(1) Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai trong thời gian qua như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai?
(3) Giải pháp nào cần được thực thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp nhằm thu thập những thông tin đã có sẵn liên quan đến đề tài bao gồm:
(1) Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai.
(2) Các tài liệu công bố về kết quả quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2018.
(3) Báo cáo tổng kết và đánh giá về công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai; Báo cáo tổng kết công tác thanh tra XDCB của Thanh tra tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2018.
(4) Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website ngành Thanh tra;
UBND tỉnh Lào Cai; Thanh tra tỉnh Lào Cai.
(5) Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định của Nhà nước/Chính Phủ/UBND tỉnh Lào Cai/ Thanh tra tỉnh Lào cai liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB và hoạt động thanh tra XDCB.
(6) Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,...
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để lấy ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu điều tra sơ cấp, được thu thập qua bảng câu hỏi. Tiến trình thu thập thông tin sơ cấp bao gồm các bước:
a. Xác định mục đích và đối tượng điều tra:
Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.
Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm:
Nhóm 01 là cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng thuộc UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng Nội chính chuyên quản Thanh tra tỉnh);
Nhóm 02 là cán bộ quản lý công tác thanh tra XDCB tại UBND tỉnh Lào Cai và Cán bộ Thanh tra tỉnh Lào Cai.
b. Xác định nội dung điều tra
Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể:
- Nhóm 01, Thông tin phiếu điều tra tại Phụ lục 1A nhằm đánh giá khái quát về công tác quản lý thanh tra XDCB và thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.
- Nhóm 02 bao gồm các nội dung cụ thể Phụ lục 1B: Phần I là thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi; Phần II là câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, cụ thể: (I) Quy trình phân cấp nhà nước về công tác thanh tra XDCB; (II) Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB.
Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý;
(2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.
c. Xác định cỡ mẫu
Nhóm 01: Gồm 03 cán bộ (Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng thuộc UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng Nội chính chuyên quản Thanh tra tỉnh).
Nhóm 02 gồm 51 cán bộ bao gồm toàn bộ cán bộ quản lý công tác thanh tra XDCB tại UBND tỉnh Lào Cai (gồm 8 cán bộ) và Cán bộ Thanh tra tỉnh Lào Cai (gồm 43 cán bộ).
d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau.
e. Thang đo bảng câu hỏi
Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:
Mức Ý kiến
điểm
1 Rất không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Phân vân
4 Đồng ý
5 Rất đồng ý
Kết quả điều tra được thể hiện ở Phụ lục 2 2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp phân tổ phân loại: Nguồn vốn; Dự án; Nợ đọng; Thất thoát vốn; Tỷ lệ giải ngân;...
- Phương pháp phân tổ kết cấu: Nguồn nhân lực quản lý thanh tra XDCB/Thanh tra XDCB tỉnh về giới tỉnh, tuổi tác, trình độ,...;
- Phương pháp phân tổ liên hệ: Liên hệ giữa nguồn vốn và nợ đọng, ...
2.3.2. Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.
Về hình thức bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.
Các loại bảng thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm: Bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.4. Phương pháp phân tích thông tin 2.4.1. Phương pháp so sánh
Thông qua các số liệu tổng hợp được bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tổ thống kê tác giả so sánh các dữ liệu, nhóm dữ liệu theo thời gian dựa trên kết quả của hai loại chỉ số: Chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối.
- Chỉ số tuyệt đối: Là hiệu số giữa kết quả của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Chỉ số này cho biết sự biến động tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc để làm căn cứ đánh giá, xác định nguyên nhân biến động.
- Chỉ số tương đối: Dùng để đánh giá tỷ lệ % biến động giữa hai kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua các số liệu thu thập được tác giả tiến hành mô tả thực trạng cụ thể công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, dựa trên các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số liệu phân tích tập trung vào thời gian năm 2016-2018.
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh
- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh:
- Cơ cấu kinh tế;
- Dân số và lao động;
- Tỷ lệ lao động có việc làm;
- Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người, diện tích đất chưa sử dụng,...;
- Thu nhập bình quân của hộ; thu nhập bình quân đầu người;...
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh quản lý nhà nước về thanh tra XDCB
a. Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý nhà nước về thanh tra XDCB
Kế hoạch các đơn vị thanh tra = Số đơn vị theo kế hoạch + Số đơn vị đột xuất theo kế hoạch
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tổng số các đơn vị thực hiện thanh tra công tác
XDCB có mức độ nhiều hay ít qua các năm, nếu quy mô các đơn vị càng tăng cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ một cách thường xuyên và theo đúng quy định.
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB Các hình thức tuyên truyền thực hiện QLNN = Tổng số các công cụ tuyên truyền Để thực hiện công tác quản lý nhà nước có hiệu quả, nâng cao chất lượng và giảm tỷ lệ sai sót cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các đơn vị thực hiện XDCB biết nhằm hạn chế sai sót. Các hình thức càng đa dạng, nhiều công cụ được sử dụng để tuyên truyền càng dễ tiếp cận cho các đối tượng thực hiện XDCB, khi đó hiệu quả quản lý càng tốt và ngược lại.
Tổng số cán bộ đào tạo bồi dưỡng = Tổng số cán bộ được cử và đăng ký đi học hàng năm.
Quy mô cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng càng lớn chứng tỏ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB được chú trọng từ khâu chất lượng cán bộ, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước càng tốt.
c. Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, quản lý nhà nước về XDCB
- Số cuộc thanh tra:
- Số vụ vi phạm: Quy mô số vụ vi phạm càng giảm chức tỏ công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB càng hiệu quả và ngược lại. Các vụ vi phạm xảy ra do các lỗi sai sót về hạng mục thi công, chứng từ, đơn giá thi công,...
- Số tiền tịch thu nộp NSNN: Quy mô số tiền vi phạm càng giảm chức tỏ công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB càng hiệu quả và ngược lại.
d. Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản
Tỷ lệ dự án sai
Chỉ tiêu này nhằm xem xét tỷ lệ dự án sai phạm so với kế hoạch thanh tra, kiểm tra ở mức độ nào, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% cho thấy số dự án vi phạm giảm hàng năm, chứng tỏ công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về thanh tra XDCB hiệu quả và ngược lại.
CHƯƠNG 3