CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
4.3.3. Kết quả mô hình sau khi hiệu chỉnh
Trong điều kiện các giả định về hiện tượng phương sai sai số thay đổi và sự độc lập giữa các đơn vị chéo đều bị vi phạm, phương pháp ước lượng Feasible Generalized Least Squares (FGLS) là sự lựa chọn phù hợp theo Beck & Katz (1995) và Hoechle (2007). Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng ước lượng GLS khả thi (FGLS). Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.5. Kết quả mô hình FEM sau hiệu chỉnh bằng FGLS
Biến phụ thuộc:
Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) Mô hình hồi quy
Biến độc lập Hệ số Sai số
chuẩn Xác suất
Biến phụ thuộc:
Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) Mô hình hồi quy
Biến độc lập Hệ số Sai số
chuẩn Xác suất Thu nhập trên mổi cổ phiếu (EPS) 0,10*** 0,01 0,00 Tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (LEV) -0,66*** 0,13 0,00 Khả năng thanh toán hiện hành (CP) -0,01 0,01 0,54
Tốc độ tăng doanh thu (SAG) 0,05 0,04 0,24
Quy mô công ty (SIZE) 0,24*** 0,05 0,00
Thời gian niêm yết (TIME) -0,00*** 0,00 0,00
Sở hữu nhà nước (SCA) 0,02 0,10 0,83
Sở hữu nước ngoài (FCA) 0,00 0,07 0,96
Khả năng kiểm soát (POS) -0,03 0,05 0,57
Cổ tức bằng tiền (CD) 1,65*** 0,05 0,00
Cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (CSD) 0,50*** 0,05 0,00
Hằng số -0,27 0,28 0,32
Độ phù hợp mô hình
R2 0,30
R2 hiệu chỉnh 0,23
Prob (Thống kê F) 0,00
Ghi ch ý hiệu , , * lần lượt biểu thị cho mức ý ngh a và Nguồn: Kết quả phân tích từ Stata 13.0 Kết quả ước lượng mô hình FEM hiệu chỉnh cho thấy thu nhập trên mổi cổ phiếu (EPS), tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (LEV), quy mô công ty (SIZE), thời gian niêm yết (TIME), cổ tức bằng tiền (CD), cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (CSD) có tác động lên tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV).
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê
Các biến Kỳ vọng Kết quả
mô hình Mức ý nghĩa
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) + + Mức ý nghĩa 1%
Tốc độ tăng doanh thu (SAG) - + Không có ý nghĩa thống kê
Quy mô công ty (SIZE) + + Mức ý nghĩa 1%
Thời gian niêm yết (TIME) + - Mức ý nghĩa 1%
Sở hữu nhà nước (SCA) - + Không có ý nghĩa
thống kê
Khả năng kiểm soát (POS) - - Không có ý nghĩa
thống kê Khả năng thanh toán hiện thời (CP) + - Không có ý nghĩa
thống kê Tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (LEV) - - Mức ý nghĩa 1%
Sở hữu nước ngoài (FCA) + + Không có ý nghĩa
thống kê
Cổ tức bằng tiền (CD) + + Mức ý nghĩa 1%
Cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (CSD) + + Mức ý nghĩa 1%
Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.3.4. Phân tích kết quả hồi quy chung các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần của các công ty. Điều này có nghĩa là trước khi đưa ra các quyết định về chính sách cổ tức tiền mặt của các DN, các nhà quản trị tài chính thường dựa
trên thu nhập của DN trong năm đó để xác định một tỷ lệ cổ tức tiền mặt sao cho thích hợp với khả năng tài chính của DN, DN chỉ thực sự cắt giảm cổ tức nếu như tình hình tài chính đối diện với nhiều khó khăn và thu nhập mà DN đạt được đang trong tình trạng thực sự thua lỗ. Đồng thời, khi thu nhập trên cổ phiếu càng cao thì công ty chia cổ tức càng nhiều cho các cổ đông. Cụ thể là, kết quả phân tích từ mô hình các ảnh hưởng cố định cho thấy trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi thì khi thu nhập trên mỗi cổ phần tăng thêm 1%
thì tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá sẽ tăng 0,1% và ngược lại. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần của các công ty có ý nghĩa ở mức 1%. Thống nhất với kết quả của các nghiên cứu trước đây Tsuji (2010); Al-Malkawi (2007); Ahmed và Javid (2009), Ritu Gangil và Navita Nathani (2018), Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015), Lê Thảo Vy và cộng sự (2010) tại Việt Nam.
