Hiệu chỉnh mô hình FEM

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình

4.3.2. Hiệu chỉnh mô hình FEM

Để hàm ước lượng đảm bảo chuẩn xác và có hiệu lực, các biến độc lập giải thích tốt cho biến phụ thuộc thì phải thực hiện các phép kiểm định tính hiệu lực của mô hình. Mô hình ước lượng ngoài việc phải có hiệu lực còn phải không vi phạm các giả thuyết của mô hình như: không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, không có hiện tượng tương quan chuỗi hay tự tương quan và không

có hiện tượng đa cộng tuyến. Các phương pháp kiểm định và khắc phục những vi phạm của mô hình được trình bày cụ thể trong phần phụ lục kèm theo.

Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến

DIV EPS LEV CP SAG SIZE SCA FCA TIME POS CSD

DIV 1

EPS 0,47*** 1

LEV -0,18*** -0,15*** 1

CP 0,11*** 0,08*** -0,58*** 1

SAG 0,08*** 0,11*** 0,05** -0,03 1

SIZE 0,06** 0,07** 0,27*** -0,20*** 0,09*** 1

SCA 0,11*** 0,08*** -0,01 0,03 -0,03 0,14*** 1

FCA 0,03 0,06** -0,14*** 0,04 -0,01 0,11*** -0,11*** 1

TIME -0,13*** -0,01 -0,06** 0,01 -0,09*** 0,13*** -0,12*** 0,11*** 1

POS 0,01 0,01 0,06** -0,04 0,01 -0,04 -0,09*** -0,14*** -0,18*** 1

CD 0,64*** 0,34*** -0,16*** 0,11*** 0,05* -0,05* 0,11*** 0,01 -0,18*** 0,02 1

CSD 0,25*** 0,13*** 0,01 -0,05* 0,02 0,11*** 0,02 0,02 -0,1*** 0,02 0,21***

Ghi ch ý hiệu , , * lần lượt biểu thị cho mức ý ngh a và Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm Stata 13.0 Ma trận hệ số tương quan cũng giúp cho chúng ta có những dự đoán ban đầu về mối quan hệ và chiều hướng tác động của các biến số trong mô hình.

Trong đó, tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (LEV), thời gian niêm yết (TIME) có tương quan âm với tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, thu

nhập trên cổ phần (EPS), khả năng thanh toán hiện thời (CP), tốc độ tăng doanh thu (SAG), sở hữu nhà nước (SCA), chi trả cổ tức và cổ tức bằng tiền (CD), chi trả cổ tức và cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (CSD) lại có tương quan dương với mức ý nghĩa 1% và quy mô công ty (SIZE) có tương quan dương với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, sở hữu nước ngoài (FCA), khả năng kiểm soát (POS) không có mối quan hệ tương quan với tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) trong mẫu nghiên cứu của tác giả.

Theo ma trận tương quan thì giá trị tuyệt đối hệ số tương quan cặp giữa các biến đều rất nhỏ hơn so với 1, điều này cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Tuy nhiên để chắc chắn rằng vấn đề đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, Gujjarati (2004) và Wooldrige (2002) đã đề xuất kiểm tra giá trị hệ số nhân tử phóng đại phương sai (Variance Tnflation Factor, VIF) để kết luận vấn đề đa cộng tuyến: VIF < 5:

không xảy ra đa cộng tuyến, VIF > 10: bị đa cộng tuyến.

Bảng 4.4 bên dưới trình bày hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF của các biến trong ba mô hình nghiên cứu đã xây dựng ở chương 3. Kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến tương đối nhỏ và các thành phần nhân tố trong mô hình cho hệ số VIF rất nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10 theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), chứng tỏ các biến độc lập không phụ thuộc lẫn nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.4. Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của mô hình

Variable VIF

EPS 1,18

LEV 1,67

CP 1,52

SAG 1,04

SIZE 1,21

SCA 1,10

FCA 1,09

TIME 1,14

POS 1,07

CD 1,23

CSD 1,03

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Eview 8 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Sử dụng kiểm định Wooldridge F(1, 127) = 5,964

Prob > F = 0,0160

Giả thuyết Ho: Không có hiện tượng tự tương quan

Từ kết quả kiểm định ta thấy được giá trị F (1,127) = 5,964 (P-value = 0,0160) < α với mức ý nghĩa 5%.

Vậy, mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan. (Phụ lục đính kèm) Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Sử dụng kiểm định Wald

Chi2 (128) = 37479,23 Prob>chi2 = 0,0000

Giả thuyết Ho: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Từ kết quả kiểm định ta thấy giá trị Với giá trị chi-bình phương = 37479.23 (P-value =0,0000) <α với mức ý nghĩa 1%. (Phụ lục đính kèm)

Vậy, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả của mô hình FEM.

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald (Greene, 2000) để kiểm tra về phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity), kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm tra về tự tương quan. Kết quả các kiểm định này chỉ ra rằng, mô hình hồi quy tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)