CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Trong quá trình thực hiện báo cáo, số liệu được mã hoá và các mềm máy tính như Excel và SPSS để nhập và xử lý số liệu.
Các phương pháp phân tích số liệu sau được sử dụng trong nghiên cứu:
(1) Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng mẫu nghiên cứu. Qua phương pháp này, các số liệu thô được quản lý và phân tích dựa vào tần suất xuất hiện, phân tổ thống kê để tìm sự tin cậy qua khác biệt trung bình mẫu, số lớn nhất, nhỏ nhất để đưa ra kết luận trong nghiên cứu.
Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu được. Thí dụ như: Số diện tích nuôi, số ao nuôi, trình độ học vấn theo cấp học, năm kinh nghiệm,…
(2) Phương pháp so sánh bảng chéo:
Để so sánh tần suất hoặc sự khác biệt về tỷ lệ nếu có giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu về một số nhân tố.
(3) Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê:
Phương pháp này dùng để kiểm định giá trị trung bình của các biến nghiên cứu nhằm so sánh giữa các nhân tố chi phí cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cá tra nuôi.
(4) Phương pháp phân tích hồi quy tương quan:
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variable) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.
Phương pháp hồi quy tương quan đa biến dùng để phân tích cùng lúc các biến độc lập với giả định có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là năng suất hay chi phí nuôi cá tra.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất vì nó thể hiện được đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thuỷ sản nói riêng, đó là năng suất biên giảm dần theo từng yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng tổng quát như sau:
Y1 = a1X1b1 X2b2 … Xbnn
Trong đó:
Y1 (biến phụ thuộc) là năng suất cá tra nuôi (tấn/ha/vụ) a1 là hệ số hồi quy của mô hình
b1, b2…, bn là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi quy.
X1, …Xn là những biến độc lập (biến giải thích) của mô hình.
Hàm chi phí được ước lượng theo dạng tuyến tính:
Y2 = a2 + b1X1 + b2X2 +…+ bmXm
Trong đó:
Y2 (biến phụ thuộc) là chi phí nuôi (tấn/ha/vụ) a2 là hằng số
b1, b2…, bm là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi quy.
X1, …Xm là những biến độc lập (biến giải thích) của mô hình.
Các bước thành lập mô hình tương quan được thực hiện như sau:
1_Liệt kê các biến Xi trên cơ sở tính logic của hệ thống cũng như quan điểm phát triển bền vững. Ưu tiên sử dụng các biến mang tính “lượng hóa” hay các biến sử dụng đơn vị tính về số lượng, kế đó là các biến sử dụng đơn vị tính là giá trị (nếu không có số lượng). Hạn chế việc sử dụng các biến phân nhóm hoặc phân hạng vì nếu các biến này phải tuân thủ chặt chẽ theo thang điểm mới sử dụng được (ví dụ:
phân nhóm nguồn giống không đủ cơ sở khẳng định trật tự số có liên quan tới chất lượng), nếu không thì phải sử dụng biến ảo -Dummy (lấy 1 trong hai giá trị: 1 hoặc 0).
2_Trình bày bảng kết qủa tương quan đơn giữa từng biến Xi với Y đang xét (r, t, sig t).
3_Bảng tương quan đa biến giữa Y và tất cả các Xi (lần 1).
4_Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập Xi theo mô hình tương quan đa biến lần 1.
5_Loại bỏ X nào để chạy lại mô hình đa biến cần căn cứ vào cả 3 phần trên.
Chú ý tính logic, tránh những liên hệ mang tính nhân qủa giữa các biến Xi hoặc Y &
Xi. Loại bỏ một biến khi xét theo cặp trong ma trận tương quan giữa các biến độc lập khi cặp đó có r >0.5 trong Bảng (4) mà tính logic giữa 2 biến độc lập này là hợp lý => loại bỏ biến nào có r nhỏ hơn trong Bảng (2). Có những trường hợp khi cặp biến độc lập có r tương quan trong Bảng (4) mà không loại biến nào vì giữa chúng không có liên hệ mang tính logic.
6_Chạy lại mô hình và điều chỉnh theo các bước trên (bao nhiêu lần tùy theo nghiên cứu, lần thứ 2 thường là để loại bớt các biến độc lập có tương quan khá chặt với nhau; từ lần thứ 3 trở đi được dùng để loại dần các biến có giá trị t <= 1,00, nhưng cũng có thể làm đồng thời). Nhưng lần cuối cùng là cho mô hình cuối cùng trình bày trong luận văn tốt nghiệp. Bảng tương quan đa biến giữa Y và tất cả các Xi
(lần cuối cùng) và các hệ số tương quan, ANOVA, F, Sig.F, Phương trình tương quan đa biến, các hệ số B và các SE tương ứng cho từng hệ số B.
7_Mô hình tương quan cuối cùng cũng cần có Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập Xi theo mô hình tương quan đa biến lần cuối cùng.
8_Để kiểm tra, cần có các bảng 2, 3, 4, 6, 7 (Để ở phụ lục: 2, 3, 4, 7).
9_Giải thích mối quan hệ giữa từng Xi thực sự có ý nghĩa trong mô hình tương quan đa biến cuối cùng trong mối liên hệ đơn đối với Y đang xét, vẽ đồ thị và phân tích => nhận xét và đề xuất phù hợp.
10_Nên kết hợp xét cả Y1 là Năng suất và Y2 là Lợi nhuận đối với cùng 1 biến Xi nào đó và vẽ trên cùng 1 đồ thị sẽ tạo ấn tượng tốt, dễ nhận xét, kết luận và đề xuất. (Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình Kinh tế Thủy sản, Đại học Cần Thơ)
Bảng 4.2: Các biến giải thích năng suất
Biến giải thích Kỳ vọng dấu Đơn vị tính
Nhân tố kỹ thuật Kinh nghiệm +, - Năm nuôi cá
Chuyên môn về thủy sản +, - 1=tập huấn; 0=khác
Lượng thức ăn/ha/vụ + Tấn
Mật độ thả + Con/m2
Nhân tố đầu vào Tỷ lệ thể tích thay nước + %/lần thay Chi phí sên, vét/ha/vụ + Triệu đồng Chi phí thuốc, hóa chất + Triệu đồng
Các nhân tố khác Vùng nuôi +, - 1=thượng lưu; 0=khác
Số vụ nuôi + Vụ
Bảng 4.3: Các biến giải thích chi phí
Biến giải thích Kỳ vọng dấu Đơn vị tính Nhân tố kỹ thuật Kích cỡ cá giống thả nuôi +, - cm
Quy trình nuôi cá tra sạch +, - 1=có áp dụng;0=không
Lượng thức ăn/ha/vụ - Tấn
Mật độ thả - Con/m2
Nhân tố đầu vào Tỷ lệ thể tích thay nước - %/lần thay Chi phí sên, vét/ha/vụ - Triệu đồng Chi phí thuốc, hóa chất - Triệu đồng
Các nhân tố khác Vùng nuôi +, - 1=thượng lưu; 0=khác
Diện tích bình quân/ao - m2
CHƯƠNG 5