Một số khái niệm về hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy

Một phần của tài liệu Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel - Chương 1 potx (Trang 41 - 44)

Hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa đầu máy diesel là một hệ thống dự phịng cĩ kế hoạch các cơng việc kiểm tra và sửa chữa, nhằm đảm bảo kéo dài thời hạn phục vụ của đầu máy, nâng cao việc sử dụng đầu máy, giảm khối lượng và giá thành sửa chữa với chất lượng cao cũng như việc chi phí nhỏ nhất các bộ phận phụ tùng và vật liệu. Trong hệ thống này, đầu máy được đưa vào kiểm tra hoặc sửa chữa sau khoảng thời gian làm việc hoặc số km chạy xác định. Trong khi sửa chữa, tùy thuộc vào khối lượng cơng việc mà tiến hành giải thể các bộ phận, các cụm máy, khi cần thiết thì tiến hành sửa chữa hoặc thay thế cho các chi tiết.

Hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy là tập hợp các quy định kỹ thuật cho việc bảo dưỡng sửa chữa bao gồm các chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa.

Các quy trình sửa chữa: là các quy định cụ thể về qúa trình sửa chữa và các thơng số kỹ thuật khi sửa chữa, khối lượng cơng việc cần tiến hành trong qúa trình bảo dưỡng, sửa chữa.

Hệ thống các chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa là thời điểm, thời gian cần phải tiến hành bảo dưỡng hoặc giải thể các chi tiết, cụm chi tiết nào đĩ để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.

- Bảo dưỡng kỹ thuật: là tập hợp tất cả những cơng việc cĩ tính chất kiểm tra dự phịng như kiểm tra, xem xét, làm sạch, xiết chặt, điều chỉnh, v.v..., mục đích của nĩ là ngăn ngừa những trục trặc, làm giảm hao mịn của các chi tiết và tĩm lại là duy

trì đầu máy diezel ở trạng thái kỹ thuật lành lặn và luơn luơn sẵn sàng làm việc. Việc bảo dưỡng hoặc kiểm tra kỹ thuật được tiến hành một cách cưỡng bức.

- Sửa chữa: là tập hợp tất cả những cơng việc nhằm phục hồi trạng thái kỹ thuật của đầu máy bằng cách phục hồi các chi tiết hoặc mối ghép đã mất khả năng làm việc. Việc sửa chữa chỉ được tiến hành khi cần thiết mà thơi.

Xét một cách tổng quát về mặt nguyên tắc, hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa được phân ra các cấp:

1. Các cấp bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT hay BD)

- Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 (BD1); - Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 (BD2); - Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 3 (BD3).

Các cấp bảo dưỡng kỹ thuật là tập hợp tất cả những cơng việc cĩ tính chất kiểm tra dự phịng như kiểm tra, xem xét, làm sạch, xiết chặt, hiệu chỉnh, điều chỉnh, v.v…, mục đích là để ngăn ngừa các trục trặc, làm giảm hao mịn của các chi tiết. Tĩm lại, các cơng việc thuộc nhĩm bảo dưỡng là duy trì đầu máy diesel ở trạng thái kỹ thuật tốt và luơn luơn sẵn sàng làm việc. Việc bảo dưỡng hoặc kiểm tra kỹ thuật là cơng việc bắt buộc phải thực hiện.

2. Các cấp sửa chữa thường kỳ

- Sửa chữa thường kỳ cấp 1 (SC1); - Sửa chữa thường kỳ cấp 2 (SC2); - Sửa chữa thường kỳ cấp 3 (SC3).

Ở các cấp sửa chữa thường kỳ bắt buộc phải giải thể chi tiết hoặc cụm chi tiết. Việc sửa chữa các chi tiết trong các cấp sửa chữa thường kỳ chỉ được tiến hành khi cần thiết.

3. Các cấp sửa chữa lớn (sửa chữa xưởng)

Đây là các cấp sửa chữa nhằm phục hồi hầu hết các tính năng kỹ thuật hay trạng thái kỹ thuật ban đầu của các chi tiết và cụm chi tiết trên đầu máy, bao gồm:

-Trung tu (TT); - Đại tu (ĐT).

Các cấp bảo dưỡng kỹ thuật và các cấp sửa chữa thường kỳ được tiến hành ở các Xí nghiệp đầu máy. Các cấp phục hồi trạng thái kỹ thuật ban đầu của đầu máy (trung tu hoặc đại tu) được tiến hành ở nhà máy sửa chữa đầu máy. Ở Việt Nam được các cấp trung tu và đại tu được tiến hành tại các Xí nghiệp đầu máy.