Quy mô công ty (SIZE): nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và quy mô của các công ty. Khi nghiên cứu về tình hình chi trả cổ tức của các công ty trên thị trường chứng khoán Mỹ (NYSE, Amex và Nasdaq) trong giai đoạn 1926 - 1999, Fama and French (2001) đã chỉ ra rằng các công ty có khả năng sinh lời thấp và quy mô công ty nhỏ sẽ có xu hướng không chi trả cổ tức, Anupam (2012) cho thấy khi quy mô của các công ty trên thị trường chứng khoán Ả Rập tăng thì tỷ lệ chi trả cổ tức có xu hướng gia tăng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015), nghiên cứu được thực hiện để làm nổi bật các yếu tố quyết định chi trả cổ tức và phân tích tác động của sự thay đổi cổ tức đối với tăng trưởng của DN trong tương lai ở Pakistan, quy mô công ty (FZ), LR, PROF, LVRG và EPS được sử dụng như biến độc lập trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức được lấy làm biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy, có mối quan hệ đáng kể tích cực giữa Quy mô công ty (FZ) ở ngành đường với tỷ lệ chi trả cổ tức.
Tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (LEV): nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của các công ty. Cho thấy, DN có đòn bẩy tài chính lớn thì khả năng chi trả cổ tức thấp, thống nhất với các nghiên cứu của Edmund NKN (2018), Asad, M. & Yousef, S. (2014). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế khi DN vay nợ nhiều, thì có xu hướng ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nợ trước khi phân bổ nguồn lợi nhuận.
Thời gian niêm yết (TIME): nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thời gian niêm yết của các công ty, điều này cho thấy các công ty có thời gian niêm yết càng lâu thì càng có xu hướng chia cổ tức ít đi. Sự tác động này không phù hợp với nghiên cứu Al- Malkawi (2007) sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman, Jordan trong giai đoạn 1989 – 2000, kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, thời gian niêm yết là nhân tố ảnh hưởng đến tích cực đến tỷ lệ cổ tức của các công ty. Trong thực tế tại Việt Nam, các công ty có thời gian niêm yết lâu luôn duy trì kết quả kinh doanh ổn định khi doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm, có uy tín tốt trên thị trường nên sẽ có tiềm năng tăng trưởng lớn và có nhiều cơ hội đầu tư mới, chính vì thế họ chia cổ tức ít để thực hiện kế hoạch tái đầu tư. Hơn nữa, các công ty mới niêm yết sẽ có xu hướng chi trả cổ tức cao hơn để quảng bá thương hiệu và thu hút vốn từ các nhà đầu tư dài hạn, những người có sự quan tâm rất lớn đến tỷ lệ chi trả cổ tức.
Bên cạnh đó, hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt (CD): biến cổ tức bằng tiền (CD) là biến giả (bằng 1 nếu công ty chi trả cổ tức bằng tiền, bằng 0 nếu chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không chi trả cổ tức) nhằm đo lường ảnh hưởng của hình thức chi trả cổ tức bằng tiền có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả ước lượng bằng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) chỉ ra rằng hình
thức chi trả cổ tức của các công ty (trả bằng tiền) có tương quan thuận với tỉ lệ chi trả cổ tức ở mức ý nghĩa thống kê là 1%. Cụ thể là, các công ty thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền có tỷ lệ cổ tức cao hơn các công ty khác 1,65%.
Nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2015) cho thấy có sự tác động của hình thức chi trả cổ tức đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2012 - 2015. Cụ thể là các công ty thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền có tỷ lệ trả cổ tức cao hơn các công ty còn lại.
Hơn nữa, hình thức chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (CSD): biến cổ tức bằng tiền và cổ phiếu(CSD) là biến giả (bằng 1 nếu công ty chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, bằng 0 nếu ngược lại) nhằm đo lường ảnh hưởng của hình thức chi trả cổ tức đến tỷ lệ chỉ trả cổ tức. Kết quả ước lượng bằng mô hình các ảnh hưởng cố định chỉ ra rằng hình thức chi trả cổ tức của các công ty (trả bằng tiền hay cổ phiếu) có ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ tức. Cụ thể là, các công ty thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức cao hơn các công ty khác 0,5%. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức có ý nghĩa ở mức 1%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến khác trong mô hình như: Tốc độ tăng doanh thu (SAG); Sở hữu nhà nước (SCA); Khả năng kiểm soát (POS); Khả năng thanh toán hiện thời (CP); Sở hữu nước ngoài (FCA) mặc dù có mối tương quan dương/âm với tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Chẳng hạn như: Biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có tác động thuận chiều (+) đến Chính sách cổ tức của DN nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Saxena (1999) tiến hành trên 333 công ty trong giai đoạn 1981- 1990 tại Mỹ hay kết quả thực nghiệm của Bose & Husain (2011); Võ Xuân Vinh (2013) thực hiện tại Việt
Nam đã kiểm chứng điều này. Trong khi đó kết quả của Franklin & Muthusamy (2010) tại Ấn Độ lại chỉ ra một xu hướng trái ngược. Những kết quả này cũng có thể tương đồng hay khác biệt so với kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm trước do sự khác nhau của thời gian nghiên cứu, điều kiện thị trường, quy mô mẫu, đặc thù ngành hay thời gian nghiên cứu.
Kết quả hồi quy từng ngành các nhân tố ảnh hưởng đến chính 4.4.
sách cổ tức