Tổng Quan Khu Vực Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình không kinh doanh lên quá trình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tp thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 20 - 34)

1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chỉnh

Hình 1: Bản đồ hành chính Tp.TDM

Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điềm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km. Hiện Thủ Dầu Một đang là đô thị loại III.

Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên.

Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Phía Nam giáp thị xã Thuận An.

Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.

Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km2 (thống kê năm 2014), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân. Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.

Chánh Nghĩa là một phường nội ô thuộc thành phố Thú Dầu Một, tỉnh Bình Dương, có diện tích tự nhiên khoảng 476,95 ha (2014), chia làm 12 khu phố, nằm ờ phía Nam phường Phú Cường, và cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 2km về phía Nam.

Phía Đông: Giáp phường Phú Hòa.

Phía Tây: Giáp sông Sài Gòn.

Phía Nam: Giáp phường Phú Thọ.

Phía Bắc: Giáp phường Phú Cường

Phường Phú Thọ nằm ở cực Nam thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương cách trung tâm thành phố 3km với diện tích tự nhiên khoảng 490,31 ha (2014), chia làm 7 khu phố.

Phía Đông giáp phường Phú Hòa.

Phía Tây giáp sông Sài Gòn.

Phía Nam giáp phường An Thạnh.

Phía Bắc giáp xã Phú An, thị xã Bên Cát.

Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những Thành phố thuộc tỉnh mà trong đó không có xã ngoại thành, 100% là phường.

Khỉ hậu, thời tiết:

Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng âm. phân bố thành 2 mùa rõ

rệt trong năm: mùa mua từ tháng 5-11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đèn tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong 5 năm là 26,78°c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,2°c (tháng 4/2015), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,4°c (tháng 1/2009). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8°c.

Độ ẩm không khí trong 5 năm trung bình từ 80 - 84% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ rệt. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ầm trung bình vào mùa khô là 78%.

Lượng mưa trung bình trong 5 năm qua từ 1.734,2 - 2.286,8 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bình dưới 20mm.

Chế độ gió tương đối ổn định, BD có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây - Tây Nam và gió Đông - Đông Bắc. Gió Tây - Tây Nam là hướng gió thịnh hành trong mùa mưa và hướng gió Đông - Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô.

Tuy nhiên Bình Dương với khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao thì các chất thải rắn đô thị phát sinh không được thu gom vứt bừa bãi lung tung thì ngấm nước mưa, gây ra nước rỉ rác và khi nắng nóng lên thì bổc mùi hôi thối gây ô nhiễm khu vực dân cư và môi trường xung quanh.

1.1.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội

*** Sự phát triển dân số

Quy mô dân số ngày một lớn nhanh, dân số phân bố không đồng đều. tập trung nhiều ở trung tâm thành phố Thủ Dầu Một với 271.165 người (thống kê năm 2014), trong đó phường Chánh Nghĩa có 26.834 nhân khẩu với 6.573 hộ gia đình (2014); phường Phú Thọ có 19.586 nhân khẩu với 4244 hộ gia đình, trong đó có 19 hộ nghèo (2014); Tân An là phường ngoại ô do đó dân cư thưa thớt chỉ 13.128 nhân khẩu với 3.190 hộ gia đình (2014), trong đó có 43 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 1,57%). Dân cư ngoại tỉnh cũng đổ về đây làm việc và sinh sống. Việc gia tăng dân số sẽ gây áp lực mạnh đổi với địa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ỏ' và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý chất thải.

Ytế

Hệ thống y tế cơ sở công lập của tỉnh tiếp tục dược củng cố hoàn thiện, hê thông y tê tư nhân phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 763 cơ sở y tế và dịch vụ, 1.453 cơ sở dược và 189 cơ sở

y học cổ truyền.

Lượng rác thải y tế phát sinh trung bình hơn 1 tấn/ngày. Một số chất thải đặc trưng của y tế: chất thải sinh hoạt thông thường từ sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi; chất thải y tế: bông băng, ống truyền dịch, ống chích, bình lọc máu...đã qua sử dụng của bệnh nhân, chất thải là hóa chất, phóng xạ, thuốc gây độc...và chât thải sinh hoạt của khoa lây nhiễm, vật dụng thải bỏ của bệnh nhân lây nhiễm; chất thải là bệnh phẩm bao gồm phần bị hoại tử của quá trình phẫu thuật, các xét nghiệm máu...

Phát triển đô thị mó’i

Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn Bình Dương ước đạt 45% diện tích nhà ở đạt 16,92 m3/người. Toàn tỉnh hiện có 112 dự án đầu tư khu dân cư, nhà ở thương mại với tổng diện tích là 6.253 ha; trong đó, có 28 dự án đã cơ bản hoàn chỉnh, 38 dự án đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 46 dự án đang đền bù giải tỏa.

Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 là xây dựng đô thị BD trở thành một cục phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị cũng ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động; đó là việc gia tăng nhanh chóng khối lượng và số lượng các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt phát sinh, nhất là chất thải nguy hại...

Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế của địa phương tiếp tục giữ vững và từng bước phát triên, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt ở mức cao so với bình quân của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm của phường Phú Thọ đạt 45 triệu đồng/người/năm (2014), phường Chánh Nghĩa đạt 39,6 triệu đồng/người/năm (2014) và phường Tân An đạt 34 triệu đồng/người/năm (2014).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp, dich vụ vả nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 63% - 32.6% và 4,4% so với năm 2005, dịch vụ tăng 4,5%, công nghiệp giảm 0,5%

và nông nghiệp giảm 4%. Cơ cấu kinh tế phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP. Cơ cấu lao động chuyên dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Hiện trên địa bàn phường Chánh Nghĩa có khoảng

13.860 nhân khẩu lao động, chiếm khoảng 61,75% dân số toàn phường, nguồn lao động của phường Chánh Nghĩa tương đối dồi dào, có khoảng 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm khoảng 80% số người lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyến đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường tỉnh do phát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế.

Giáo dục

Chất lưọng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, công tác chông mù chữ - phổ cập giáo dục tiếp tục được thực hiện và giữ vững chuân quôc gia. Được sự quan tâm của Nhà nước, trên địa bàn Phường Chánh Nghĩa hiện có 4 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trường Chính Trị.

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các trường liên tục duy trì, số lượng học sinh mầm non đến lớp tăng. Sự nghiệp giáo dục của địa phương có bước phát triển, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, phường Tân An đã xây dựng mới 3 trường học và có 2/4 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Quản lý môi trường

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, Bình Dương đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ môi trường, nhờ đó đến nay các chỉ tiêu về môi trường mà Nghị quyết Tỉnh ủy Bình Dương và Trung ương đề ra cho cả giai đoạn 2011 - 2015 đều đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chưong trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường như: Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Ke hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015...

Công tác giáo dục, tuyên truyền về BVMT cũng được đẩy mạnh. Việc phối hợp ngành chức năng với các ban ngành đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng ngày càng đi vào

chiều sâu. Ngoài ra, ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn gia đình, khu phố (ấp) văn hóa, từ đó thực hiện thành công mô hình Tổ tự quản về BVMT. Bên cạnh đó còn rất nhiều loại hình tuyên truyền thông qua các đợt kỷ niệm đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác BVMT. Tình hình ô nhiễm môi trường đã kiểm soát và hạn chế được gia tăng ô nhiễm và suy thoái về môi trường.

Nhờ nâng cao năng lực và hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về môi trường, Bình Dương từng bước kiểm soát tình hình ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, đó là chất lượng các thành phần môi trường chưa được cải thiện rõ rệt, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số nơi trong vùng phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh; tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật cấp - thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn còn thiếu đồng bộ và chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm...

Bên cạnh đó, các vấn đề quản lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường năng lực quản lý môi trường ngày càng được chú trọng, góp phần nâng cao nhận thức vê BVMT trong các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp và an toàn vì sự phát triển nhanh và bền vững của Bình Dương, xứng đáng là một thành phố văn minh, hiện đại trong tương lai gần. Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý 90% rác thải trong sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ hộ dân đăng ký thu gom rác đạt 100% tại phường Chánh Nghĩa với 13 tuyến đường chính thu gom rác và phường Phú Thọ có 4 tuyến chính còn Tân An chỉ đạt tỷ lệ 85% vói 4 tuyến chính thu gom rác. Các cơ quan thường xuyên chỉ dạo kiểm tra và xử lý nghiêm những trường họp vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1.1.3 Tống quan về CTRSH trên địa bàn Thủ Dầu Một

Nguồn gốc phát sinh CTRSH

Với đề tài nghiên cứu: “Xác định moi tuong quan giữa một số đặc điêm kinh tê xã hội (demorgraphic) của hộ gia đình đối vó’i sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Duong”, đối tượng nghiên cứu mả nhóm nghiên cứu hướng đến là các hộ gia đình không kinh doanh.

Với những yếu tố kinh tế - xã hội đặc trưng cho hộ gia đình đơn thuần (số lượng thành

viên trong gia đình, thu nhập và trình độ học vấn), nhóm nghiên cứu chỉ nghiên cứu các hộ gia đình không kinh doanh vì các yếu tố kinh tế - xã hội này chỉ tác động lên khối lượng rác phát sinh do nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình và phản ánh lượng CTRSH trung bình phát sinh trong một ngày.

