Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện theo nội dung quản lý thuế
4.2.1.1 Tổ chức thực hiện và giám sát quy trình quản lý thu thuế hiệu quả Tổ chức đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình:
Tổ chức sắp xếp lại nhân sự giữa các đội nghiệp vụ, nhất là các đội thuế LXP trực tiếp quản lý hộ kinh doanh. Việc bố trí, sắp xếp nên theo hướng lấy số lượng đối tượng quản lý làm cơ sở bố trí nhân lực. Chi cục Thuế cần bố trí, phân công lại công chức quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Xây dựng đội ngũ công chức kế cận giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng máy tính, có khả năng quản lý kèm theo đó là có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành và tinh thần phục vụ nhân dân đất nước. Thường xuyên
quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công chức thuế từ các đồng chí lãnh đạo đến các nhân viên trên tinh thần mỗi đồng chí phụ trách, mỗi cán bộ công chức thuế phải tự chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi phụ trách của mình. Đội trưởng đội thuế LXP phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý thuế trong phạm vi được phân công, thường xuyên phát động phòng trào, tạo không khí thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trong toàn thể cơ quan. Kịp thời có các hình thức khen thưởng nhằm động viên và khích lệ tinh thần phấn đấu của cán bộ công chức, bên cạnh đó cần nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, tránh bao che để tạo sự nghiêm minh và công bằng trong quá trình thực thi công vụ.
Tổ chức thực hiện và giám sát quy trình quản lý thu: Tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế: Chi cục Thuế cần phối hợp với Chính quyền các phường - xã tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có kinh doanh kể cả đối tượng đã được cấp mã số thuế và chưa được cấp mã số thuế đưa vào diện quản lý thu thuế. Đối với các đối tượng chưa được cấp mã số thuế công chức thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để được cấp mã số thuế. Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch để kịp thời cập nhật và quản lý các HKD ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Hàng tháng cập nhật những hộ đăng ký kinh doanh mới để rà soát kiểm tra đưa vào diện quản lý thuế. Đặc biệt cần chú ý tới những địa bàn giáp ranh giữa các xã, phường và với các quận huyện khác. Để dễ dàng trong việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đội thuế LXP có thể lập sơ đồ vị trí HKD với những thông tin như số nhà, xóm, thôn, số quầy hàng (ở các chợ)… Nhiều hộ đăng ký kinh doanh không với mục đích kinh doanh mà để vay vốn ngân hàng,… thì công chức thuế có trách nhiệm lập biên bản với Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận đối tượng không có hoạt động kinh doanh như trong đăng ký kinh doanh để trình Ủy ban nhân dân thành phố can thiệp thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tránh tình trạng đăng ký kinh doanh tràn lan trái pháp luật, không thực nghiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
Tăng cường đầu tư ban đầu để quản lý đối với những ngành nghề còn nguy cơ thất thu lớn:
- Đối với hoạt động vận tải tư nhân: Phối hợp với lực lượng công an giao thông, cơ quan đăng kiểm để rà soát nắm số đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện vận tải, phân loại đối tượng có phương tiện vận tải là xe chở hàng, xe chở khách, trên cơ sở đó so sánh giữa số phương tiện đăng kiểm, số phương tiện đăng ký sử dụng tại cơ quan công an với số phương tiện do Chi cục Thuế đã quản lý thu thuế để xác định số chênh lệch phát sinh chưa quản lý. Đề xuất đưa cả lực lượng cảnh sát giao thông vào đội chống thất thu thuế.
- Đối với hoạt động hộ cho thuê nhà, cho thuê địa điểm kinh doanh: Trên cơ sở đã giao chỉ tiêu kế hoạch thu tới từng phường xã, tham mưu UNND thành phố chỉ đạo các phường, xã phối hợp tích cực với công chức thuế địa bàn trong việc thống kê, đấu tranh để các hộ thừa nhận việc cho thuê nhà, cho thuê địa điểm kinh doanh để đưa vào quản lý thuế, trường hợp nào trây ỳ không chịu khai nộp thuế thì có thể lập biên bản với nhiều thành phần ghi nhận về hành vi vi phạm pháp luật về trốn thuế, chuyển trình UBND thành phố giải quyết.
Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ: Phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các xã-thị trấn để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài.Thành lập đoàn liên ngành để đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục Thuế giám sát chặt chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công chức quản lý thuế liên phường xã. Thực hiện theo quy trình, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng trây ỳ nợ thuế.
