Một số khuyến nghị được đua ra sau khi nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu Tác động của định hướng việc làm thêm tới định hướng nghề nghiệp của sinh viên (Trang 42 - 45)

CHƯONG 4: KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 4.1. Nhận xét chung

4.2. Một số khuyến nghị được đua ra sau khi nghiên cứu vấn đề

Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhưng có rất nhiều lý do để sinh viên nên tìm cho mình một công việc làm thêm.

Thứ nhất là vấn đề chi tiêu, sinh viên có khá nhiều khoản phát sinh cần chi mà không thể gọi về nhà xin cha mẹ được.

Thứ hai là rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Thứ ba là việc đi lảm thêm sẽ giúp sinh viên ý thức hơn về giá trị của đồng tiền và biết cách chi tiêu hợp lý, giảm một phần gánh nặng cho gia đình. Nhưng không phải công việc làm thêm nào cũng có thể mang tói cho sv những điều tích cực như trên đã nói. vấn đề là sinh viên phải biết lựa chọn công việc thích hợp với mình (nếu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp tương lai của mình thì càng tốt). Khi chọn việc, bạn phải cân nhắc hệ số an toàn của công việc đó và phải hết sức thận trọng với những công việc nhạy cảm, với những công ty môi giới việc làm làm ăn mập mờ, không uy tín. Thứ nữa là phải sap xếp thòi gian biểu hợp lý để việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học tập.

Theo kết quả của khảo sát thì 94% số sinh viên được hỏi có khả năng định hướng được nghề nghiệp nghĩa là biết ngành nghề ra trường sẽ làm nhưng cụ thể thế nào thì sinh viên không thể hiểu rõ hết. Dẻ ra trường khỏi bỡ ngỡ với công việc dù sinh viên đã định hướng sẵn nhưng học là một chuyện ra trường đi làm lại là chuyện khác. Vì vậy, sinh viên nên đi làm thêm những công việc

liên quan tới chuyên ngành để ra trường xin việc dễ dàng hơn cũng như khi làm việc sẽ dễ nắm bắt công việc nhanh và hiệu quả hơn. Hơn nữa khi đi làm thêm sinh viên sẽ học được cách giao tiếp và một số kỹ năng mềm quan trọng rất càn thiết cho công việc và cuộc sống sau này.

Trong giai đoạn hiện nay việc sinh viên ra trường làm trái nghề là một chuyện bình thường, nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân gây ra hiện trạng trên là do sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường không định hướng được sau khi ra trường làm gì, sinh viên đi học chỉ là cho có, cho kịp bạn bè mà không xác định đúng nghề nghiệp sau khi học xong. Việc đi làm thêm đúng chuyên ngành đang được đao tạo không chỉ góp phần giúp sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào công việc ngay khi còn đi học mà còn giúp sinh viên nhận ra được điểm yếu điểm mạnh của mình khi đi làm để phát huy tối đa diêm mạnh và hạn chế điểm yếu. Một sinh viên học kế toán nhưng khi đi làm thêm bên chuyên ngành kế toán sinh viên có thể nhận thấy hợp với bên kinh doanh hơn thì có thể đi lệch qua công việc mà cảm thấy làm hiệu quả và tốt hơn. Việc đi làm thêm sẽ giúp sinh viên xác định chính xác hơn định hướng nghề nghiệp đã chọn chính xác và phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu xã hội hay không.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đên tình trạng sinh viên muốn đi làm thêm nhưng không đi được. Có thể do gia đình, vấn đề sức khỏe... nhưng biết cách sắp xếp thời gian và xác định được mục tiêu học tập và đi làm thêm thì sinh viên hoàn toàn có thể đi làm thêm theo mong muốn của mình.

Do đó, sinh viên nên đi làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đế có những kinh nghiệm quý báu cho tương lai. Vì vậy sinh viên nên:

V Săp xếp thời gian hợp lý đe đi làm thêm những công việc liên quan đến ngành nghề sau này sẽ đi làm

V Xác định rõ ràng mục đích đi làm thêm để lấy kinh nghiệm không phải đi làm thêm đế kiếm tiền rồi sao nhãng việc học

J Có định hướng rõ ràng cho công việc tương lai và nắm lấy cơ hội khi để áp dụng kiến thức đã học ngay khi còn ở trên ghế nhà trường.

