CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY
5.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Theo bảng kết quả phân tích hồi quy tương quan đa biến cho thấy bình phương hệ số tương quan điều chỉnh (R-2) bằng 0,548, có nghĩa là 54,8% sự biến thiên của năng suất cá nuôi có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa: Mật độ thả;
chi phí thuốc, hoá chất; vùng nuôi; áp dụng quy trình nuôi cá sạch và lượng thức ăn.
Với giá trị P-value của tiêu chuẩn F bằng 0,000 là rất nhỏ, ta có thể bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa năng suất cá tra nuôi với các yếu tố: Mật độ thả; chi phí thuốc, hoá chất; vùng nuôi; áp dụng quy trình nuôi cá sạch và lượng thức ăn.
Bảng 5.25: Mô hình hồi quy giữa năng suất cá tra nuôi và các yếu tố Biến độc lập Hệ số tương quan (B) Giá trị t
X1 = Số vụ nuôi thịt/năm 0,08 0,92
X2 = Tỷ lệ thay nước (%/lần) -0,08 -1,31
X3 = Mật độ thả (con/m2) 0,47 7,44a
X4 = Chi phí thuốc, hóa chất/ha/vụ (Tr.đồng) 0,06 2,36a
X5 Chi phí sên vét/ha/vụ (Tr.đồng) 0,04 1,57
X6 Vùng nuôi (1=Thượng lưu; 0=khac) 0,18 3,40a
X7 Áp dụng quy trình nuôi cá sạch 0,10 2,09a
X8= Lượng thức ăn ha/vụ (tấn) 0,25 6,82a
N 193
Hệ số R2 điều chỉnh 0,548
Giá trị F 30,15a
a, b Có ý nghĩa thống kê tương ứng là 1% và 5%
Kết quả hồi quy cho thấy có 5 yếu tố là: Mật độ thả; chi phí thuốc, hoá chất;
vùng nuôi; áp dụng quy trình nuôi cá sạch và lượng thức ăn có quan hệ tuyến tính với năng suất cá tra nuôi là hợp lý (SigT< 0,05).
Phương trình hồi quy:
lnY1 = 2,18 + 0,08lnX1 - 0,08lnX2 + 0,47lnX3 + 0,06lnX4 + 0,04lnX5 + 0,18X6 + 0,10X7 + 0,25lnX8 (5.1)
Trong đó: Y1 = Năng suất cá tra nuôi/ha/vụ (tấn) X1…X8 = Các biến độc lập
Từ phương trình hồi quy tuyến tính ta có nhận xét: Chỉ có mật độ thả (X3), chi phí thuốc-hóa chất (X4), vùng nuôi (X6), áp dụng quy trình nuôi cá sạch (X7) và lượng thức ăn (X8) có quan hệ tương quan đến năng suất cá tra nuôi của các hộ nuôi cá tra tại 3 vùng thượng lưu, hạ lưu và trung lưu sông Cửu Long.
Ta có, b3 = 0,47 cho biết mật độ thả tăng thêm 1 con/m2 thì năng suất tăng lên 0,47 tấn/ha/vụ, khi các yếu tố không đổi; b4 = 0,06 cho biết khi các yếu tố khác không đổi thì khi tăng thêm 1 triệu đồng chi phí thuốc hóa chất/ha/vụ sẽ làm năng suất tăng lên 0,06 tấn/ha/vụ; b6 = 0,18 cho biết nếu vùng nuôi là thượng lưu sẽ có năng suất tăng thêm 0,18 tấn/ha/vụ; b7 = 0,10 cho biết khi các yếu tố khác không đổi thì khi các hộ nuôi có áp dụng quy trình nuôi cá tra sạch sẽ làm năng suất tăng thêm
là 0,10 tấn/ha/vụ; b8= 0,25 cho thấy nếu lượng thức ăn tăng thêm 1 tấn/ha/vụ khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất tăng 0,25 tấn/ha/vụ.
5.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
Theo bảng kết quả phân tích hồi quy cho thấy bình phương hệ số tương quan điều chỉnh (R-2) bằng 0,583, có nghĩa là 58,3% sự biến thiên của chi phí nuôi cá có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa: Tỷ lệ thay nước; mật độ thả;
lượng thức ăn; vùng nuôi; quy trình nuôi cá sạch; chi phí thuốc, hoá chất; chi phí sên vét và diện tích bình quân/ao.
