Co sỏ' thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình không kinh doanh lên quá trình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tp thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 42 - 45)

♦> Khải niệm chất thải

“Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người” [Quốc hội, 2005],

♦> Chất thải sinh hoạt

“Chất thải sinh hoạt là một phần chất thải rắn, chất thải rắn phát sinh từ bất kỳ hoạt động sốngcủa con người, tại nhà, công sờ, trên đường, tại nơi công cộng...đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là hợp chat hữu cơ và chất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất” [Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải răn].

Hộ gia đình

Là một nhóm người thường có quan hệ gia đình hoặc đôi khi không có quan hệ gia dinh với nhau nhưng cùng sống chung, cùng sở hữu chung về tải sản và các tư liệu sản xuất, cùng tham gia các hoạt động kinh tế chung và cùng hưởng thụ những thành quả sản xuất chung của họ [Nguyễn Đức Truyền, 2010],

♦ĩ* Các đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đĩnh: Bao gồm các yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp,... Cụ thể như sau:

Yếu tố đặc điểm thu nhập của hộ gia đình: Là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

Yếu tố trình độ học vấn: Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

4 2

Hoạt động quản ỉỷ chát thải

“Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người” [Chính phủ, Nghị định sô 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007],

1.3.2 Cơ sở thực tiễn

Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải ran sinh hoạt nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đên vân đề trên của nhiều nhóm tác giả với những hướng đi khác nhau đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Một số đề tài được thực hiện như: Đề tài: “Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030”, trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập chất số liệu thực tế về chất thải rắn sinh hoạt và mối tương quan giữa điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực ven đô và quá trình phát sinh chất thải rắn cũng như tìm hiểu về tuyến thu gom rác và tù' đó đề xuất mô hình quản lý rác thải cho phù họp vó'i khu vực ven dô Tp. Hà Nội [Lê Cường, 2015].

Ngoài ra còn có luận văn: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thủ Dầu Một Tỉnh Bỉnh Duong", trong bài tác giả đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp khảo sát thực địa để cho thấy tình trạng phát sinh chất thải rắn trong khu vực và công tác quản lý của các cơ quan chức năng trong việc thu gom và xử lý rác thải. Đồng thời cho thấy các tác hại của rác thải đến đòi sống con người, và đưa ra các biện pháp khắc phục [Cao Thị Lành, 2013].

♦> Các nghiên cứu ngoài nước

Các vấn đề về rác thải và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh rác thải cụ thê là điều kiện kinh tế - xã hội cũng được các nước rất quan tâm. Vì vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế - xã hội đến quá trình phát sinh chất thải rắn như: đề tài của nhóm tác giả Raíìa Afroz, Keisuke Hanaki và Rabbah Tuddin, nhóm tác giả Kayode, A. M và Omole, F.K và nhóm tác giả Nilanthi J. G. J. Bandara & J. Patrick A. Hettiaratchi & s. c.

4 3

Wirasinghe & Sumith Pilapiiya. Tuy các nhóm tác giả thực hiện đề tài bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng các nghiên cứu đều cho ra kết quả giống nhau là: Các yếu tố tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng rác phát sinh trong hộ gia đình. Bên cạnh các nghiên cứu trên thì cũng có một vài nghiên cứu đã có kết quả khác như: đề tài của tác giả Mohd. Badruddin, Mohd.Yusofl, Fadil Othman, Normala Hashim và Nur Cahaya Ali, nghiên cứu này cho thây chỉ có người trong gia đình và các yếu tố lối sông, đặc biệt là thói quen ăn uống của người dân, góp phần đáng kể vào sự thay đối trong phát sinh chât thải khu dân cư. Cụ thể từng đề tài như sau:

- Đề tài “The Role of Socio-Economic Factors on Household Waste Generation” Ỏ' Dhaka.

Kẻt quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các chất thải của các hộ gia đình ở thành phố Dhaka đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô hộ gia đình, thu nhập, mối quan tâm về môi trường và họ sẵn sàng để phân loại các chat thải và thực hiện những yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, tăng trưởng và hiệu suất cũng như đe giảm suy thoái môi trường của rác thải sinh hoạt. Vì vậy, nhóm tác giả đã đua ra giải pháp tuyên truyền nhăm nâng cao ý thức và kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vê môi trường [Raíĩa Afroz at al., 2010].

- Đe tài: “Some socio-economic factors affecting solid wastes generation and disposal in Ibadan Metropolis, Nigeria", theo nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yểu tố kinh tế - xã hội như thu nhập, tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp và xây dựng các loại đã có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn các phương pháp xử lý rác. Nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp là thành lập các chương trình tái chế có thể là một chiến lược hiệu quả trong việc thực hiện quản lý chất thải bền vững ở Bangladesh [Kayode, A. M và Omole, F. K, 2012],

- Tuy nhiên trong đề tài: “The role of socio-economic and cultural factors in municipal solid waste generation”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là thuộc tính như thu nhập, giáo dục, kinh tế xã hội và yếu tố khác hầu như không ảnh hưởng đến lượng chất thải phát sinh. Dường như chỉ có người trong gia đình và các yểu tố lối sống, đặc biệt là thói quen ăn uống của người dân, góp phần đáng kể vào sự thay đổi trong phát sinh chất thải khu dân cư trong khu vực nghiên cứu, nghiên cứu này đặc biệt không tìm thấy một mối tương quan tích cực giữa thu nhập và chất thải. Nhóm tác giả đã đề xuất gải pháp tái chế và giảm lượng rác thải ra của các hộ gia đình [Mohd. Badruddin at ah, 2002],

- Bên cạnh đề tài trên còn có đề tài: “Relation of waste

generation and composition to socio-economic factors”, nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế - xã hội như: tuổi tác, thu nhập, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất ló'n đến khối lượng rác phát sinh trong gia đình. Nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp dùng rác thải hữu cơ để tạo năng lượng và phân bón, điều này cũng giúp ích cho công tác thu gom chất thải ran trong khu vực [Nilanthi J. G.

J. Bandara at al., 2007].

4 4

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình không kinh doanh lên quá trình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tp thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w