4.2.2 Đối với nhà trường

Theo kết quả của cuộc khảo sát, sinh viên đi làm thêm chủ yếu qua trung tâm giới thiệu việc làm và người thân bạn bè giới thiệu và hoàn toàn không có nguồn thông tin việc làm từ nhà trường. Việc đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm và xác định ra trường là gì đối với sinh viên là

rất quan trọng, sinh viên ra trường có việc làm và làm tốt công việc của mình thì uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ tăng lên. Vì vậy, nhà trường nên quan tâm hơn về khía cạnh này đê nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường vì học xong sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Các giải pháp khuyến nghị,

Thứ nhất. Từ năm 2005, 8 trường ĐH của Việt Nam đã tham gia chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE). Ý tưởng chủ yếu của chương trình này là nâng cao cơ hội có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, bằng cách xây dựng một chương trình học tập có thể giúp người học phát triển những năng lực có thẻ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Theo đó, các chương trình đào tạo theo chương trình này có nhiều thay đổi quan trọng so với chương trình truyền thống: bỏ đi các môn không quan trọng, thiết kế lại nội dung, thêm vào các môn học và kỹ năng cần thiết; dành nhiều thời gian hơn cho các môn thực hành, thực tập và đi thực tể. Cằc mồn học được thiết kế theo mức độ năng lực và thành tích học tập của sinh viên.

Các trường tham gia vào chương trình này cũng tạo được các quan hệ với thị trường lao động mà đại diện là các công ty, doanh nghiệp, cơ quan,... Trong đó, xây dựng các chương trình, chuyến đi thực tập, thực tế, làm đề án tốt nghiệp mà các nhà tuyển dụng đóng vai trò là người hướng dẫn cũng như phản hồi về kết quả của sinh viên. Các nhà tuyến dụng cũng được mời đến trường như các diễn giả, thỉnh giảng, trao đổi, nói chuyện, giảng bài với mục đích giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm...

Tuy nhiên, chương trình POHE đến nay mới chỉ thực hiện được ở 8 trường, trong mỗi trường lại chỉ thực hiện được ở 1-2 chuyên ngành. Có thể nói, so với các chương trình đào tạo truyền thống, quy mô của POHE còn quá nhỏ bé. Chính vì quy mô nhỏ nên thực sự chưa tạo ra sự nhận thức và hiểu biết rộng rãi của xã hội, từ đó không thu hút được nhiều học sinh, không tạo ra những thay đổi đáng kể ở các trường theo định hướng đào tạo nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các trường đã tham gia giai đoạn 1 của chương trình này, POHE vẫn được xnhóm như một “thử nghiệm”, hay một dự án mà chưa thực sự trở thành một định hướng chiến lược lâu dài, cũng như hòa nhập thực sự vào quá trình đào tạo của nhà trường.

Việc áp dụng chương trình POHE chưa mang lại hiệu quả thiết thực vì ở các tỉnh, thành phố áp dụng mô hình này còn chưa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và điều kiện của doanh nghiệp từng tỉnh thành nơi áp dụng chương trình này. bình dương là nơi có nhiều công ty, khu công

nghiệp việc trường Đai Học Thủ Dầu Một thực hiện một chương trình đào tạo sinh viên giống như chương trình POHE là một giải pháp thiết thực trong hiện trạng sinh viên thất nghiệp tràn lan như bây giờ. Khi áp dụng chương trình POHE nhà trường có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với năng lực sinh viên và điều kiện cho phép của các doanh nghiệp khi liên kết với nhà trường.

Thủ' hai, Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với công việc sau khi ra trường có thể là đi làm thêm đúng với ngành nghề đang được đào tạo là hiệu quả. Có những nguyên nhân khiến sinh viên muốn đi làm nhưng không cho phép, vì vậy, Nhà trường có thê tìm các công việc cho sinh viên nhưng đồng thời sắp xếp thời gian học phù hợp cho từng năm học của sinh viên ,dể sinh viên có thể đi làm.

Thủ' ba, Một chương trình hiệu quả khi nó được thực hiện hiệu quả từ thế hệ sinh viên này qua thế hệ sinh viên khác. Vì vậy, nhà trường cũng có thể thành lập câu lạc bộ thực nghiệm cho sinh viên nơi các anh chị đi trước có thể truyền lại những kinh nghiệm cho sinh viên khóa sau và là nơi sinh viên trao đổi kinh nghiệm với nhau, nơi sinh viên và nhả trường đưa ra vướng mắc và cách giải quyết tốt nhất cho sinh viên để sau đó rút ra kinh nghiệm cho những trường hợp tương tự sau này.

Một phần của tài liệu Tác động của định hướng việc làm thêm tới định hướng nghề nghiệp của sinh viên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w