Với giá trị P-value của tiêu chuẩn F bằng 0,000 là rất nhỏ, ta có thể bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa chi phí nuôi cá tra với các yếu tố: Tỷ lệ thay nước; mật độ thả; lượng thức ăn; vùng nuôi; quy trình nuôi cá sạch; chi phí thuốc, hoá chất; chi phí sên vét và diện tích bình quân/ao.
Bảng 5.26: Mô hình hồi quy giữa chi phí nuôi và các yếu tố ảnh hưởng Biến độc lập Hệ số tương quan (B) Giá trị t
X1 Ty le thay nuoc (%/lan thay) -15.73 -2.19b
X2 Kich co ca giong tha nuoi (cm) 298.36 1.57
X3 Mat do tha (con/m2) 49.52 8.66a
X4 Luong TACN/ha/vu (tan) 2.58 6.97a
X5 Vung nuoi 1 (1=Thuong luu; 0=khac) 921.49 4.43a
X6 QT ca Tra sach (0=Khong ap dung; 1=Co ap dung) 357.02 1.96b
X7 CP thuoc hoa chat/ha/vu (Tr.d) 2.49 3.82a
X8 CP sen vet/ha/vu (Tr.d) 9.83 2.32b
X9 Dien tich binh quan/ao nuoi thit (m2) -0.11 -3.03a
N 193
Hệ số R2 điều chỉnh 0,583
Giá trị F 30,801a
a, b Có ý nghĩa thống kê tương ứng là 1% và 5%
Kết quả hồi quy cho thấy có 8 yếu tố là: Tỷ lệ thay nước; mật độ thả; lượng thức ăn; vùng nuôi; quy trình nuôi cá sạch; chi phí thuốc, hoá chất; chi phí sên vét và diện tích bình quân/ao có quan hệ tuyến tính với chi phí nuôi cá tra là hợp lý (SigT< 0,05).
Phương trình hồi quy:
Y2 = 226,15 – 15,73X1 + 298,36X2 + 49,52X3 + 2,58X4 + 921,49X5 + 357,02X6 + 2,49X7 + 9,83X8 - 0,11X9 (5.2)
Trong đó: Y2 = Chi phí nuôi cá tra/ha/vụ (triệu đồng) X1…X9 = Các biến độc lập
Từ phương trình hồi quy tuyến tính ta có nhận xét: Chỉ có tỷ lệ thay nước (X1);
mật độ thả (X3); lượng thức ăn (X4); vùng nuôi (X5); quy trình nuôi cá sạch (X6); chi phí thuốc, hoá chất (X7); chi phí sên vét (X8) và diện tích bình quân/ao (X9) có quan hệ tuyến tính đến chi phí nuôi cá tra của các hộ nuôi cá tra tại 3 vùng thượng lưu, hạ lưu và trung lưu sông Cửu Long.
Ta có, b1 = -15,73 cho biết tỷ lệ thể tích thay nước (%/lần thay) tăng thêm 1%
thì chi phí nuôi giảm 15,73 triệu đồng/ha/vụ, khi các yếu tố không đổi; b3 = 49,52 cho biết khi các yếu tố khác không đổi thì khi tăng thêm 1 con/m2 sẽ làm chi phí tăng lên 49,52 triệu đồng/ha/vụ; b4 = 2,58 cho biết nếu lượng thức ăn tăng 1 tấn/ha/vụ thì chi phí tăng thêm 2,58 triệu đồng/ha/vụ; b5 = 921,49 cho biết khi các yếu tố khác không đổi thì nếu vùng nuôi là Thượng lưu sẽ làm chi phí tăng thêm là 921,49 triệu đồng/ha/vụ; b6 = 357,02 cho biết nếu người nuôi áp dụng quy trình nuôi sạch thì chi phí tăng thêm 357,02 triệu đồng/ha/vụ khi các yếu tố khác không đổi; b7
= 2,49 nghĩa là khi chi phí thuốc hoá chất tăng 1 triệu đồng/ha/vụ thì chi phí nuôi cá tra tăng thêm 2,49 triệu đồng/ha/vụ; b8 = 9,83 có thể giải thích nếu các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí sên vét tăng thêm 1 triệu đồng/ha/vụ thì chi phí nuôi tăng 9,83 triệu đồng/ha/vụ; b9 = -0,11 nghĩa là nếu diện tích nuôi tăng thêm 1m2 sẽ làm chi phí giảm 0,11 triệu đồng/ha/vụ.