Công tác thi đua khen thởng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ cấp học được đào tạo tìm hiểu những đổi mới cấp trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 36)

Sở GD-ĐT xếp loại thi đua các đơn vị Huyện, Thành Phố, các trờng THPT theo các tiêu chí sau:

1. Kết quả bồi dỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí tác động đến chất lợng giáo dục và đoàn kết nội bộ;

2. Chỉ đạo dạy học phân hoá; chất lợng giáo dục văn hoá;

chất lợng thi học sinh giỏi các cấp, chất lợng tuyển sinh vào THPT, tuyển sinh vào các trờng Đại học và Cao đẳng;

3. Kết quả đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG biểu hiện qua các

đợt kiểm tra; chất lợng tại Hội giảng các cấp; chất lợng giáo dục văn hoá;

4. Xây dựng CSVC, đầu t, mua sắm thiết bị dạy học, chất lợng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học; phòng học bộ môn, công tác xây dựng trờng chuẩn quốc gia, th viện đạt chuẩn quốc gia; công tác phổ cập GDTHCS;

5. Kết quả giáo dục đạo đức, việc chấp hành pháp luật, phòng chống các tai tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông;

6. Chấp hành qui định về thông tin, báo cáo;

7. Thực hiện qui chế chuyên môn; việc chống tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá xếp loại học sinh; quản lí văn bằng chứng chỉ; công tác quản lí dạy thêm học thêm;

8. Các biện pháp tổ chức thực hiện chủ đề “Năm học

đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lợng giáo dục”; biện pháp tổ chức phong trào xây dựng “Trờng học thân thiện, học sinh tÝch cùc”

Kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục; coi trọng việc thanh tra, kiểm tra, kiểm định của cấp trên và công tác tự kiểm tra, kiểm định của các nhà trờng đối với kết quả

thực hiện các chỉ tiêu chất lợng.

Các đơn vị cần có kế hoạch phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vợt mức các chỉ tiêu công tác một cách thực chất.

Tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, động viên khen thởng kịp thời nhằm tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2009-2010.

Tổ chức thực hiện

Nhận đợc văn bản này yêu cầu các trờng THPT xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trờng. Các phòng GD&ĐT cần có hớng dẫn cụ thể, chi tiết để các trờng THCS có căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị mình.

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các đơn vị phải đảm bảo đợc các yêu cầu sau:

- Phải chỉ ra đợc phơng hớng chung của đơn vị và các mục tiêu cụ thể của từng mặt hoạt động trong năm học cùng với hệ thống các giải pháp khả thi để thực hiện các mục tiêu đã

nêu ra.

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phải đợc tập thể Hội đồng giáo dục thảo luận và thông qua.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học có vấn đề nảy sinh cần phản ánh, báo cáo kịp thời về phòng GDTrH Sở GD&ĐT để phối hợp giải quyết.

Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta GS. TS. Phạm Tất Dong

Báo Nhân dân

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng khẳng định, yêu cầu mới của nền giáo dục là: Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời.

Vấn đề mấu chốt trong đổi mới sự nghiệp giáo dục Việt Nam mà Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng khẳng định là "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục".

Ðây là cách đặt vấn đề giáo dục với yêu cầu mới: Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời. Cách đặt vấn đề trên căn cứ vào tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học, đồng thời căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ðến thăm lớp nghiên cứu chính trị khóa I Trường đại học nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân"(H).

Ngày nay, trước bối cảnh phát triển như vũ bão của thế giới hiện đại, tư tưởng về sự học hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Khái niệm học tập (hay giáo dục) suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục. Giáo dục ban đầu bao gồm giáo dục từ mầm non (giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo) đến giáo dục đại học. Nếu chủ trương giáo dục cho mọi người thì hệ giáo dục ban đầu đã có đủ khả năng để mỗi cá nhân trong xã hội được thụ hưởng một lần trong đời mình. Còn nếu chủ trương học tập suốt đời thì phải đầu tư thật sự cho hệ giáo dục liên tục để cho người lao động và người lớn (mà trong văn kiện của Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh là hệ giáo dục cho người trung niên trở lên) luôn tìm thấy cơ hội học tập và điều kiện học tập dưới một hình thức giáo dục ngoài nhà trường, cũng không loại trừ việc học trong hệ nhà trường chính quy.

Mô hình giáo dục mở ghi trong văn kiện Ðại hội X của Ðảng chính là mô hình gắn kết giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục thành một hệ thống, trong đó tại bất cứ thời điểm nào và bất cứ không gian nào, mỗi thành viên trong xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, nghề nghiệp và địa vị xã hội đều có thể tiến hành việc học tập theo nhu cầu của cá nhân như để nâng cao học vấn, hoàn thiện tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, lấp những lỗ hổng trong kiến thức quản lý, trau dồi văn hóa lãnh đạo, tu dưỡng đạo đức.

