Thức ăn của Rùa sa nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 59)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kỹ thuật nhân nuôi Rùa sa nhân

4.2.2. Thức ăn của Rùa sa nhân

Rùa sa nhân là rùa cạn do đó nguồn thức ăn tự nhiên của chúng gồm có các loài nấm, một số loại rau củ quả và các loài động vật như: ốc núi nhỏ, Giun đất, Ốc sên…Tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương, sau rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, Trung tâm đã xây dựng khẩu phần thức ăn cụ thể với từng loài trong đó có thành phần thức ăn của loài Rùa sa nhân. Thành phần thức ăn của Rùa sa nhân hiện được Trung tâm cung cấp gồm có: rau xanh, bí ngô, khoai lang, dưa hấu, thanh long, cà chua, chuối, đậu phụ, Giun đất, Ốc sên…

4.2.2.2. Cách chế biến thức ăn

Rùa sa nhân thường có 2 chế độ ăn gồm:

* Thức ăn tổng hợp:

- Thức ăn là rau, củ, quả xay: Là các loại rau xanh như rau muống, cải bắp được xay nhuyễn cùng với đậu phụ theo tỷ lệ quy định. Các cá thể Rùa sa nhân non sẽ được bổ sung thêm bột canxi vào khẩu phần ăn. Khẩu phần thức ăn là rau, củ, quả xay của Rùa sa nhân chiếm 50% tổng khối lượng thức ăn tổng hợp.

- Thức ăn là động vật: Giun (hoặc Ốc sên) sẽ được cắt nhỏ tùy thuộc vào kích cỡ của con non hoặc để nguyên con cho rùa trưởng thành ăn. Khẩu phần thức ăn là động vật của Rùa sa nhân chiếm 50% tổng khối lượng thức ăn tổng hợp.

Khẩu phần thức ăn tổng hợp của Rùa sa nhân bằng khoảng 4% - 10%

tổng trọng lượng cơ thể của từng cá thể.

* Thức ăn hoa quả:

Các loại hoa quả như bí ngô, cà chua, chuối, khoai lang, thanh long, dưa hấu sẽ được thái nhỏ hạt lựu và trộn đều nhau. Riêng với các cá thể Rùa sa nhân non thì hoa quả này sẽ được thái rất nhỏ để chúng có thể dễ dàng tiêu hóa. Khẩu phần thức ăn hoa quả của Rùa sa nhân bằng khoảng 4% - 10% tổng trọng lượng cơ thể của từng cá thể.

Cung cấp chế độ ăn đúng đắn là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết khi đánh giá sức khỏe và sự sinh tồn của các loài Rùa cạn và Rùa nước ngọt. Các loài khác nhau đòi hỏi có những chế độ ăn riêng biệt, khác nhau cho từng loài. Dựa trên nhu cầu cụ thể về dinh dưỡng của mỗi loài ta sẽ cung cấp lượng thức ăn khác nhau.

Bảng 4.3. Thành phần và cách chế biến thức ăn của Rùa sa nhân

TT Thành phần Cách chế biến Mức độ ưa

thích

1 Rau xanh

(muống/cải) Thái nhỏ rồi xay nhuyễn ++

2 Bí ngô non Luộc chín, xay nhuyễn +

3 Khoai lang Luộc chín, xay nhuyễn ++

4 Dưa hấu Bào sợi ++

5 Thanh long Thái hạt lựu ++

6 Cà chua Thái hạt lựu ++

7 Chuối Thái hạt lựu +++

8 Giun Cắt nhỏ +++

9 Đậu phụ Xay nguyễn +

(Nguồn: Ông Đỗ Thanh Hào – Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa)

*Ghi chú: (+) ít ưa thích; (++) ưa thích; (+++) rất ưa thích

Từ bảng 4.3, ta thấy thức ăn của Rùa sa nhân rất đa dạng, phong phú.

Có nhiều loại thức ăn bổ dưỡng từ các loại hoa quả hoặc những thứ khác có sẵn theo mùa có thể thu thập xung quanh trung tâm làm thức ăn cho Rùa như: cây chuối, cây vả (mật)… các loại cây này là thức ăn khoái khẩu của Rùa sa nhân và được trồng gần chuồng nuôi Rùa nhằm cung cấp thức ăn bổ sung cho Rùa.

Ngoài ra lịch cho ăn hợp lý là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của Rùa sa nhân trong môi trường nuôi nhốt.