Tích cực điều tra doanh thu, kiểm tra định kỳ: Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh, rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ đưa thêm vào quản lý cho từng đội thuế. Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm tra, đánh giá phân tích những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về số lượng hộ kinh doanh.Tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu để có cơ sở điều chỉnh doanh số của các hộ, đồng thời căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để làm cơ sở giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế.
Quá trình tổ chức điều tra không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều như thương mại, ăn uống, giải khát, dịch vụ vv.. Việc điều tra, xác định lại doanh số và mức thuế phải làm đúng quy trình, quy định, thực hiện công khai. Lập và giao dự toán thu cho các đội thuế sát với tình hình thực tế và tiềm năng của từng địa phương thuộc địa bàn quản lý của từng đội
Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của HKD: Nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, lập hoá đơn chứng từ không trung thực. Phấn đấu mỗi hộ kinh doanh được kiểm tra ít nhất 1 lần trong vòng 2 năm.
Phân loại và tăng cường kiểm tra thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh:
Các hộ có thông báo tạm ngưng, nghỉ kinh doanh, Chi cục cần kiểm tra, xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh trước khi quyết định cho ngừng nghỉ. Đối với những hộ đã thông báo ngừng, nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế không nộp trong thời gian ngừng, nghỉ. Đội trưởng đội thuế phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có hộ kinh doanh xin nghỉ, đã đưa ra khỏi sổ bộ tháng nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh mà không phát hiện được. Đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục thuế nên thông báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra
4.2.1.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý NNT
Chi cục thuế cần phối hợp với Chính quyền các xã-thị trấn tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có kinh doanh kể cả đối tượng đã được cấp MST và chưa được cấp MST để đưa vào diện quản lý thu thuế. Đối với các đối tượng chưa được cấp MST cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để được cấp MST. Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch để kịp thời cập nhật và quản lý các hộ kinh doanh ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Chi cục thuế cần xây dựng quy chế phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp MST để làm cơ sở cho công tác quản lý thu thuế. Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh,
rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ đưa thêm vào quản lý cho từng đội thuế. Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm tra, đánh giá phân tích những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về số lượng hộ kinh doanh. Tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ nhất là các hộ nộp thuế khoán để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu để có cơ sở điều chỉnh doanh số của các hộ, đồng thời căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để làm cơ sở giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế. Quá trình tổ chức điều tra không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều như thương mại, ăn uống, giải khát, dịch vụ vv.. Việc điều tra, xác định lại doanh số và mức thuế phải làm đúng quy trình, quy định, thực hiện công khai. Lập và giao dự toán thu cho các đội thuế sát với tình hình thực tế.
4.2.1.3 Giải pháp tiến hành phân loại đối tượng hộ kinh doanh để quản lý thu thuế và nợ thuế
Chi cục thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thu thuế phù hợp. Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thu thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận ĐKKD, đã có MST và các hộ chưa có giấy chứng nhận ĐKKD và chưa có MST. đối với các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu đội thuế phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thu thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 70% số hộ được đưa vào quản lý thu thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm.
Bảng 4.1 Bảng phân loại đối tượng hộ quản lý thu thuế ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
1. Hộ KD có địa điểm ổn định
2. Hộ KD không có địa điểm ổn định
3. Hộ đã đăng ký kinh doanh
4. Hộ chưa đăng ký kinh doanh
5. Hộ nộp thuế theo hình thức kê khai (Năm 2015 là hộ khoán sử dụng hóa đơn)
6. Hộ nộp thuế theo hình thức khoán
Đối với công tác kiểm tra, Chi cục thuế cần tăng cường công tác kiểm tra hộ kinh doanh; hộ tạm ngừng, nghỉ kinh doanh để miễn giảm thuế. Đối với những hộ đã có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế đã miễn giảm. Đội trưởng đội thuế phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có hộ kinh doanh xin nghỉ, đã miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh mà không phát hiện được.
Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã-thị trấn để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài.
Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục thuế nên thông báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm
tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, không tái phạm. Chi cục thuế cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hưu quan như Công an, Quản lý thị trường, các Ngân hàng... trong việc đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ, nhất là các trường hợp cố tình nợ dây dưa, một mặt để thu được số thuế nợ đọng, mặt khác để răn đe các đối tượng khác tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
4.2.1.4 Cải tiến cách thức kiểm tra thuế đối với HKD
Một là, tập trung kiểm tra nhóm HKD có rủi ro về thuế cao. HKD có đối tượng rất đông, với nguồn lực có hạn cơ quan thuế không thể kiểm tra tất cả HKD trên địa bàn được. Cần tập trung kiểm tra nhóm HKD có rủi ro về thuế cao. Phù hợp với xu hướng QLT hiện đại, giảm bớt phiền hà cho những HKD chấp hành tốt, giải quyết khó khăn về nhân lực cho cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
Hai là, xây dựng hình ảnh cơ quan thuế công bằng, có đủ quyền lực và nguồn lực để theo sát các hành vi của HKD. Cơ quan thuế kiểm tra có trọng điểm với mục tiêu răn đe, giáo dục và gây ảnh hưởng lan truyền, tác động đến tâm lý HKD, dư luận. hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh cơ quan thuế đủ quyền lực và nguồn lực xử lý các vi phạm về thuế. Cán bộ các Đội Thuế phải bám sát địa bàn nắm chắc qui mô, mức độ hoạt động của HKD theo từng ngành nghề, từng mặt hàng, thời điểm mùa vụ, thường xuyên điều tra, xác minh doanh thu, mức thuế đúng với thực tế, chống thất thu về doanh số, đảm bảo công bằng trong ấn định thuế.
Ba là, huy động các nguồn lực bên ngoài để kiểm tra, giám sát hoạt động của HKD.
Phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh, ngăn chặn lợi dụng nghỉ kinh doanh để trốn thuế. Quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc phối hợp, cung cấp thông tin QLT. Có qui định tiền thưởng đối với những thông tin tốt và biện pháp chế tài đối
với các tổ chức cá nhân chấp hành không tốt, gây trở ngại cho công tác thuế.
4.2.1.5 Thay đổi phương thức kiểm tra nội bộ ngành thuế
Kiểm tra về tính hiệu quả của một tổ chức bộ máy, tổ chức công việc xem việc bố trí nhân lực, vận hành, các qui trình công việc đã thực sự phù hợp với thực tiễn chưa từ đó phát hiện hoặc đề xuất những cách làm hay, mới, hiệu quả để nhân rộng trong toàn ngành, kiến nghị điều chỉnh những qui định không hợp lý, những nhân tố làm cho bộ máy ì ạch, công việc không hiệu quả.
Tổ chức kiểm tra theo từng chức năng QLT, xuyên suốt trong nội bộ từ ngành, từ cấp trên xuống cấp dưới đảm bảo các chức năng phải được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ, không chồng chéo, giảm bớt những thao tác thừa, đồng thời đảm bảo tính pháp lý chung cho cả hệ thống.
Đẩy mạnh luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ trực tiếp quản lý HKD, không để cán bộ ở quá lâu một vị trí thường xuyên tiếp xúc với HKD, dễ phát sinh các quan hệ tiêu cực trong công việc đồng thời tạo điều kiện để rèn luyện, đào tạo cán bộ, thay đổi môi trường làm việc mới có cơ hội học tập kinh nghiệm, thể hiện năng lực và phát triển.
4.2.1.6 Đẩy mạnh các biện pháp chế tài nhằm giảm nợ đọng thuế
Một là, tăng cường kiểm tra những HKD nợ thuế. Thông tin để HKD biết, nếu để nợ đọng thuế cơ quan thuế sẽ kiểm tra, tác động tâm lý giảm nợ thuế. Đồng thời nắm được đặc điểm của HKD, xác định khả năng thu nợ, đưa ra các biện pháp hiệu quả.
Hai là, xử lý dứt điểm tình trạng nợ thuế gối đầu nhằm hạn chế tác động lan toả của việc HKD để nợ thuế và nâng cao ý thức tuân thủ thuế. Cần đẩy mạnh tuyên truyên, vận động HKD nộp thuế đúng thời hạn; có các biện pháp quyết liệt hơn để HKD thấy sự phiền toái khi không nộp thuế không đúng hạn.
Ba là, thực hiện giãn nợ thuế, chia nhỏ khoản thuế nợ đối với các HKD nợ đọng thuế kéo dài gặp do rủi ro trong kinh doanh, khó khăn trong cuộc sống. Đối với những HKD cố tình chây ì, nộp thuế cần có biện pháp cưỡng chế để thu nợ. Cần phải làm mạnh, cương quyết, làm điểm một vài HKD để răn đe, giáo dục chung.
Bốn là, giao trách nhiệm đôn đốc HKD nợ đọng thuế cho UBND xã, phường trực tiếp là đội ngũ Thôn, Khối phố, gắn thi đua của địa phương. Ngoài các giải pháp