Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI
3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh tại thành phố Lào Cai
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Một là, qui định chính sách thuế, tổ chức thu nộp thuế còn phức tạp, hay thay đổi. Việc Nhà nước ban hành Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007 là cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan quản lý thuế thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó trong thời gian qua, các Bộ ngành, nhất là Tổng cục thuế đã ban hành hàng loạt các thông tư hướng dẫn, các quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý thuế như: Quy trình đăng ký thuế; Quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế; Quy trình miễn giảm; Quy trình kiểm tra; Quy trình quản lý nợ; Quy trình cưỡng chế nợ;
Quy trình hoàn thuế... đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai các quy định về thuế đã phát sinh một số bất cập đơn cử như: Theo quy định của Luật thuế GTGT thì mọi đối tượng nộp thuế GTGT phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Nhưng trên thực tế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp nhỏ, và nhất là các hộ kinh doanh cá thể không nghiêm, đa số không thực hiện, một phần do việc ghi chép phức tạp, một phần do thói quen người tiêu dùng không yêu cầu người bán xuất hóa đơn khi mua hàng... Từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế nhất.
Hai là, môi trường quản lý thuế chưa có nhiều điều kiện thuận lợi. Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác QLT.
Các cơ quan quản lý Nhà nước còn gây phiền hà cho khu vực HKD. Một số địa phương và cơ quan chưa coi công tác thuế là nhiệm vụ của mình. Tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến SXKD, doanh thu, lợi nhuận giảm, nợ đọng thuế tăng.
Ba là, tổ chức bộ máy thực hiện các nội dung QLT còn hạn chế; chưa hiệu quả;
chưa cân đối trong bố trí sử dụng CB; hạn chế về số lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ thuế. Trong chỉ đạo QLT còn hạn chế, chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để chống thất thu. Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế, áp đặt, hạn chế chủ động của cấp dưới. Kiểm tra thuế còn ít, thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Tuyên truyền về thuế còn hình thức, đại trà, chưa phân loại theo mức độ tuân thủ để có biện pháp phù hợp. Ứng dụng CNTT còn ở mức thấp, nhiều công việc vẫn làm thủ công.
Bốn là, HKD có số lượng lớn, trải rộng khắp địa bàn nên công tác QLT gặp nhiều khó khăn, tốn kém kinh phí, nhân lực. Địa bàn quản lý rộng, đối tượng quản lý nhiều đang là những khó khăn, thách thức mà Chi cục thuế thành phố đang phải đối mặt, nhất là việc quản lý các hộ KDCT. Tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT được giao trực tiếp cho Đội thuế LXP. Ngoài đội thuế LXP Phía Nam có 9 người, các đội thuế LXP còn lại chỉ có từ 5-6 cán bộ
Bên cạnh đó những mặt tồn tại còn xuất phát từ các nguyên nhân:
- Cơ sở vật chất: Theo báo cáo của Chi cục, trong những năm qua, về cơ sở vật chất đã được Cục thuế tỉnh quan tâm đầu tư kịp thời, đầy đủ, từ trụ sở làm việc cho đến các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn như bàn nghế làm việc, tủ
đựng hồ sơ, máy vi tính, máy photocopy, hệ thống đường truyền internet, các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý... Hiện nay tại Chi cục đã có 65 máy tính/95 cán bộ được trang bị máy vi tính để làm việc hàng ngày. Các máy vi tính đều được nối mạng để phục vụ cho việc cập nhật, khai thác, trao đổi thông tin, nhất là việc cập nhật các văn bản mới liên đến nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy, có thể nói cơ sở vật chất đáp ứng khá tốt nhu cầu phục vụ công việc của cán bộ
- Bộ máy tổ chức cán bộ: Với số lượng cán bộ công chức của Chi cục là 95 người, trong đó 91 công chức (chiếm 95,79%), địa bàn quản lý rộng, số HKD phân bổ không đồng đều nên trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác do trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều, còn nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo qua trình độ trung cấp, nhiều cán bộ đã lớn tuổi, khả năng sử dụng máy tính cũng như ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin rất hạn chế. Một số cán bộ trẻ mới tuyển mặc đã được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, sử dụng thành thạo máy vi tính, khả năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ rất tốt nhưng kinh nghiệm thực tiễn lại chưa có. Đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu ở các thị trấn chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thu nhập thấp. Điều đó có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và hiệu quả làm việc của Chi cục.
- Sự phối hợp với các ngành hữu quan: Nhìn chung công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố và sự phối kết hợp khá tốt của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy ở một số xã, phường chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, vẫn còn tư tưởng ỷ lại và cho rằng nhiệm vụ thu thuế là nhiệm vụ của Ngành thuế, do đó chưa có sự phối kết hợp tốt.