Tỷ lệ bò mắc bệnh Tụ huyết trùng theo tháng trong năm 2018 và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn pasteurelia multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở bò tại huyện thạch thất hà nội và biện pháp phòng trị​ (Trang 44 - 47)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất năm 2018 - 2019

3.2.2. Tỷ lệ bò mắc bệnh Tụ huyết trùng theo tháng trong năm 2018 và

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019

Tháng Số bò mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

1 1 0,91d

2 10 9,09c

3 17 15,45b

4 22 20,00a

5 13 11,82b

6 15 13,64b

7 14 12,73b

8 4 3,64d

9 3 2,73d

10 3 2,73d

11 4 3,64d

12 4 3,64d

Tổng số 110 100

Ghi chú: Chữ cái a,b,c,d theo cột dọc khác nhau thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (P<0.05)

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019

Qua bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy bệnh Tụ huyết trùng ở bò có thể xảy ra ở tất cả các tháng trong năm.Tuy nhiên, tỷ lệ ca bệnh nhiễm bệnh Tụ huyết trùng ở bò tập trung vào tháng 3 đến tháng 7, dao động số ca bệnh từ 13 đến 22 ca chiếm tỷ lệ 11,82 - 20,00%. Số ca mắc bệnh cao nhất vào tháng 4 (22/110 ca bệnh, chiếm tỷ lệ 20,00%), sau đó đến số ca mắc bệnh vào tháng 3 và tháng 6, tháng 7 (tỷ lệ 11,82-15,45%); sự khác nhau tỷ lệ giữa các tháng này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ mắc bệnhTụ huyết trùng ở bò thấp nhất vào tháng 1 với 0,91% và 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 12 trong năm dao động từ 2,73 đến 3,96%.

Có thể nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng bò tập trung nhiều vào các tháng cuối xuân và các tháng hè, theo chúng tôi đây là tháng giao mùa trong năm, lượng mưa tăng nhanh, thời tiết thay đổi nhiều làm ảnh hưởng đến nền khí hậu chuồng nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh và lây lan nhanh. Ở tháng 8 số lượng bò mắc bệnh đã giảm xuống do nền nhiệt đã ổn định trở lại tuy nhiên vẫn còn cao (3,64%). Như vậy những tháng giao mùa trong năm thời tiết thay đổi đột ngột, nóng ẩm, mưa nhiều làm nền chuồng ẩm ướt tạo

0 5 10 15 20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

0.91 9.09

15.45 20

11.82 13.64 12.73

3.64

2.73 2.73

3.64 3.64 Tỷ lệ (%)

Tháng trong năm

stress cho con vật nên bệnh có điều kiện phát triển mạnh, do vậy người nuôi bò cần chủ động có các biện pháp phòng bệnh như tăng cường dinh dưỡng cho bò, kết hợp tăng cường trợ sức trợ lực thường xuyên cho bò nhằm nâng cao hệ miễn dịch của bò.

Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để trạm thú y các huyện thị xây dựng kế hoạch phòng bệnh Tụ huyết trùng cho bò hàng năm. Để phòng bệnh Tụ huyết trùng bò ngoài các biện pháp như vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng,… cần tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng cho bò trước mùa phát dịch, tức là vào tháng 3 và 8 hàng năm tại địa phương.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu và đặc biệt dễ xảy ra trên động vật ở điều kiện khí hậu ẩm ướt bởi ở điều kiện này vi sinh vật phát triển mạnh Mustafa và cs (1978). Mùa phát bệnh Tụ huyết trùng ở các nước Châu Á tập trung vào các các tháng và mùa khác nhau trong năm. Carter và De Alwis (1989) cho biết bệnh Tụ huyết trùng xảy ra quanh năm song tập trung vào các tháng mưa, ẩm.

Ở Lào bệnh phát ra từ tháng 4 đến tháng 8, ở Pakistan bệnh xảy ra rải rác quanh năm song thường ở tháng 4 đến tháng 6 hàng năm (FAO, 1991). Thực tế qua nghiên cứu này, chúng tôi khẳng định dịch tễ bệnh Tụ huyết trùng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, nên cần xây dựng biện pháp phòng bệnh tùy theo yếu tố đó.

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về mùa mắc bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, như Dương Thế Long (1995), Nguyễn Xuân Bình (1996), Nguyễn Thiên Thu (1996), Võ Văn Hùng (1997) đều cho rằng vào thời gian mưa, bệnh xảy ra nhiều. Bùi Quý Huy (1998) cho biết, ở miền Bắc bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9.

Theo Bùi Văn Dũng (2000), ở Lai Châu bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 3, 4, 7, 8 hàng năm, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Cao Văn Hồng (2001), cho biết, mùa dịch tụ huyết trùng ở Đăk Lăk từ tháng 5 đến tháng 9, đây là những tháng mưa nhiều. Theo Hoàng Đăng

Huyến (2004) bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở Bắc Giang từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, thời gian này cũng đang là mùa mưa. Cũng theo Nguyễn Văn Minh (2005) bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác quanh năm nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, vào đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa của vụ hè thu, cao nhất là tháng 5, 6 đây là những tháng nắng, nhiệt độ cao và mưa nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn pasteurelia multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở bò tại huyện thạch thất hà nội và biện pháp phòng trị​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)