Các dạng kiểm tra và sửa chữa BD1, BD2, BD3, SC1, SC2 và SC3 thuộc về dạng sửa chữa tại Xí nghiệp và được tiến hành trên các vị trí chuyên dùng của các Xí nghiệp đầu máy. Ngoài ra BD1 cịn cĩ thể được tiến hành ở những trạm chuyên dùng để kiểm tra kỹ thuật khi chính bị, ở những ga trung gian và ở các đoạn quay đầu.

- Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 (BD1)

Khi kiểm tra kỹ thuật phải thực hiện những cơng việc sau: Kiểm tra các cụm chi tiết của bộ phận chạy và của động cơ điện kéo, khắc phục những trục trặc về kỹ thuật mà ban lái máy chưa khắc phục được trên đường vận hành. Ngồi ra tiến hành kiểm tra trạng thái của động cơ và trang thiết bị phụ của nĩ, máy phát, máy điện phụ, thiết bị điện và bộ phận hãm bằng cách xem xét và nghe (tiếng ồn) của các tổ máy làm việc.

Đối với các đầu máy chạy đường dài do thợ nguội của các tổ sửa chữa ở các trạm bảo dưỡng kỹ thuật đảm nhiệm, cịn đối với các đầu máy chạy đường ngắn thì do các ban lái máy tiến hành đảm nhiệm trên các đường trong ga hoặc trên các trạm chỉnh bị.

Thời gian kiểm tra là 1giờ, khi kiểm tra nên bổ sung nhiên liệu cho đầu máy.

- Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 (BD2) và cấp 3 (BD3)

Do thợ nguội của các tổ tổng hợp tiến hành trên các vị trí máy của Xí nghiệp . Khi tiến hành kiểm tra phải xem xét toàn bộ trạng thái trang thiết bị trong thùng xe bằng cách mở hết các cửa sổ nhỏ (cửa kiểm tra) của động cơ, của các máy điện và các cụm máy khác. Cách một lần BD3 lại tiến hành kiểm tra trạng thái của vịi phun của động cơ trên bàn thử, trong mỗi lần BD3 phải rửa sạch các bầu lọc khơng khí và thay các bối lọc của các bầu lọc dầu bằng lới và cần lọc nhiên liệu.

Đo mức độ chất điện phân trong mỗi bình ác quy và kiểm tra mật độ chất điện phân bằng cách lựa chọn đối với những bình tương đối yếu.

Trong BD3 cũng như BD2 tiến hành kiểm tra trạng thái của các chi tiết bộ phận chạy, mở nắp các động cơ điện kéo, bổ sung dầu bơi trơn vào hộp bánh răng và ổ trục treo động cơ điện kéo, bơi trơn cho các chốt của hệ thống treo lị xo và các ke trượt bầu dầu.

Sửa chữa thường kỳ cấp 1 (SC1)

Do thợ nguội của các tổ tổng hợp tiến hành trên các vị trí chuyên dùng của Xí nghiệp.

Ngồi những cơng việc tiến hành ở BD3 cịn phải đo "khe hở dầu" trong các cổ trục khuỷu, làm sạch cáu than ở các cửa sổ của xylanh động cơ. Thay thế các bộ phận bằng giấy của các bầu lọc dầu tinh. Kiểm tra mức độ, mật độ và nhiệt độ của chất điện phân cũng như điện áp của mỗi bình ác qui. Khi cần thiết thì tiến hành nạp phục vụ cho ác qui nhờ thiết bị nạp tĩnh tại. Đo khe hở chiều trục (độ dơ ngang) của cặp bánh xe và "khe hở dầu" trong ổ trục treo động cơ điện kéo. Tiến hành kiểm tra trang thiết bị hãm thay thế các van của máy nén bằng các van đã sửa chữa. Thay dầu các te động cơ và máy nén khí bằng dầu mới.

- Sửa chữa thường kỳ cấp 2 (SC2)

Do thợ nguội của các tổ tổng hợp tiến hành trên các vị trí chuyên dùng của Xí nghiệp.

