Nghiên cứu khả năng sinh sản của loài Rùa sa nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 59 - 63)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kỹ thuật nhân nuôi Rùa sa nhân

4.2.3. Nghiên cứu khả năng sinh sản của loài Rùa sa nhân

Khả năng sinh sản của các loài động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát triển loài. Đối với các loài bò sát, khả năng sinh sản của loài phụ thuộc lớn vào chế độ dinh dưỡng và yếu tố thời tiết.

Trứng của các cá thể Rùa sa nhân sau khi sinh sản sẽ được thu lại, ghi chép thông tin cẩn thận và đưa vào phòng/lồng ấp. Phòng/lồng ấp được bố trí thành các tầng riêng biệt có điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, phù hợp cho từng loài. Việc thu trứng sẽ được tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận tránh để làm vỡ, hỏng phôi trứng.

Hình 4.11. Lồng ấp trứng tại TCC

Thu trứng: Rùa sa nhân thường đẻ trứng trong hang đá, dưới tổ cỏ hoặc chôn trứng dưới đất nhưng không quá sâu. Khi thu trứng lưu ý gạt bỏ lớp đất, lá một cách cẩn thận khi thu lượm. Thìa là dụng cụ hữu ích để gạt đất cứng.

Quan trọng: Không được xoay/lật trứng, như vậy sẽ làm chết phôi Rùa. Trước khi thu trứng, lấy bút chì mềm đánh dấu X vào vị trí cao nhất của trứng để định hướng của trứng trong tổ. Trong thời gian xử lý đưa trứng từ tổ vào hộp, các quả trứng luôn phải giữ nguyên hướng nằm (dấu X trên cùng) bởi vì trứng Rùa có đặc điểm phôi không được giữ ở vị trí cố định, nó có thể dịch chuyển, chính vì vậy X là vị trí của phôi, nếu ta đảo hay xoay trứng có thể dẫn đến làm chết phôi. Trong quá trình thu trứng, hộp để trứng bao giờ cũng có giá lót phù hợp để chuyển trứng vào phòng ấp.

Đánh số trứng: Viết những thông tin sau lên vỏ trứng:

 Loài;

 Ngày tìm thấy trứng;

 Chuồng;

 Số thứ tự trứng trong ổ (Ví dụ: 1/3 - Trứng số 1 trong số 3 quả).

Soi trứng: Nếu trứng được thụ tinh, dây chằng sẽ được hình thành trong vài ngày đầu tiên tạo thành một vạch trắng ở giữa vỏ trứng và dần lan rộng khắp quả trứng. Cầm trứng soi dưới ánh sáng rõ, làm như thế có thể thấy được phôi Rùa đang phát triển bên trong.

Thông tin về trứng Rùa được ghi lại vào bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thông tin các cá thể Rùa sa nhân sinh sản tại TCC

STT ID Tuổi Ngày thu

trứng

Số trứng

Số tổ trứng

Vị trí đẻ trứng (trong tổ cỏ, hang

đá,…) 1 175 Trưởng thành 22/5/2020 3 1 dưới tổ cỏ 2 323 Trưởng thành 11/6/2020 2 1 trên tổ cỏ 3 383

Trưởng thành 19/6/2020

-20/6/2020 4 2 3 quả trong hang đá, 1 quả dưới tổ cỏ 4 439 Trưởng thành 20/6/2020 2 1 trong hang đá 5 458 Trưởng thành 02/7/2020 1 1 dưới lớp đất mỏng

Tổng 12

Kết luận: Từ bảng 4.10 cho thấy, thời gian đẻ trứng của Rùa sa nhân tại TCC từ tháng 5 - 7, số trứng trung bình mỗi lứa của Rùa sa nhân từ 1 - 4 quả. Tuy nhiên, tại TCC đã từng ghi nhận 2 trường hợp có số lượng trứng nhiều (6 - 7 quả). Nhưng trong quá trình sinh sản đều bị tắc trứng dẫn đến tử vong, qua quá trình kiểm tra phát hiện thấy vỏ trứng mỏng hơn bình thường và mặt ngoài vỏ trứng khá nhám dẫn tới việc khó sinh sản. Nguyên nhân được cán bộ Trung tâm kết luận do số lượng trứng nhiều dẫn tới không đủ lượng canxi cần thiết để trứng phát triển bình thường.

Đối với những trứng đang ấp, tiến hành thu thập các thông tin về đặc điểm trứng ban đầu, cách bố trí lồng ấp, thời gian bắt đầu ấp trứng, thời gian

nở, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, kiểm tra trứng trong quá trình ấp và các đặc điểm bất thường liên quan được ghi chép vào bảng 4.10.

