Đặc điểm kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 25 - 28)

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội

Dân tộc

VQG Cúc Phương nằm trong diện tích của 13 xã gồm hai dân tộc sinh sống chủ yếu, dân tộc Mường chiếm 76,6% tổng số nhân khẩu trong khu vực, còn lại là dân tộc Kinh chiếm 23,4%.

Hai dân tộc đã có quá trình sống cộng đồng lâu đời cả về kinh tế, văn hóa hôn nhân gia đình... Những năm gần đây trong quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường đã thâm nhập vào các làng bản dân tộc Mường đang làm mất dần đi những nét văn hóa và sinh hoạt truyền thống của dân tộc mình.

Dân số và lao động

Số liệu điều tra tháng 8 năm 2009 tại 15 xã vùng đệm VQG Cúc Phương tính đến ngày 31/12/2008. Tổng số nhân khẩu trong các xã là 74.118 người với 17.028 hộ gia đình. Trong số đó có cả dân cư đang sinh sống tại 8 Bản trong VQG là 2.422 người với 481 hộ gia đình.

- Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là: 150 người/km2 - Mật độ dân số vùng đệm là: 257 người/km2 - Mật độ dân số vùng lõi là: 10 người/km2

Sự phân bố dân số giữa các xã không đồng đều, phần lớn tập trung dọc các trục đường giao thông.

2.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế

Theo số liệu thống kê đất nông nghiệp trong khu vực chiếm 16,8% tổng diện tích tự nhiên và phân bố không đều chủ yếu tập trung vùng gần VQG.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 54,7%, trong đó 80% là diện tích rừng đặc dụng nằm trong VQG Cúc Phương.

Sản xuất Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo của 4 huyện nhưng do diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp, nhiều nơi chỉ có 1 vụ nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Chăn nuôi

Nhờ diện tích đất đồi núi trọc thuộc diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, nên chăn nuôi đại gia súc Trâu, Bò khá phát triển. Trung bình các xã có khoảng 500 - 600 Trâu và 400 - 500 Bò. Phần lớn Trâu, Bò được chăn thả ở các bãi cỏ ven rừng, tối mới đưa về chuồng trại.

Sản xuất thủy sản hầu như không đáng kể, việc nuôi thủy sản chủ yếu cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho đời sống nhân dân trong khu vực.

Sản xuất Lâm nghiệp

Hiện nay phần lớn diện tích rừng của 15 xã vùng đệm đã được giao khoán cho các hộ dân quản lý bảo vệ kể cả một số diện tích trong vùng lõi giáp ranh với vùng đệm cũng được VQG Cúc Phương giao khoán cho người dân bảo vệ.

Những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước từ chương trình 661, dự án KFW4, diện tích rừng trồng tăng đều hàng năm. Năm 2008 đã trồng được 312 ha với các loài cây Keo lai, Bạch đàn và một số loài cây có giá trị như: Lát hoa, Trám trắng, Dó bầu, Vù hương.

Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp

Các xã vùng đệm không có một cơ sở công nghiệp nào lớn, chỉ có một số cơ sở quy mô nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình. Số lao động công nghiệp và thủ công nghiệp chỉ chiếm 2,3% tổng số lao động với tổng giá trị sản xuất rất thấp.

Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông bao quanh VQG Cúc Phương tương đối hoàn chỉnh.

Phía Tây Bắc đường Hồ Chí Minh vắt ngang qua VQG với chiều dài gần 10 km nối tỉnh Hòa Bình với Thanh Hóa.

Phía Đông Bắc đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.

Phía Tây Nam là đường tỉnh lộ từ Ninh Bình theo đường Nguyễn Văn Trỗi, qua Rịa, Thạch Thành nối với đường Hồ Chí Minh.

Y tế giáo dục

Các xã trong khu vực đều đã có trạm xá, trạm y tế là nhà kiên cố với tổng số 80 giường bệnh và 87 y, bác sĩ. Được Nhà nước và một số tổ chức từ thiện giúp đỡ, công tác y tế đã đạt được một số kết quả như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh còn 0,18%, trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 17,9% (số liệu 2008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)