Bảng 4.4. Lịch cho ăn của Rùa sa nhân tại TCC Ngày

Mùa nóng Mùa lạnh

Rùa non Rùa trưởng

thành Rùa non Rùa trưởng

thành Thứ 2 Tổng hợp +

Giun

Tổng hợp + Giun

Tổng hợp + Giun

Tổng hợp + Giun

Thứ 3 x x x x

Thứ 4 Hoa quả Hoa quả x x

Thứ 5 x x x x

Thứ 6 Tổng hợp + Giun

Tổng hợp +

Giun Hoa quả Hoa quả

Thứ 7 x x x x

CN x x x x

(Nguồn: Ông Đỗ Thanh Hào - Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa) Tại Trung tâm, các loài Rùa đều có chế độ ăn giống nhau thường được cho ăn dưới dạng thức ăn tổng hợp và hoa quả để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho Rùa và dễ tính toán lượng cần thiết cho mỗi khu vực nuôi. Rùa sa nhân cũng tương tự đều được cho ăn 2 loại thức ăn tổng hợp và hoa quả.

Trong đó thức ăn Rùa sa nhân ăn chủ yếu là Giun (có thể thay bằng Ốc sên/Ốc núi) kết hợp với thức ăn tổng hợp gồm các loại rau củ, chuối, cà chua, khoai lang, đậu phụ, dính thành một khối để dễ dàng cân được lượng cần thiết cung cấp cho số lượng Rùa. Lượng thức ăn cung cấp cho Rùa sa nhân và các loài Rùa khác được Trung tâm tính toán theo công thức chung sau:

Bảng 4.5. Thành phần thức ăn tổng hợp

STT Thành phần Tỉ lệ trộn (%) Ví dụ

1 Chuối, thanh long, dưa hấu,… 15 3 kg

2 Rau xanh (muống/cải) 50 10 kg

3 Cà chua 13 2,6 kg

4 Khoai lang (luộc) 15 3 kg

5 Đậu phụ 7 1,4 kg

6 Canxi 0,1 0,02 kg

Tổng 20,02 kg

(Nguồn: Ông Đỗ Thanh Hào - Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa) Thức ăn tổng hợp được thái nhỏ và xay nhuyễn và trộn đều với nhau bằng máy xay. Trong đó:

Lượng Canxi = 0,1% Tổng lượng thức ăn tổng hợp

Canxi có thể mua hộp dạng bột có sẵn trên thị trường hoặc mài nhỏ từ mai Mực hay còn gọi là nang Mực. Thức ăn tổng hợp thường được cho ăn kèm với Giun theo tỉ lệ 50:50, đây là bữa ăn chính của Rùa sa nhân vì Rùa là loài có thể tích trữ dinh dưỡng rất tốt nên bố trí bữa chính hợp lí sẽ giúp chúng luôn có đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục và phát triển.

Ngoài bữa ăn chính thì bữa ăn phụ cũng rất quan trọng, bữa ăn phụ bao gồm các loại hoa quả mà Rùa sa nhân yêu thích cắt nhỏ, giúp chúng không bị nhàm chán dẫn đến bỏ ăn do ăn liên tục một loại thức ăn. Các loại hoa quả có thể thay đổi tùy theo mùa, tỉ lệ thành phần phụ thuộc vào mức độ yêu thích của Rùa sa nhân.

Hình 4.10.Thức ăn tổng hợp sau khi được xay nhuyễn Bảng 4.6. Thành phần thức ăn hoa quả

STT Thành phần Tỉ lệ trộn

(%) Ví dụ

1 Chuối 30 3 kg

2 Dưa hấu/Thanh long 25 2,5 kg

3 Cà chua 25 2,5 kg

4 Bí ngô non 20 2 kg

Tổng 10 kg

(Nguồn: Ông Đỗ Thanh Hào - Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa) Căn cứ vào lượng thức ăn cho vào và lượng thức ăn dư thừa, ta tính được lượng thức ăn tiêu thụ theo công thức:

Lượng thức ăn tiêu thụ = Lượng thức ăn ban đầu – Lượng thức ăn dư thừa

Từ đó ta có thể thấy tương quan tỉ lệ giữa khối lượng cá thể Rùa sa nhân và lượng thức ăn tiêu thụ.