Bảng 4.10. Theo dõi qua trình ấp trứng của Rùa sa nhân Người điều tra: Trung tâm TCC

Nhiệt độ: 290C Độ ẩm : 83%

Địa điểm: Trung tâm TCC Thời gian: 105 ngày

STT Số hiệu trứng

Thời gian bắt

đầu ấp

Thời gian nở

Số ngày ấp trứng

Tỉ lệ con non sống sót

(%)

1 1/3 22/5/2020 25/8/2020 95 100

2 2/3 22/5/2020 25/8/2020 95 100

3 3/3 22/5/2020 26/8/2020 96 100

4 1/2 11/6/2020 09/9/2020 105 100 5 2/2 11/6/2020 09/9/2020 105 100 6 1/3 19/6/2020 18/9/2020 100 100 7 2/3 19/6/2020 18/9/2020 100 100 8 3/3 19/6/2020 18/9/2020 100 100

9 1/1 20/6/2020 16/9/2020 97 100

10 1/2 20/6/2020 17/9/2020 98 100 11 2/2 20/6/2020 17/9/2020 98 100 12 1/1 02/7/2020

Tỉ lệ trung bình 99

Từ bảng 4.11 thời gian trung bình từ khi bắt đầu đưa trứng vào lồng ấp đến khi trứng nở khoảng 99 ngày. Có 11/12 quả trứng nở đạt tỉ lệ trứng nở là 91,66 % được đánh giá là thành công, có 01/12 quả bị hỏng nguyên nhân do không được thụ tinh. Tỉ lệ con non sống sót sau khi nở là 100%. Qua đó cho thấy tỉ lệ trứng nở và con non sống sót khi sử dụng lồng ấp là rất cao, việc tiến hành ấp nở trứng Rùa sa nhân tại tại TCC là rất thành công.

Kết luận: Kết quả điều tra và phỏng vấn các cán bộ Trung tâm cho thấy cá thể Rùa sa nhân trưởng thành sinh dục sau 10 - 12 tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 400g - 600 g trở lên. Chu kỳ động dục thông thường là 1 lần/năm. Rùa

sa nhân mùa sinh sản thường vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 7. Vào thời gian này vùng mắt và vùng mũi của Rùa đực và cái có màu hơi hồng. Khi bắt đầu mùa giao phối, con đực sẽ đuổi theo con cái dùng hành vi

“húc mai” để húc vào mai con cái cho tới khi con cái chấp nhận. Con đực trèo lên mai con cái, cắn cổ con cái, con đực và con cái sẽ tiến hành giao phối, khi giao phối con đực mở to miệng và cố gắng đưa đuôi tới gần phần đuôi tới gần phần đuôi con cái để đưa tinh trùng vào. Sau khi giao phối xong con đực sẽ bỏ đi. Một cá thể Rùa đực có thể giao phối 3 - 4 cá thể Rùa cái trong mùa sinh sản.

Thời gian giao phối của Rùa sa nhân là 4 tháng, vào tháng 6 hàng năm con cái sẽ đẻ trứng, trong một ổ trứng có từ 1 - 4 quả. Một năm Rùa sa nhân chỉ đẻ một lứa duy nhất. Cũng có một số cá thể Rùa sa nhân phải sau vài năm mới có thể sinh sản tiếp. Khi đẻ trứng Rùa cái sẽ đào hố vùi trứng hoặc sẽ đẻ trong những đống lá rụng, đống cỏ đặc biệt là những nơi có độ ẩm đất cao, không bị ngập úng trong mùa mưa. Đây là bản năng sinh tồn của Rùa sa nhân nói riêng và các loài Rùa nói chung.

Tại Trung tâm, trứng Rùa được ấp bằng lồng ấp, thời gian ấp từ 3 - 5 tháng, nhiệt độ lồng ấp luôn đảm bảo duy trì từ 26 - 300C với độ ẩm trên 80%.

Nhiệt độ ấp sẽ quyết định giới tính của con non (dưới 280C sẽ ra con đực và trên 300C sẽ ra con cái). Điều này giúp Trung tâm có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái của con non qua đó cân bằng tỷ lệ giới tính trong quần thể loài đạt mức tối ưu. Đây là kết quả sau nhiều năm theo dõi và nghiên cứu sinh sản đối với loài Rùa sa nhân miền Trung. Đề tài chỉ kế thừa do không được phép tiến hành các thí nghiệm nhằm nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)