Mô hình giáo dục lý tưởng ấy chính là mô hình xã hội học tập mà Ðảng ta đề cập từ Ðại hội IX và khẳng định phải phát triển nó một cách tích cực trong những năm trước mắt. Việc thực hiện được mô hình ấy hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc khắc phục thái độ và quan niệm lỗi thời hiện nay về giáo dục thường xuyên - hệ thống bảo đảm cho giáo dục liên tục được mở rộng cho một lượng người học ít ra cũng nhiều gấp ba lần so với số người theo học hệ giáo dục ban đầu. Chừng nào mà còn coi nhẹ giáo dục thường xuyên thì chừng đó, giáo dục thường xuyên vẫn không khác cách tổ chức học bổ túc văn hóa của mấy chục năm về trước. Trong xã hội hiện đại, việc tổ chức hệ giáo dục thường xuyên là để con người thực hiện việc học suốt đời. Giáo dục thường xuyên đáp ứng những thách thức của một thế giới nhanh chóng thay đổi, nó mở ra sự đa dạng hóa hết sức rộng rãi đối với các hình thức học tập để mọi tài năng đều được phát huy, những thất bại học đường sẽ bị hạn chế, giúp cho người có nhu cầu học, đặc biệt là thế hệ trẻ loại bỏ được cảm giác bị loại thải trong cuộc sống xã hội và luôn nhìn thấy viễn cảnh phát triển của cá nhân mình.

Ðể đổi mới hệ thống giáo dục thường xuyên ở nước ta, các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục cần vượt ra khỏi sách giáo khoa giáo dục học và tâm lý học truyền thống, trong đó cắt khúc đời sống con người thành các giai đoạn tuổi thơ, tuổi trẻ học đường, tuổi lao động, tuổi về hưu...; nghĩa là, biệt lập từng giai đoạn phát triển của con người. Trong xã hội ngày nay, cách nghĩ và cách hiểu đó không đáp ứng được những đòi hỏi của tương lai bởi bây giờ là thời điểm buộc mọi người thấy rằng, không thể hy vọng tích lũy một lần đã đầy đủ vốn tri thức

để dùng cho cả cuộc đời. Người ta sẽ sống lâu hơn, giờ lao động trong ngày sẽ rút bớt đi, nhưng tri thức ngày càng nhiều lên, bất cứ lứa tuổi nào cũng phải được trang bị những kiến thức mới, những kỹ năng mới thì mới thích ứng với lối sống của xã hội hiện đại. Dừng việc học tập là chấp nhận việc bị loại ra khỏi thế giới năng động. Khi tổ chức hệ giáo dục thường xuyên trong thời đại điện tử (trong xã hội thông tin), nhà giáo dục cần nhận thức rõ một điều: Công nghệ mới có nguy cơ lớn nhất là tạo ra sự phân biệt và sự khác biệt. Những chênh lệch mới đang xuất hiện và tăng lên giữa các quốc gia khác nhau, tức là giữa những quốc gia đã thích ứng với những công nghệ mới với những quốc gia đang thiếu khả năng tiếp cận với những công nghệ mới vì lý do nào đó. Song, trong nội bộ một quốc gia, giữa những người có khả năng sử dụng công cụ mới và những người thiếu khả năng ấy cũng có những khác biệt. Sự khác biệt như thế là nguồn gốc của hiện tượng mất dân chủ và không ít hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội ngày nay như sự phân hóa giàu nghèo mang tính thời đại, những nguy cơ mới của những người "mù" tin học, v.v.

Sự phát triển hệ giáo dục thường xuyên, hiểu theo đúng khái niệm hiện đại, là để con người tránh được tình trạng rơi vào cảnh chỉ được tiếp cận với những thông tin mang tính chất "ăn xổi ở thì" và chỉ với tay tới những công nghệ lạc hậu. Trong văn kiện Ðại hội X của Ðảng có nhấn mạnh đến mục tiêu "hiện đại hóa" giáo dục. Có lẽ, đối với hệ giáo dục thường xuyên của nước nhà, cần lấy tư tưởng nêu trên để soi sáng cho cách làm trong những năm tới đối với hệ thống này.

Ðể triển khai hệ giáo dục thường xuyên, chúng ta cần có sự tiếp cận nhanh hơn với hệ thống này ở những nước đã có chiều sâu phát triển. Trước hết, cần lưu ý rằng, coi nhẹ giáo dục thường xuyên, có thái độ phân biệt cứng nhắc giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên sẽ làm cho giáo dục thường xuyên không thể trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Quan trọng hơn là, coi thường giáo dục thường xuyên sẽ là thái độ không ủng hộ việc tổ chức học tập suốt đời mà ta mong muốn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ cấp học được đào tạo tìm hiểu những đổi mới cấp trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w