Bảng 4.7. Tỉ lệ khối lượng Rùa sa nhân và lượng thức ăn tiêu thụ mùa nóng

STT ID Độ tuổi Giới tính

Khối lượng

(g)

Lượng thức ăn tiêu thụ trung

bình (g)

Tỉ lệ (%) Tổng

hợp và Giun

Hoa quả

Tổng hợp và

Giun

Hoa quả 1 110 Trưởng thành Cái 682 66,55 54,6 9,75 8,00 2 139 Trưởng thành Đực 600 63,45 57,25 10,57 9,54 3 152 Trưởng thành Cái 586 57 50,75 9,72 8,66 4 171 Trưởng thành Đực 896 85,55 76,05 9,54 8,48 5 175 Trưởng thành Cái 899 88,85 72,85 9,88 8,10 6 204 Trưởng thành Đực 572 58,25 57,9 10,18 10,12 7 323 Trưởng thành Cái 818 86,5 86,85 10,57 10,61 8 369 Trưởng thành Đực 623 61,2 62,3 9,82 10,00 9 372 Trưởng thành Đực 520 49,85 52,35 9,58 10,06 10 376 Trưởng thành Đực 679 66 69,45 9,72 10,22 11 379 Trưởng thành Cái 745 73,25 64,8 9,83 8,69 12 383 Trưởng thành Cái 800 78,3 62,25 9,78 7,78 13 387 Trưởng thành Cái 482 52,2 53,95 10,82 11,19 14 427 Bán trưởng

thành Đực 245 24,35 22,2 9,93 9,06 15 430 Trưởng thành Cái 875 83 76,5 9,48 8,74 16 437 Trưởng thành Đực 696 64,75 54,5 9,30 7,83 17 439 Trưởng thành Cái 946 94,95 60,65 10,03 6,41 18 440 Trưởng thành Đực 712 69,15 69,35 9,71 9,74 19 449 Trưởng thành Cái 526 52,15 57,4 9,91 10,91 20 450 Trưởng thành Đực 533 44 49,1 8,25 9,21 21 451 Trưởng thành Cái 671 61,55 63,8 9,17 9,50

STT ID Độ tuổi Giới tính

Khối lượng

(g)

Lượng thức ăn tiêu thụ trung

bình (g)

Tỉ lệ (%) Tổng

hợp và Giun

Hoa quả

Tổng hợp và

Giun

Hoa quả 22 452 Trưởng thành Cái 466 44,8 43,6 9,61 9,35 23 455 Trưởng thành Cái 725 63,75 56,05 8,79 7,73 24 456 Bán trưởng

thành Đực 275 28,65 23,1 10,4 8,4 25 457 Trưởng thành Đực 594 52,35 47,2 8,81 7,94 26 458 Trưởng thành Cái 742 64,55 71,1 8,69 9,58 27 459 Trưởng thành Đực 556 58,05 41,1 10,44 7,39 28 460 Trưởng thành Đực 528 49,1 54,15 9,29 10,25 29 461 Trưởng thành Đực 495 48,1 51,15 9,71 10,33 30 462 Trưởng thành Đực 427 42,75 48,95 10,01 11,46 31 463 Trưởng thành Cái 495 48,35 50,2 9,76 10,14 32 465 Non

Chưa xác định

82 6,7 6,95 8,17 8,47

33 466 Non

Chưa xác định

84 6,6 7 7,85 8,33

34 467 Non

Chưa xác định

109 9 9,8 8,25 8,99

35 468 Non

Chưa xác định

112 11,6 9,95 10,35 8,88

36 469 Non

Chưa xác định

113 9,4 10,95 8,31 9,69

37 470 Non

Chưa xác định

105 10,1 8,85 9,61 8,42

38 471 Non

Chưa xác định

103 8,7 7,6 8,44 7,37

Từ bảng 4.7 cho thấy, với mỗi lứa tuổi khác nhau thì lượng thức ăn chúng tiêu thụ là khác nhau. Lượng thức ăn Rùa sa nhân tiêu thụ trong mùa nóng bằng khoảng 8% - 11% khối lượng cơ thể chúng. Trong đó Giun là món ăn ưa thích và là thức ăn chính của Rùa sa nhân. Do thời tiết nắng nóng, một số cá thể bị căng thẳng, sốc nhiệt do đó giảm sức ăn ở một số cá thể Rùa dẫn đến việc giảm cân. Để giải quyết vấn đề này Trung tâm đã ở sử dụng hệ thống bơm nước để phun ẩm, làm dịu không khí trước khi cho Rùa ăn.

