Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 93)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho hoạt động

3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Khi mà nền kinh tế có nhiều thay đổi, thông tin được cập nhật đây cũng là cơ hội cho những đối tượng lợi dụng các khe hở cũng như các quy định không chặt chẽ để có thể gây thiệt hại cho NSNN. Do vậy, để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công việc, trình độ cán bộ quản lý cần phải được nâng cao.

Bảng 3.19: Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu

Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu công việc Luôn nắm chắc quy trình, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ khi cần thiết

Xử lý linh hoạt các vấn đề Sẵn sàng giản đáp các thắc mắc

Luôn cập nhật thông tin, từ vấn và đánh giá chính xác Lãnh đạo luôn thể hiện tầm nhìn và năng lực quản lý Lãnh đạo luôn chỉ đạo và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Khi mà khoa học công nghệ thay đổi từng ngày, nhiều ứng dụng được triển khai vào thực tế. Cán bộ quản lý cũng cần phải thay đổi, cập nhật những xu hướng, kiến thức mới… để có thể quản lý được tốt hơn. Chỉ tiêu “Cán bộ có

trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu công việc” đạt mức điểm số là 3,8 điểm. Điều này chứng tỏ, nhân sự quản lý hoạt động KHCN cần phải có nhiều thay đổi tích cực: cẩn bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu công việc. Thêm vào đó, chỉ tiêu “Luôn cập nhật thông tin, từ vấn và đánh giá chính xác” đạt mức điểm số là 3,9 điểm. Điểm số này không cao cũng chứng tỏ rằng về khả năng tự học và cập nhật kiến thức cán bộ quản lý không được tốt. Trong quá trình xử lý công việc, nhiều trường cần phải tham khảo ý kiến nhiều nơi cũng như chưa thể xác định tình chính xác của thông tin. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lựa chọn công nghệ và triển khai công nghệ của các cán bộ quản lý này.

3.3.2.2. Bộ máy quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN

Bộ máy quản lý rất quan trọng đối với hoạt quản lý tài chính nói chung và các hoạt động chi NSNN cho KHCN nói riêng. Để các nhà khoa học có thể tập trung nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phục vụ đời sống người dân thì bộ máy cần hoạt động hiệu quả, giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận.

Hiện nay việc quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ được thực hiện bởi hai Sở đó là: Sở tài chính và Sở khoa học công nghệ. Sở tài chính là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh trong việc quản lý chung việc thực hiện chi NSNN. Do vậy, việc phân bổ ngân sách, quản lý chung việc chi NSNN cho hoạt động KHCN. Ngoài ra, sở Tài chính cũng là đơn vị tham gia xem xét đánh giá các dự toán chi phí của sở KHCN, các đề tài KHCN thực hiện.

Đối với sở KHCN là cơ quan trực tiếp quản lý: thực hiện các khoản chi cho KHCN, đơn vị chủ trì các nhiệm vụ KHCN trên địa bàn tỉnh, sở cũng thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chi NSNN cho hoạt động KHCN, sở cũng là đơn vị thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán…

Bảng 3.20: Đánh giá về bộ máy quản lý

Chỉ tiêu

Bộ máy quản lý ngày càng tinh gọn Các cơ quan chức năng sẵn sàng phối hợp Nhiều thủ tục đã được rút ngắn và cải cách Lãnh đạo các cơ quan lắng nghe phản ánh, có những thay đổi tích cực

Nhiệm vụ và chức năng được quy định rõ ràng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

Nguồn: theo số liệu khảo sát của tác giả

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chỉ đạo nhằm thay đổi bộ máy hành chính, đã có nhiều đơn vị đã thay đổi nhưng cũng có nhiều đơn vị còn thay đổi chậm. Cũng thông qua việc khảo sát đánh giá này, ta có thể thấy được rằng việc đánh giá về bộ máy quản lý không được cao. Chỉ tiêu đạt mức điểm thấp nhất đó là “Các cơ quan chức năng sẵn sàng phối hợp” chỉ đạt mức 3,6 điểm vì. Hoạt động khoa học công nghệ được thực hiện ở nhiều cơ quan đơn vị, Sở KHCN phải phối hợp các cơ quan đơn vị, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quá trình chi cũng phải phối hợp với nhiều cơ quan đơn vị khác. Trong khi đó nhiều việc được thực hiện không tốt, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện: như quá trình giải ngân, tạm ứng, quyết toán… Bên cạnh những điểm chưa tốt thì chỉ tiêu “Lãnh đạo các cơ quan lắng nghe phản ánh, có những thay đổi tích cực” đạt mức điểm 3,9 điểm. Điều này cho thấy lãnh đạo đang có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thay đổi dần bộ máy quản lý: thay đổi tư duy, thay đổi phương thức làm việc… để phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w