Đối với các nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 55 - 58)

44

Qua nghiên cứu cho thấy yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến HQTC của các NH, do đó nhằm đảm bảo tính ổn định trong nền kinh tế tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển mà đặc biệt đó là ngành NH, Chính phủ và NHNN cũng cần phải có những chính sách phù hợp để ngành NH phát triển đúng ngang tầm với các NH quốc tế. Sau đây nghiên cứu, xin đề xuất các kiến nghị bao gồm các nội dung sau:

5.2.2.1 Các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam

Thứ nhất: Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường kinh tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các NH nói riêng. Nếu môi trường vĩ mô không ổn định thì các doanh nghiệp không thể hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay NH một cách hiệu quả.

Thứ hai: Không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực NH trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ trong tình hình mới, cam kết thực hiện đúng lộ trình mở cửa hội nhập. Theo thông tƣ 36/2014/TT – NHNN có hiệu lực từ 01/02/2015 đưa ra các chuẩn mực mới chặt chẽ hơn, từng bước hạn chế sự chi phối, thao túng, lợi ích nhóm thông qua sở hữu chéo; giúp các NH hoạt động an toàn hơn cần đƣợc thực hiện đúng lộ trình và triệt để. Đây là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống NH Việt Nam phát triển ổn định và hội nhập hiệu quả.

Thứ ba: Cải thiện hệ thống kế toán và thông tin báo cáo hiện nay theo hướng tương thích với tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết nhằm đánh giá tổng quan và sự hợp lý về hiệu quả hoạt động của các NHTM trong hiện tại và tương lai.

Thứ tƣ: Đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát NH. Phát triển hệ thống giám sát theo khung an toàn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động NH. Các nhà hoạch định cần tiếp tục đổi mới các chính sách tín dụng cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM.

45

Thứ năm: Các nhà hoạch định phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường.

Thứ sáu: Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

5.2.2.2 Các khuyến nghị cụ thể - Thứ nhất: Vấn đề an toàn vốn

+ Điều chỉnh lộ trình tăng vốn phù hợp với tầm vóc, khả năng từng NH.

+ Kiểm soát, ngăn chặn sở hữu chéo giữa các NH.

+ Quy định chặt chẽ hơn nữa công tác đánh giá rủi ro tài sản.

- Thứ hai: Vấn đề nợ xấu

+ Ban hành các chính sách phù hợp nhằm làm tan băng thị trường bất động sản giúp các doanh nghiệp bất động sản tháo gỡ đƣợc những khó khăn nhƣ giảm giá bất động sản nhằm mở rộng đối tƣợng bán hàng, phát triển tín dụng hỗ trợ người dân mua nhà trả góp nhằm gia tăng sức cầu, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp đối với các công ty bất động sản…

+ Tập trung giải quyết nợ xấu. Hoạt động của VAMC (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam) chỉ là một trong những giải pháp tình thế, quan trọng là cần nhanh chóng tháo gỡ về cơ chế trong việc mua bán nợ xấu theo hướng giao cho VAMC thực quyền trong vai trò là chủ nợ khi mua nợ xấu của các NHTM. Xây dựng cơ chế để VAMC có đủ thẩm quyền cùng với các NHTM trong việc xử lý tài sản đảm bảo. NHNN cần tăng cường giám sát hoạt động của các NHTM trong việc phân loại nợ, trích và sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu; phân phối lợi nhuận…

- Thứ ba: Vấn đề thanh khoản

+ Ban hành những quy định và chế tài chặt chẽ để loại bỏ các hiện tƣợng che giấu tốc độ tăng trưởng tín dụng thực và tài sản chất lượng kém.

+ NHNN tái cấp vốn đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời để

46

đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM và có thể trở lại hoạt động bình thường.

+ NHNN phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các NH và đặc biệt là NH được tái cấp vốn nhằm chấn chỉnh kịp thời khi có biểu hiện xấu ảnh hưởng đến cả hệ thống NH, đồng thời NHNN cũng cần có những biện pháp mạnh tay khi các NH vi phạm về các chỉ tiêu an toàn trong quá trình hoạt động, nhƣ hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động nếu các NH vi phạm …

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)