Ngồi những cơng việc của cấp sửa chữa SC1 cịn phải xem xét, kiểm tra các bộ phận chính của động cơ diezel, tiến hành sửa chữa nhĩm píttơng-xécmăng- xylanh, thay xécmăng, sửa chữa nắp quy lát của động cơ diezel, sửa chữa các thiết bị phụ như bơm giĩ, bơm dầu, bơm nước của động cơ; kiểm tra, điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nhiên liệu, sửa chữa hệ thống nhiên liệu và các bộ điều tốc, hộp giảm tốc cơ giới - thủy lực, máy tăng áp tuốc bin và bộ phận tiêu âm.

Kiểm tra trạng thái các ổ lăn của các máy điện, sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa các bộ phận dẫn động điện-khí và các van điện khơng. Tháo ác qui để nạp lại.

Ngồi ra cịn tháo hộp và kiểm tra bộ truyền động bánh răng và các ổ của cổ trục treo động cơ điện kéo, hộp giảm tốc trục, trục liên kết giữa động cơ và bộ truyền động thủy lực. Kiểm tra các ổ đỡ bầu dầu và điều chỉnh độ giơ ngang của cặp bánh xe, tiện băng-đa của một số cặp bánh xe mà khơng cần đẩy ra khỏi gầm máy. Sửa chữa các thiết bị hãm tự động kiểm tra toàn bộ đầu đấm tự động, máy giảm chấn ma sát và dầm liên kết đầu máy.

Khi kết thúc sửa chữa thiết bị động cơ máy phát được thử nghiệm biến trở tồn phần.

- Sửa chữa thường kỳ cấp 3 (SC3) hay ky chữa

Do thợ nguội của các tổ tổng hợp tiến hành trên các vị trí chuyên dùng của Xí nghiệp.

Ngồi những cơng việc thực hiện ở cấp SC2 cịn tiến hành sửa chữa nắp máy và nhĩm píttơng thanh truyền động cơ, các ổ đỡ trục khuỷu, bơm bánh răng và các bộ phận dẫn động của chúng, máy tăng áp, két làm mát và hộp giảm tốc của nĩ,

Kiểm tra, sửa chữa máy phát và máy khởi động, các thiết bị điện và ác qui để phù hợp với hạn độ đã quy định; sửa chữa bộ truyền động thủy lực, bộ đảo chiều, kiểm tra, sửa chữa các bánh răng hộp giảm tốc trục; sửa quạt giĩ và phần truyền dẫn quạt giĩ,

Tháo và sửa chữa các bộ phận và chi tiết của giá chuyển, tiện lại vành bánh xe, kiểm tra ổ đỡ bầu dầu, sửa chữa và sơn thùng xe nếu cần thiết.

Sau khi sửa chữa, cụm động cơ máy phát được thử nghiệm biến trở toàn phần và đầu máy phải được chạy rà.

Trong một số trường hợp, khi ky chữa cần phải đại tu lại động cơ diezel.

- Các cấp sửa chữa xưởng (trung tu,đại tu: TT, ĐT)

Khi đầu máy vào sửa chữa xưởng (đại tu) phải tiến hành tháo và kiểm tra tất cả các bộ phận của đầu máy, thay thế các chi tiết khơng dùng được và phục hồi các chi tiết bị mịn. Cụ thể đối với động cơ phải phục hồi hình dạng hình trụ của các gối đỡ ổ trục trong thân các te và của các cổ trục khuỷu, thay mới các ổ trượt và ổ lăn, thay píttơng và lĩt xylanh.

Sửa chữa thân máy, phục hồi hình dạng hình trụ của các lỗ ở thân và các gối đỡ ổ bi, thay thế cách điện của thân các cuộn dây cực từ phụ và cách một lần đại tu thay cách điện cho các cuộn dây của cực từ chính động cơ điện kéo, sửa chữa cĩ thay thế các cuộn dây phần ứng khi chúng bị ngắn mạch hoặc thủng cách điện và khi lõi phần ứng bị lỏng hoặc cĩ những hư hỏng khác. Thay thế một phần các dây dẫn chịu điện áp cao và điện áp thấp và sau hai lần đại tu thì thay tồn bộ dây. Các ác qui đều thay mới tất cả.

Đối với bộ phận chạy: sửa chữa các giá chuyển cĩ thay mới các ke trượt trượt bầu dầu, các chốt và ống lĩt của hệ treo lị xo, sửa chữa cặp bánh xe cĩ thay mới các bộ phận của nĩ.

Cách một lần đại tu thì tháo lớp lĩt bên trong của thùng xe và thay những phần hư hỏng và trong mỗi lần sửa chữa phải sơn lại tất cả các trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel - Chương 1 potx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)