Đối với các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 52 - 55)

Từ việc phân tích thực trạng chương 3 và kết quả nghiên cứu chương 4 có thể thấy đƣợc những vấn đề mà các NHTM Việt Nam cần phải cải thiện đó là: quy mô nguồn VCSH, tình trạng nợ xấu, chi phí hoạt động, chỉ tiêu thanh khoản, sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH và năng lực quản trị điều hành. Sau đây tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những tồn đọng đó:

5.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính

Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn thấp so với các nước trong khu vực.

Do đó, việc lành mạnh hóa và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam sẽ giúp đảm bảo rằng các NHTM có đủ năng lực tài chính về quy mô và chất lƣợng. Để nâng cao năng lực tài chính , các NH nên thực hiện một số biện pháp nhƣ:

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng:

+ Bước 1: Đánh giá lại nợ xấu hiện tại.

+ Bước 2: Tiến hành bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ. Các NH sẽ rao bán các khoản nợ xấu sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định không còn khả năng thu hồi. Sau khi thực hiện xong bước này các NH phải xem xét

41

lại khoản nào đã bán được, khoản nào chưa bán được thì xử lý tiếp bước 3.

+ Bước 3: Thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các khoản nợ có tài sản đảm bảo không bán đƣợc các NH sẽ tiến hành xử lý bằng cách thanh lý tài sản theo phương thức bán đấu giá tài sản đó theo mức của thị trường. Sau khi thực hiện xong bước 3, các NH sẽ rà soát lại xem đã xử lý được nợ xấu chưa? Nếu chưa thì thực hiện tiếp bước 4.

+ Bước 4: Sử dụng nguồn quỹ DPRR để xóa nợ. Các khoản vay quá hạn các NH đều có trích lập dự phòng, vì vậy sau khi thực hiện các bước trên vẫn chưa xử lsy đƣợc thì các NH sẽ dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.

+ Bước 5: Kiến nghị Chính phủ mua lại tài sản thế chấp. Với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là các công trình, bất động sản…sau khi các NH đã thực hiện các bước trên mà vẫn không xử lý được, các NH sẽ kiến nghị Chính phủ mua lại để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Tăng VCSH của các NHTM: Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam hầu nhƣ không đạt chuẩn khung an toàn CAMELS. Việc tăng VCSH cho các NHTM là vấn đề cần đƣợc quan tâm và buộc phải thực hiện bởi tăng VCSH là nhân tố quyết định để có thể vừa tăng cường huy động vốn mở rộng đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Các giải pháp đƣợc đƣa ra cho việc tăng VCSH nhƣ sau:

+ Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy: Đây là nguồn bổ sung vốn tốt nhất. Khi tỷ lệ tài sản tăng lên tương ứng với tỷ lệ vốn tự có tăng do lợi nhuận để lại được coi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững của NH. Để thực hiện được điều này đỏi hỏi các NH phải nâng cao chất lƣợng tài sản, tăng thu dịch vụ, kiểm soát đƣợc các chi phí, quản lý nợ xấu…

+ Bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Trong giai đoạn hiện nay, các kênh đầu tƣ vốn trong nền kinh tế đều gặp khó khăn. Do đó, việc tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu đƣợc coi là lựa chọn tối ƣu. Đây là biện pháp dễ dàng cho các NH và là kênh tăng vốn bền vững. Tuy nhiên, để thu hút đầu tƣ, các NH phải đảm bảo đƣợc thu nhập và lợi ích của các cổ

42 đông.

+ Kêu gọi đầu tư từ các cổ đông chiến lược nước ngoài: Đây là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cộng thêm những kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro, công nghệ NH và các mô hình quản trị hiện đại giúp cho các NH vừa tăng vốn hoạt động vừa thúc đẩy quá trình phát triển theo chiều sâu.

+ Sáp nhập và hợp nhất NH: Đây là giải pháp trọng tâm trong việc tái cấu trúc hệ thống NHTM mà Chính phủ và các NH đang tiến hành.

5.2.1.2 Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Trước mắt cũng như trong trung hạn, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các NHTM. Hoạt động tín dụng nên hướng dòng vốn cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất – chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khu vực kinh tế năng động, hạn chế các lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh, việc tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền thống thì các NH nên phát triển nhanh các dịch vụ NH hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ gắn với quản lý rủi ro hoạt động; mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động NH ở khu vực nông thôn, rà soát mạng lưới, mạnh dạn đóng cửa các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả.

5.2.1.3 Tiết giảm các chi phí hoạt động

Ngoài các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh thì việc kiểm soát chi phí cũng là những giải pháp góp phần nâng cao HQTC của NH. Vấn đề đặt ra là các nhà quản trị NH cần sàng lọc đƣợc các nguồn chi phí nào là chi phí cần phải tiết giảm, nguồn chi phí nào là không thay đổi và nguồn chi phí nào phải gia tăng nhằm duy trì và phát triển hoạt động. Và các đề xuất đƣợc đƣa ra là:

- Các NH phải xây dựng định mức và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí liên quan đến vật liệu, giấy in, chi cho công tác, phí vận chuyển, điện thoại, tài liệu sách báo…Vì đây là các khoản chi phí không cố định và phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể trong từng thời kỳ. Đồng thời, phải nâng cao ý thức tiết kiệm của các nhân viên trong NH.

43

- Đối với các tài sản lao động và công cụ dụng cụ: Phải nhanh chóng tiến hành thanh lý, chuyển nhƣợng nhằm tiết kiệm chi phí khấu hao hàng tháng cho các loại tài sản này.

- Tiến hành cơ cấu và rà soát lại toàn thể nhân viên trong hệ thống nhằm phân bổ nhân sự hợp lý trong toàn NH tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu, phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, đƣa ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng nhằm ngăn chặn thói quan liêu, trục lợi cá nhân cũng nhƣ thái độ làm việc ỷ lại.

5.2.1.4 Quản lý chất lượng thanh khoản

Tỷ lệ thanh khoản có mối tương quan dương đến lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu. Kết quả này cho thấy, yếu tố thanh khoản tác động cùng chiều lên hiệu quả NHTM Việt Nam, cụ thể là ROE, tức là các ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản ở mức cao thì sẽ đạt mức sinh lợi tốt hơn. Kết quả này tương đối phù hợp với các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua rủi ro tín dụng là khá lớn, phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Với tỷ lệ nợ xấu cao nhƣ vậy, việc cho vay nhiều sẽ vừa làm ngân hàng thiếu hụt thanh khoản vừa khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm sút.

Do đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao nên các NH bị mất cân đối về quy mô và kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay hoặc nắm giữ các tài sản kém thanh khoản. Nhƣ vậy, để nâng cao chất lƣợng thanh khoản các NH cần thiết phải:

- Chính sách quản lý thanh khoản phải cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn vốn. Các NH phải chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau.

- Ban hành các chính sách nhằm đo lường và so sánh được sự chênh lệch giữa kỳ hạn vay và kỳ hạn gửi nhằm có cơ sở đƣa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- NH cần phát triển các tiện ích trong việc huy động vốn nhƣ tiền gửi tiết kiệm trên Internet-banking, liên kết sản phẩm tiền gửi và bảo hiểm…Đồng thời tăng cường công tác quảng bá, nâng cao vị thế của NH trong thị trường nhằm tạo lòng tin cho khách hàng góp phần phát triển huy động vốn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)