (2011), Almajali
(2012), Burca (2014), Bawa (2013) Giả thiết H’01: Quy mô có tác động cùng chiều với khả
năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
Giả thiết H02: Tính thanh khoản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Ahmed (2011), Erdemir (2019), Bawa
(2013), Anam Batool, (2019)
Giả thiết H’02: Tính thanh khoản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
Giả thiết H03: Tính hữu hình có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty
Mule (2015), Gharaibeh (2020)
26
BHNT Kripa (2016), Boadi
(2013),Kozak (2011) Giả thiết H’03: Tính hữu hình có tác động cùng chiều với
khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT Giả thiết H04: Tỷ lệ đầu tư có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty BHNT
Chen-Ying Lee (2014), Burca (2014), Satuluri
(2017) Giả thiết H’04: Tỷ lệ đầu tư có tác động cùng chiều với
khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT Giả thiết H05: Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các
công ty BHNT Lee (2014), Datu N.
(2016), Demis (2016), Berhe (2017) Giả thiết H’05: Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng
chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các công ty BHNT
Nguồn: Tổng hợp của tác giả