Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất năm 2018 - 2019
3.2.3. Tỷ lệ bò mắc bệnh do bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi
Tổng hợp số liệu bò bị bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019, kết quả trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.4. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 theo lứa tuổi
Năm
Số bò mắc bệnh (con)
Lứa tuổi bò
Dưới 1 năm 1- 3 năm 4-5 năm Trên 5 năm Số
mắc
Tỷ lệ (%)
Số mắc
Tỷ lệ (%)
Số mắc
Tỷ lệ (%)
Số mắc
Tỷ lệ (%) 2018 48 5 10,42 31 64,58 8 16,67 4 8,33 2019 62 2 3,23 36 58,06 18 29,03 6 9,68 Tổng
chung 110 7 6,36d 67 60,91a 26 23,64b 10 9,09c
Ghi chú: Chữ cái a,b,c,d theo hàng ngang khác nhau thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (P<0.05)
Hình 3.3. Biểu đồ tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 theo lứa tuổi Từ bảng 3.4 và biểu đồ 3.3. chúng tôi thấy:
Với bò từ 1-3 năm tuổi, số bò mắc bệnh Tụ huyết trùng chiếm tỷ lệ cao nhất dao động từ 58,06% đến 64,58%; trung bình là 60,91%.
Với bò từ 4 - 5 năm tuổi, số bò mắc bệnh Tụ huyết trùng chiếm tỷ lệ dao động từ 16,67% đến 29,03%; trung bình là 23,64%.
Với bò dưới 1 năm tuổi và bò trên 5 năm tuổi, tỷ lệ bò mắc bệnh Tụ huyết trùng thấp nhất chiếm tỷ lệ dao động từ 3,23% đến10,42%, trung bình là 6,36 - 9,09%. Sử dụng phương pháp thông kê sinh học, chúng tôi thấy rằng sự sai khác tỷ lệ nhiễm bệnh Tụ huyết trùng giữa các lứa tuổi có ý nghĩa về mặt thông kê, điều đó cho thấy nguy cơ mắc bệnh Tụ huyết trùng giữa các lứa tuổi bò là khác nhau. Theo chúng tôi, bê con bú sữa mẹ nên có các loại kháng thể giúp bảo vệ bê con chống chịu tốt hơn với các mầm bệnh, bên cạnh đó do bê con được chăm sóc cẩn thận nên nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn. Với những con
0 10 20 30 40 50 60 70
6.36
60.91
23.64
9.09
Dưới 1 năm 1 - 3 năm 4 - 5 năm Trên 5 năm
Lứa tuổi bò Tỷ
lệ (%)
trưởng thành phải làm việc, điều kiện chăm sóc không đảm bảo, gây stress nên khả năng mắc bệnh là rất cao.
Như vậy, bò từ 1-3 năm tuổi dễ mắc bệnh Tụ huyết trùng nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) thì trâu, bò khoảng 2 năm tuổi là mẫn cảm nhất và trâu mẫn cảm với vi khuẩn Tụ huyết trùng hơn bò. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu cho thấy trâu, bò giai đoạn 1-3 năm tuổi có tỷ lệ mắc Tụ huyết trùng cao nhất.
Nhiều nghiên cứu đã xác định độ tuổi mẫn cảm của bò với vi khuẩn Pasteurella mutocida, cụ thể theo De Alwis (1984) mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già, ở trâu và bò tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là 3,5%, trong khi đó trâu, bò ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm là 30-32%. Trâu, bò trên 2 năm tuổi chỉ mắc bệnh 3-5% ở bò và 8-9% ở trâu.
Dương Thế Long (1995) nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Sơn La cho biết tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi. Cao Văn Hồng (2002) tại Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi. Tại Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi mẫn cảm với bệnh nhất (Hoàng Đăng Huyến, 2004). Số liệu chúng tôi thu được phù hợp với các nghiên cứu này.
3.2.4. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng ở bò mắc bệnh Tụ huyết trùng bò
Tổng hợp triệu chứng lâm sàng của 110 bò mắc bệnh Tụ huyết trùng ở huyện Thạch Thất, kết quả thể hiện ở bảng 3.5.
- Triệu chứng đầu tiên là sốt cao 41- 420C (88,18%) là phản ứng phòng vệ khi có sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng, chủ yếu của bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất
STT Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số bò có biểu hiện (con)
Tỷ lệ (%)
1 Sốt cao 97 88,18
2 Hạch hầu sưng to 83 75,45
3 Ủ rũ, mệt mỏi 98 89,09
4 Bụng chướng to 23 20,91
Qua bảng 3.5 cho thấy triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là bỏ ăn lờ đờ, mệt mỏi (89,09%), bụng chướng to (20,91%), sốt cao 41-420C (chiếm tỷ lệ 88,18%), đây là phản ứng phòng vệ khi có sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Ngoài ra, bò có biểu hiện khó thở, hầu sưng to (75,45%) cuống lưỡi sưng đẩy lưỡi thè ra ngoài, không nhai lại, khó nuốt, nước dãi chảy ra ngoài, khi tiến hành kiểm tra kỹ thấy một số có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, trạng thái không bình thường, biểu hiện bất thường và chết trong vài giờ. Nhiều con chết đột ngột chưa kịp phát hiện thường thấy ở dạng quá cấp tính với những con bò còn non, béo khỏe dưới 3 năm tuổi và xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa tháng 4,5 trong năm.
Khi tiến hành quan sát, các triệu chứng được quan sát thấy là: Ủ rũ, mệt mỏi, có hiện tượng sốt, khi tiến hành kiểm tra kĩ thấy một số có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi. Con vật chết sau 12-24 giờ. Khi chết bụng thường chướng to, lòi dom.
Biểu hiện triệu chứng, bệnh tích bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất cho thấy bệnh thuộc thể nhiễm trùng máu, xuất huyết. Bệnh thường diễn biến ở thể quá cấp tính hoặc cấp tính do vi khuẩn Pastereulla mutocida có độc lực cao gây ra.
Một số tác giả cũng có nhận xét tương tự: Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958) cho rằng ở Việt Nam bệnh Tụ huyết trùng chủ yếu ở thể nhiễm trùng máu, xuất huyết được phát hiện từ thế kỷ 19. Tác giả Bain và cs (1982) thông báo bệnh Tụ huyết trùng đường máu thường thấy ở các nước Châu Á hoặc châu Phi. Cao Văn Hồng (2001) khi nghiên cứu về thể bệnh, triệu chứng, bệnh tích của bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò tại Đăk Lăk đã kết luận bệnh Tụ huyết trùng ở Đăk Lăk thuộc thể nhiễm trùng máu, xuất huyết, diễn biến ở thể quá cấp tính do vi khuẩn Pasteurella mutocida có độc lực cao gây ra. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.