Trong quá trình khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy rang, CTRSH của hộ gia đình bắt nguồn từ các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, dọn dẹp.... Nguồn phát sinh CTRSH của từng hộ gia đình về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, đặc trưng về thói quen sinh hoạt sẽ dẫn đến sự khác biệt về khối lượng và thành phần CTRSH của mỗi hộ gia đình.

Thành phần và khối lưọng CTRSH

Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư ngày càng tăng, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng.

Điều tra nghiên cứu xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn Tp. Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương của nhóm được tiến hành trên 300 hộ gia đình được chọn để nghiên cứu. Thời gian lấy mẫu là 17h hằng ngày và liên tục trong vòng 7 ngày. Trong quá trình phỏng vấn và phát túi nilon đựng rác cho các hộ gia đình, nhóm yêu cầu các hộ gia đình phân rác thành 2 loại để dễ dàng hơn cho công việc quan sát và dự đoán kết quả. Trong thành phần chất thải hữu cơ gồm có thức ăn thừa, vỏ trái cây, xương động vật... Trong thành phần chất thải vô cơ chủ yếu gồm túi nilon, chai lọ, giấy hoặc hộp giấy, hộp xốp, đồ nhựa...

Hình 3: CTR hữu cơ Hình 4: CTR vô cơ (Nguồn: tác giá khảo sát)

Với khối lượng CTRSH cân được, nhóm nghiên cứu tính được khối lượng rác trung bình là 0,6kg/hộ/ngày hay 0,148kg/người/ngày. Với dân số Tp. Thủ Dầu Một là 271.165 người (thống kê năm 2014), ước tính tổng khối lượng CTRSH của hộ gia đình phát sinh trên địa bàn Tp. Thủ Dầu Một là 40.211,567 kg/ngày. Đây là một khối lượng rác thải rất lớn, vì vậy cần phải đề ra biện pháp để làm giảm thiểu tối đa khối lượng CTRSH phát sinh. Ta có thể dễ dàng thấy được chỉ số phát sinh chất thải bình quân đầu người tăng theo mức sống và cứ mỗi năm thì con số này lại tăng thêm. Các con số về lượng phát sinh CTR sinh hoạt không thống nhất là một trong những thách thức cho việc tính toán và dự báo lượng phát thải CTR ở nước ta. Đặc biệt trong vùng kinh tế trọng điểm thì lượng phát sinh chất thải cũng nhiều hơn, thành phố TDM là đô thị nên lượng rác thải ngày một tăng, khi mức sống của người dân càng nâng cao thì thành phần rác trở nên phức tạp.

Trong tổng khối lượng rác thải sinh hoạt mà nhóm nghiên cứu cân được, rác thải hữu cơ chiếm trung bình khoảng 66,1%, còn lại là chât thải vô cơ chiếm tỉ lệ 33,9%. Chúng ta dễ dàng thấy được khối lượng chất thải hữu cơ chiếm tỉ lệ cao trong tổng khối lượng CTRSH của hộ gia đình. Tập quán của người dân BD là nấu ăn tại gia đình, do đó thành phần hữu cơ chiếm đa số, chủ yếu là các loại vỏ rau củ quả. Trong thành phần rác

vô CO' thi chất thải là túi nilon chiếm khối lượng khá lóư. Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lâp và hầu như không

bị phân hủy. Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HC1, voc, Dioxin, Furan,... Nêu tính trung bình, mỗi hộ gia đình thải khoảng 3 + 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 1 túi nilon/người/ngày). Ngoài ra, CTNH còn bị thải lẫn vào chat thải

sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02 0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn huỳnh quang, thủy tinh vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ son móng tay... Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Do vậy, các cơ quan quản lý cần có chính sách và yêu cầu có kế hoạch thu gom riêng biệt CTNH trong CTR sinh hoạt. Thành phần CTR thay đổi đáng kể do mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa ngày càng đa dạng. Chất lượng cuộc sống tăng cao kéo theo CTNH cũng tăng, trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Bên cạnh đó, các loại bao bì như giấy, nhựa, chai lọ thủy tinh sẽ không ngừng gia tăng, do vậy, cần có chiến lược thu gom. tái chế các chất thải bao bì, giảm sử dụng túi nilon. Các đồ dùng như quần áo, giường tủ, tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao hơn. Mặc dù chất thải loại này thường được tái sử dụng, song, lượng chất thải này cũng vẫn gia tăng theo thời gian,...

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình không kinh doanh lên quá trình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tp thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w