Bảng 4.8. Tỉ lệ khối lượng Rùa sa nhân và lượng thức ăn tiêu thụ mùa lạnh

STT ID Độ tuổi Giới tính

Khối lượng

(g)

Lượng thức ăn tiêu thụ trung

bình (g)

Tỉ lệ (%) Tổng

hợp và Giun

Hoa quả

Tổng hợp và

Giun

Hoa quả 1 110 Trưởng thành Cái 745 27,8 24,3 3,73 3,26 2 139 Trưởng thành Đực 651 21,85 23,85 3,36 3,66 3 152 Trưởng thành Cái 552 23,35 22,25 4,23 4,03 4 171 Trưởng thành Đực 876 34,65 32,95 3,96 3,76 5 175 Trưởng thành Cái 874 35,9 31,2 4,11 3,57 6 204 Trưởng thành Đực 579 23,4 24,95 4,04 4,31 7 323 Trưởng thành Cái 834 33,35 32,25 400 3,87 8 369 Trưởng thành Đực 677 27,4 26,75 4,05 3,95 9 372 Trưởng thành Đực 578 21,55 22,75 3,73 3,94 10 376 Trưởng thành Đực 783 31,3 32,45 4,00 4,14 11 379 Trưởng thành Cái 715 25,7 27,65 3,59 3,87 12 383 Trưởng thành Cái 736 27,15 25,45 3,69 3,46 13 387 Trưởng thành Cái 526 22,2 24,4 4,22 4,64 14 427 Bán trưởng

thành Đực 287 10,8 14,95 3,76 5,21 15 430 Trưởng thành Cái 896 35,7 35,35 3,98 3,95 16 437 Trưởng thành Đực 829 33,55 32,7 4,05 3,94 17 439 Trưởng thành Cái 995 39,8 36,05 4,00 3,62 18 440 Trưởng thành Đực 735 29,4 27,4 4,00 3,73 19 449 Trưởng thành Cái 654 26,35 25,4 4,03 3,88 20 450 Trưởng thành Đực 615 24,6 25,2 4,00 4,10

STT ID Độ tuổi Giới tính

Khối lượng

(g)

Lượng thức ăn tiêu thụ trung

bình (g)

Tỉ lệ (%) Tổng

hợp và Giun

Hoa quả

Tổng hợp và

Giun

Hoa quả 21 451 Trưởng thành Cái 725 29 30,1 4,00 4,15 22 452 Trưởng thành Cái 560 23,3 26,2 4,16 4,68 23 455 Trưởng thành Cái 792 32,45 33,2 4,10 4,19 24 456 Bán trưởng

thành Đực 376 14,4 17,05 3,83 4,53 25 457 Trưởng thành Đực 650 26,3 25,4 4,05 3,91 26 458 Trưởng thành Cái 820 32,8 30,1 4,00 3,67 27 459 Trưởng thành Đực 593 23,7 21,4 4,00 3,61 28 460 Trưởng thành Đực 598 22,6 22,55 3,78 3,77 29 461 Trưởng thành Đực 623 24,55 22,2 3,94 3,56 30 462 Trưởng thành Đực 532 21,65 21,3 4,07 4,00 31 463 Trưởng thành Cái 579 23,5 21,6 406 3,73 32 465 Non

Chưa xác định

117 9,75 8,8 8,33 7,52

33 466 Non

Chưa xác định

123 9,7 11,85 7,89 9,63

34 467 Non

Chưa xác định

142 8,8 12 6,20 8,45

35 468 Non

Chưa xác định

151 13,4 12,65 8,87 8,38

36 469 Non

Chưa xác định

150 14,3 15,3 9,53 10,20

37 470 Non

Chưa xác định

161 16 14,35 9,94 8,91

38 471 Non

Chưa xác định

156 14,8 14,7 9,49 9,42

Bắt đầu mùa lạnh Rùa sa nhân dần ăn ít lại, đây là lúc lượng thức ăn tiêu thụ giảm xuống chỉ bằng khoảng 3% - 4% trọng lượng cơ thể, và tần suất cho ăn trong tuần cũng giảm xuống chỉ còn 2 - 3 lần/tuần. Thời gian này Rùa sa nhân ít hoạt động hơn, giành thời gian trú ấn tránh rét trong hang, tổ cỏ nên nhân viên chăm sóc phải đặt các khay thức ăn gần nơi chúng ẩn nấp để hạn chế Rùa bỏ ăn. Việc tích lũy năng lượng rất cần thiết cho giai đoạn Rùa ngủ đông, do vậy bố trí lịch ăn và lượng thức ăn hợp lý, cung cấp đủ năng lượng cho Rùa sa nhân trước khi chúng chính thức bước vào giai đoạn ngủ đông là hết sức quan trọng.

