9. Nội dung nghiên cửu và tiến độ thực hiện
1.4. Phương pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi
1.5.2. Đối vói việc giáo dục toàn diện
1.5.2.1. Phát triển trí tuệ
CL.* Theo tài liệu tham khảo “Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo” của Đinh Thị Nhung (trang 56) khẳng định: “Đặc điểm của trẻ mẫu giáo “nhận thức bằng cảm tính, tư duy trực quan bằng hình tượng là chú yếu” và đặc điểm hình thành các biểu tượng toán là “trẻ nhận biết thông qua hoạt động” dưới sự hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra của cô giáo mỗi biểu tượng đều đi từ nhận biết, gọi tên dựa vào dấu hiệu bên ngoài sau đó cùng với các hoạt động trẻ đối chiếu, so sánh, phân tích, khái quát để đi đến nhận biết các dấu hiệu đặc trưng cho từng biếu tượng”.
- Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non đã góp phần hình thành và phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ. Từ đó giúp trẻ chuyển từ “tư duy trực quan hành động” sang “tư duy trực quan hình tượng” rồi đến “tư duy logic”
- Góp phần hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh và giúp trẻ tìm đuợc sự liên hệ giữa các biểu tượng toán vói thế giới xung quanh
- Góp phần hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tống hợp,
khái quát hóa...
- Góp phần phát triển cho trẻ ở lứa tuổi mam non, giúp trẻ nói đúng câu, đủ ý. Điêu quan trọng là cung cấp cho trẻ vốn từ về các biểu tượng toán giúp trẻ có thê hiếu và biết diễn đạt các từ sao cho phù hợp với thực tế.
- Góp phần phát triển và thúc đẩy các quá trình tâm lý ở trẻ như: Ghi nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tưọng....
1.5.2.2. Giáo dục đạo đúc, thâm mỹ
- Hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, không chỉ giúp trẻ nhận thức được một số kiến thức toán học mà trong quá trình tổ chức, trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức : Cá nhân, tổ, nhóm, cá tập thê với những phương tiện khác nhau.
- Thông qua những hình thức và phương tiện hoạt động để hình thành các biếu tượng toán cho trẻ mầm non góp phần giáo dục ý thức tô chức kỷ luật, tính kiên trì, lòng ham hiểu biết, độc lập, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ lần nhau...Từ đó hình thành ý thức tập thể trong cộng đồng.
- Mặt khác, thông qua các hoạt động nhận thức toán học trẻ không chỉ biết nhận thức cái đẹp mà còn biết tạo ra cái đẹp
1.5.2.3. Phát triển nhận thức.
- Quá trình hình thành các biểu tuọng toán tạo điều kiện để rèn luyện và phát triên khả năng nhận thức, tư duy logic, hướng đến sự phát triển trí tuệ chung của trẻ.
- Qúa trình lĩnh hội biểu tượng toán ban đầu ở trẻ dựa trên việc lĩnh hội các phương thức hành động, thực hành một cách có trình tự. Thông qua phương thức này giúp trẻ phát triển cảm giác và tri giác.
- Việc lĩnh hội các biểu tượng toán ban đầu còn giúp trẻ hoàn thiện các quá trình nhận thức lý tính, các thao tác tư duy được hình thành và phát triên.
1.5.2.4. Phát triển ngôn ngữ
- Làm quen với biểu tượng toán giúp trẻ tích lũy vốn từ mà trong giao tiếp hăng ngày - Trẻ cần biết giải thích một cách chính xác nghĩa của từ, hình thành ngôn ngữ mạch lạc và hoàn thiện cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy, khi vốn từ ở trẻ đầy đủ thì trẻ có thế giải thích được mục đích, phương thức và kết quả của hành động trẻ đã thực hiện.
1.5.2.5. Chuẩn bị cho trẻ vào trường pho thông - Chuẩn bị một số biểu tượng toán học ban đầu
CM. + Nhận biết và phân biệt được 10 số đầu: Biết đếm, thêm, bớt, phân chia một nhóm các đối tượng làm 2 phần trong phạm vi 10 thành thạo.
CN. + Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ số lượng (có số lượng bằng nhau, không bằng nhau)
CO. + Giúp trẻ nắm được một số thuật ngữ toán học
CP.+ Hình thành cho trẻ một số kỹ năng như kỹ năng so sánh số lượng, kỹ năng đêm...
CQ. + Trẻ không chỉ lĩnh hội kiến thức về các con số, mà còn học cách trừu tượng hóa sự đánh giá số lượng khỏi tất cả những dấu hiệu khác của vật
CR. Chuẩn bị về tâm the cho trẻ:
CS. + Trường phổ thông và trường mẫu giáo là 2 môi trường có chế độ sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ khác nhau khá nhiều đối với trẻ mẫu giáo, ở trường mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các hoạt động, các trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ tiếp thu các tri thức một cách chủ động, tự giác không có sự bắt buộc. Thời gian một hoạt động của trẻ 5-6 tuổi là 25-30 phút. Còn ở trường phổ thông, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, đó là hoạt động nhận thức để tiếp thu tri thức khoa học. Việc học và chơi đưọc phân định rõ ràng, học ra học, chơi ra chơi. Đặc biệt đối với môn toán, nếu ở trường mẫu giáo chỉ sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật để hình thành một số biêu tượng toán học thì ở trường phổ thông giáo viên bắt đầu dạy học sinh các khái niệm toán cơ bản theo một trình tự logic với nội dung được định sẵn trong chương trình, hàng ngày đều có kiểm tra bài cũ, bài giảng mới, ôn tập, kiểm tra.Trong các giờ học trẻ phải biết thu nhận các yêu cầu của giáo viên, phải độc lập tư duy, tự tìm ra cách giải quyết các yêu cầu đó trong quá trình học tập. Quan hệ của giáo viên và học sinh là quan hệ giữa người dạy và người học, trách nhiệm đó thể hiện ở các điểm số trẻ đạt được hang ngày, đó là kết quả giảng dạy của thầy và thu nhận kiến thức của trò. Vì vậy trong lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là ở lớp tuổi cô giáo cần giúp trẻ nhận thấy trách nhiệm của mình trong hoạt động học tập. Hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở mầm non sẽ làm nền, làm cơ sở để trẻ chuẩn bị học các phép tính cộng, trừ ở lớp 1
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.