BÀN LUẬN-MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu Báo cáo về công nghệ sản xuất kem (Trang 43 - 47)

I. Những cơ sở sản xuất kem tại Việt Nam Kem Thuỷ Tạ:

Các sản phẩm Kem Thuỷ Tạ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại khép kín, theo công nghệ của Italy:

Hình 14: Thiết bị đóng gói kem que Hoyer Flowrap của TetraPark Nguyên liệu

Phối trộn

Thanh trùng

Đồng hoá

Đông lạnh

Tạo hình (Rót khuôn) Đông cứng

Bao gói

Bảo quản lạnh

Phân phối

-18oC trong kho lạnh

Các đại lý

- Quy trình công nghệ: Là sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại của nhà cung cấp thiết bị hàng đầu Châu Âu với các hương vị mang đậm tính truyền thống và hoa quả nhiệt đới phong phú của Việt nam.

- Thiết bị máy móc: toàn bộ thiết bị máy móc do một tập đoàn hàng đầu nổi tiếng của thế giới chuyên ngành về chế tạo máy chế biến sữa và kem cung cấp.

Đây là một dây chuyền sản xuất hiện đại khép kín - tự động hoàn toàn từ khâu đầu tới khâu cuối, có thể sản xuất được các sản phẩm : Kem cây, kem cốc các loại, kem ốc quế và các loại kem hộp 500ml, 1 lít, 5 lít.

- Các thiết bị dùng trong phân phối kem :

• Các loại xe vận tải lạnh chuyên dụng

• Thùng chở hàng chuyên dụng

• Các loại tủ đông trưng bầy kem trang bị cho các Đại lý phân phối (nhiều kích cỡ) để bảo quản và trưng bầy kem tại Đại lý

Quy trình sản xuất và phân phối đồng bộ khép kín từ sản xuất tới người tiêu dùng đảm bảo chất lượng sản phẩm và " Tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm"

- Chỉ tiêu chất lượng vượt trội của sản phẩm so với đa số sản phẩm cùng loại:

• Các chỉ tiêu vi sinh: thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép và so với sản phẩm cùng loại.

• Các chỉ tiêu hoá lý:

o Độ tan chảy: đồng đều và lâu hơn sản phẩm cùng loại tại cùng một điều kiện.

o Độ mịn: Cao hơn rất nhiều sản phẩm cùng loại.

• Chỉ tiêu cảm quan: Thơm ngon và có mùi vị đặc trưng đối với từng loại sản phẩm hơn so với sản phẩm cùng loại.

Chất lượng kem công nghiệp Thủy Tạ đã được người tiêu dùng công nhận - Tiêu chí chất lượng là tiêu chí được người tiêu dùng coi trọng hơn cả khi mua kem ăn. Theo cảm nhận của người tiêu dùng, trên thị trường chỉ có 3 thương hiệu kem được đánh

giá chất lượng cao là: kem Thủy Tạ, kem Wall's (nay đã bán cho Kinh Đô) và kem Vinamilk (theo nguồn nghiên cứu thị trường của Công ty Thủy Tạ). Kem công nghiệp Thủy Tạ đã nhận được nhiều giải thưởng, huy chương vàng qua các kỳ hội chợ, các cuộc bình chọn, và liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

b. Lưu ý khi ăn kem

Những que kem mát lạnh luôn là món khoái khẩu của mọi người mỗi khi hè đến. Tuy nhiên, khi ăn, cần lưu ý những điểm sau:

- Kem là thực phẩm có lượng đường cao, khó tiêu hóa, tạo cảm giác chán ăn.• Đường dùng để làm kem chủ yếu là đường tinh luyện, ăn nhiều không tốt cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trung bình mỗi người mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g đường tinh luyện.

• Vì kem có chứa rất nhiều đường nên khi ăn nhiều bạn sẽ có cảm giác

“no giả tạo”. Các nghiên cứu khoa học cho thấy phải mất 3 giờ đồng hồ cơ thể của chúng ta mới tiêu hóa hết 100g kem. Vậy là trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ không muốn ăn thêm bất kỳ thực phẩm gì.

• Nhiệt độ của kem cũng rất thấp, trên dưới 0oC, trong khi nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37oC nên khi kem được đưa vào cơ thể, ruột và thành dạ dày sẽ co lại theo phản ứng tự nhiên, khiến cho dịch vị được tiết ra ít hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa. Ăn nhiều kem trong một lúc còn có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa

- Kem không thể thay thế sữa bò

• Mặc dù nguyên liệu chủ yếu để sản xuất kem là sữa bò nhưng trải qua quá trình chế biến và bảo quản lạnh, các chất dinh dưỡng trong sữa không còn tồn tại ở dạng nguyên thể. Hầu hết chúng đã kết hợp với các chất khác tạo thành dạng hợp chất. Vì vậy, ăn một qua kem không thể thay thế cho 1 cốc sữa.

Sản suất bằng chiếc máy gỉ sét này, kem của cơ sở Phú Lâm có

thể bị nhiễm bẩn.

Nền nhà cơ sở kem Maxim lênh láng nước dơ bẩn.

Ngâm vỉ kem vào bồn nước cáu bẩn tại cơ sở CM.

c. Hiện trạng sản xuất kem tại Việt Nam:

Bên cạnh những cơ sở sản xuất kem có uy tín trên thị trường, thì hiện nay ta vẫn còn rất nhiều vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong sản xuất kem trên thị trường :

- Kem “bẩn”.

• Khu vực chế biến chật hẹp, nhếch nhác, các hốc trống rất dơ bẩn, đọng nhiều rác đất và nước, là nơi trú ngụ lý tưởng cho ruồi, muỗi.

• Dụng cụ rỉ sét, dơ bẩn:

• Nguồn nước vẫn chưa xét nghiệm, nguyên liệu chế biến kem không rõ

nguồn gốc, hệ thống cống thoát nước thì không thông thoáng...

- Kem không an toàn.

• Không ghi rõ xuất xứ, nhãn mác, bao bì. Không ghi ngày sản xuất,

• Các sản phẩm kem giả các nhãn hiệu nổi tiếng, có uy tín để đánh lừa người tiêu dùng.

• Bột kem và rêu xanh phủ đầy thành thùng đựng thành phẩm, trong đó những mảng kem lớn (kem ký) chỉ được gói sơ sài bằng ni lon.

• Kem được làm từ nước lã và đường hóa học

Dùng tay không cho kem vào túi giấy tại cơ sở BB.

Một phần của tài liệu Báo cáo về công nghệ sản xuất kem (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w