Cơ sở thực tiễn về quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ và bài học cho tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 32)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ và bài học cho tỉnh Bắc Kạn

1.2.1. Cơ sở thực tiễn từ tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh: Các hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội, điều tra cơ bản góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch; nhiều tiến bộ kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp…

Đứng trước những thằng lợi đó, Bắc Ninh ngày càng chi nhiều ngân sách khoa học công nghệ: năm 2017 là 45 tỷ, năm 2018 là 48 tỷ và năm 2019 là 49,3 tỷ đồng. Trong đó đầu tư mới thường chiếm khoảng 35% đến 45% tổng chi cho KHCN.[20]. Tỉnh đã tiến hành xây dựng định mức cho KHCN tương đối tốt: các chính sách là rất cạnh tranh so với các tỉnh: tỉnh Bắc Ninh hiện nay đang thực hiện định mức cho KHCN theo Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND. Tại quyết định này thì hệ số chức danh, hệ số lao động tương đối cao hơn so với tỉnh khác, hay tiền công theo ngày nhiệm vụ cũng tương đối tốt… Chính vì vậy, KHCN đã thực hiện được 3 dự án cấp nhà nước, 41 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh, 455 đề tài cấp cơ sở, chuyển giao 95 quy trình kỹ thuật; khảo nghiệm, lựa chọn 2 giống lúa mới, xây dựng các vùng… Nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình chi NSNN cho KHCN, Sở KHCN kết hợp chặt chẽ với các đơn vị khác như: Sở tài chính trong việc phân bổ ngân sách, Kho bạc tỉnh cho việc tạm ứng và quyết toán… Bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng thì: các khoản chi thực hiện đúng quy định quyết toán cao, năm 2019 đạt được 86%, số tiền xuất toán chiếm tỷ trọng ít (265 triệu đồng năm 2019), số đề tài thực hiện không đúng các quy định tài chính có xu hướng ngày càng giảm: từ 32,4 năm 2017 xuống còn 25,5 năm 2019… Bắc Ninh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc đề xuất và chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ từ các doanh nghiệp, giúp phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo [20].

1.2.2. Cơ sở thực tiễn từ tình Cao Bằng

Trong những năm gần đây, Cao Bằng đã đưa hoạt động Khoa học công nghệ gắn với việc phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, điều này đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất đặc biệt là người dân vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Tỉnh Cao Bằng đã dành ngày càng nhiều ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các hoạt động KHCN: năm 2017 chi 32 tỷ đồng, năm 2018 chi 35 tỷ

đồng và năm 2019 chi 36 tỷ đồng. Trong đó lượng chi cho đầu tư mới đạt từ 40%

đến 42%. Sở Khoa học là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học. Sở là đầu mối thực hiện các hoạt động KHCN. Các thông tin đề tài đều được Sở KHCN công bố rộng dãi, gửi giấy mời đến các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu và thực hiện KHCN… Điều này đã giúp lựa chọn được nhiều đề tài và áp dụng vào thực tiễn tốt hơn. Sở cũng đã thực hiện việc xét duyệt một cách công khai cũng như phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của tỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2017 -2019: thực hiện 55 đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 24 đề tài, dự án; chế biến và công nghiệp có 08 đề tài, dự án; khoa học xã hội và nhân văn có 16 đề tài; có 02 đề tài về y học và 05 dự án về sở hữu trí tuệ. Có 49 đề tài, dự án cấp tỉnh sử dụng ngân sách địa phương,

5 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Sở KHCN kết hợp với sở tài chính và Kho bạc và các đơn vị thực hiện tương đối tốt việc quản lý chi ngân sách như: trong quá trình quyết toán, Sở kiểm tra chặt chẽ các chi phí, kết quả thực hiện… Bằng các biện pháp này mà tỷ lệ tiết kiệm đạt từ 11% đến 12,5%, từ chối quyết toán 124 triệu đồng năm

2019 do không thực đúng theo thuyết minh đề tài [22].

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Từ thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học công nghệ tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Cao Bằng, bài học cho tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Thứ nhất: Xây dựng cơ chế, định mức chi NSNN cho hoạt động KHCN phải có tính cạnh tranh: Để có thể thu hút được các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu… thì trước hết phải có một cơ chế và định mức đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác. Đảm bảo được quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân tham

gia cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu.

- Thứ hai: Phân bổ chi ngân sách theo mục tiêu và phương hướng phát triển của địa phương. Việc phân bổ NSNN dựa trên nhu cầu phát triển của địa phương. Do đó, để phát triển kinh tế - xã hội cần phải phát triển khoa học công nghệ. Dựa vào mục tiêu phát triển địa phương và dựa vào đề xuất nghiên cứu khoa học địa phương để thực hiện phân bổ NSNN. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của lao động trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Thứ ba: Công khai minh bạch trong thủ tục, quy trình xét duyệt, lựa chọn các đề tài, dự án KHCN: việc lựa chọn các đề tài, dự án cần phải công khai minh bạch từ đó lựa chọn được các đề tài dự án có chất lượng phục vụ cho việc triển khai vào thực tế. Thêm vào, các thông tin được công bố rộng rãi thu hút được đông đảo các nhà khoa học, việc xét duyệt cũng đảm bảo tính chuyên môn, đánh giá một cách chính xác chất lượng của các đề tài để không rơi vào tình trạng mất tiền NSNN mà chất lượng không đạt như mong muốn.

- Thứ tư: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi: trong quá trình thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ có nhiều khoản mục phải chi, do vậy, đây có thể là cơ hội cho những đối tượng lợi dụng để có thể gây thiệt hại cho NSNN. Do vậy cần kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động khoa học đúng mục tiêu đề ra, chất lượng nghiên cứu cần được triển khai và áp dụng vào thực tiễn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w