Đối với các cá thể Rùa non, do sức chịu đựng đối với thời tiết lạnh còn kém nên được di chuyển vào phòng kín, có điều hòa và máy sưởi. Tại đây, nhiệt độ và độ ẩm phòng được điều chỉnh lên mức thích hợp, giúp cho sự sinh trưởng phát triển cũng như khả năng tiêu thụ thức ăn của Rùa non vẫn diễn ra bình thường.

Ngoài ra, căn cứ vào khả năng sinh trưởng của các cá thể Rùa theo tháng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các loại thức ăn, khẩu phần ăn và cách cho Rùa sa nhân ăn tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương. Qua điều tra cho thấy, các cá thể con non và cá thể trưởng thành đều có sự sinh trưởng phát triển tốt qua các tháng, đặc biệt từ tháng 6 - 9 mới mức tăng trung bình từ 20 - 30g. Nguyên nhân do trong khoảng thời gian này các cá thể rùa hoạt động nhiều và mạnh nên cần lượng thức ăn tiêu thụ lớn để phục hồi lại nguồn năng lượng đã bị mất, ngoài ra còn có độ ẩm cao (do mưa nhiều) rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển nên dẫn đến việc tăng cân. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số cá thể bị giảm cân (mức giảm cân không quá lớn) nguyên nhân là do thời tiết mùa hè nắng nóng, oi bức làm các cá thể rùa bị sốc nhiệt, dẫn đến bỏ ăn, thậm chí là bị ốm và tử vong. Đây cũng là mùa sinh sản nên mức độ cạnh tranh giữa con đực và cái khá gay gắt nên khiến chúng bị căng thẳng dẫn đến việc giảm khả năng ăn uống

Bước sang tháng 10, thời tiết bắt đầu lạnh dần, thời điểm này các cá thể Rùa sa nhân ít hoạt động, chúng chủ yếu giành thời gian để trú ẩn trong hang đá, tổ cỏ, hốc cây để tránh rét. Chính vì thế mà lượng thức ăn tiêu thụ vào mùa đông ít hơn mùa hè và tần suất cho ăn trong tuần cũng được giảm xuống.

Chính vì thế mà vào mùa lạnh các cá thể Rùa sa nhân thường bị giảm cân, hoặc giữ nguyên mức cân nặng do chúng ít hoạt động nên không tốn nhiều năng lượng, mức cân nặng có tăng cũng không đáng kể.

Kết luận: Rùa là động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ cao Rùa sa nhân sẽ hoạt động nhiều hơn, bộ máy tiêu hóa hoạt động mạnh, nhu cầu thức ăn sẽ nhiều hơn so với mùa đông khi nhiệt độ thấp, Rùa sa nhân chủ yếu nghỉ ngơi, ẩn nấp. Lượng thức ăn của Rùa sa nhân vào mùa hè gấp gần 3 lần so với mùa đông. Do Rùa trưởng thành hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn năng lượng hơn nên lượng thức ăn của chúng nhiều hơn so với Rùa non. Từ đây ta thấy rằng nhu cầu dinh dưỡng của các cá thể Rùa sa nhân rất khác nhau phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết và lứa tuổi của Rùa, vì vậy cần có một khẩu phần ăn phù hợp cho Rùa sa nhân ở từng lứa tuổi, từng giai đoạn khác nhau.

Thông qua cân nặng của Rùa sa nhân qua các tháng từ tháng 6 - 10 ta có thể nhận thấy được lượng tiêu hao thức ăn giữa mùa nóng và mùa lạnh, để từ đó đưa ra giải pháp, tính toán phù hợp về khối lượng thức ăn cần thiết theo mùa cho loài Rùa sa nhân tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí. Lượng thức ăn cho mỗi cá thể Rùa sa nhân có thể tính theo công thức sau:

*Mùa nóng: Khối lượng thức ăn/ngày = 10% Khối lượng cá thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)