Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Xây dựng kế hoạch chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn
3.2.1.Xây dựng kế hoạch chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn
Xây dựng kế hoạch là hoạt động rất quan trọng đối với mỗi cơ quan nói chung và cho hoạt động chi NSNN nói riêng nhằm đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
Bước 1 Văn phòng:
thu thập căn cứ xây
dựng kế hoạch
Bước 2 Văn phòng
tiến hành xây dựng bản thảo
Bước 3 Gửi các đơn
vị trong Sở xin ý kiến
Bước 4 Văn phòng:
xem xét và điều chỉnh kế hoạch
Bước 5 Gửi lãnh đạo Sở phê
duyệt
Sơ đồ 3.2: Quy trình xây dựng kế hoạch tại Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Bước 1: Văn Phòng sở KHCN tỉnh Bắc Kạn là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch về KHCN của Sở. Văn phòng sẽ tiến hành thu thập các thông tin như: cáo báo tình thực hiện KHCN, tiến độ thực hiện…
Bên cạnh đó cũng xem xét đến nguồn lực thực hiện KHCN như: trình độ, số lượng nhân lực, cơ cấu giới tính… Văn phòng Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn hằng năm sẽ căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KHCN do Bộ KHCN gửi đến các địa phương, căn cứ vào việc dự toán thu chi ngân sách hằng năm của tỉnh Bắc Kạn, căn cứ vào các đề án phát triển khoa học ứng dụng công nghệ trên địa bàn VD như: nghị quyết số 53/NQ- HĐND năm 2018 về đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, quyết định 2378/QĐ -UBND năm 2017 về Đề án hỗ trợ doanh nghiệp KHCN tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 2610/QĐ -UBND năm 2018 về Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo… Bên cạnh đó cũng xem xét các chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hằng năm.
Bước 2: Dựa trên những căn cứ, khả năng thực hiện. Văn phòng Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn sẽ tiến hành soạn thảo kế hoạch và hoàn thành trước 15 tháng 10 hằng năm.
Bước 3: Gửi bản dự thảo. Sau khi đã hoàn thành, Văn phòng tiến hành gửi bản dự thảo đến các đơn vị trong Sở để nhận các ý kiến góp ý để có những thay đổi kịp thời.
Bước 4: Xem xét và điều chỉnh: Văn phòng sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp, những ý kiến nào hợp lý cần phải chỉnh sửa. Văn phòng sẽ tiến hành chỉnh sửa để có một bản kế hoạch phù hợp.
Bước 5: Phê duyệt của lãnh đạo. Bản dự thảo sẽ được gửi đến lãnh đạo trước ngày 1 tháng 12 hằng năm để lãnh đạo xem xét và phê duyệt kế hoạch và tiến hành gửi đến các nơi cần thiết.
Trong những năm qua, sau khi nhận được bản kế hoạch các đơn vị trên địa bàn tỉnh gửi về, Sở tiến hành phân công cán bộ tiến hành ra soát, đánh giá về khả năng thực hiện. Trong trường hợp, các bản dự thảo không hợp lý, không đúng về nội dung cũng như quy trình, mục tiêu… sẽ được sửa đổi bổ sung để phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Biểu đồ 3.1: Kế hoạch chi KHCN
Nguồn: Báo cáo hằng năm sở Khoa học công nghệ
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng kế hoạch chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ là tương đối nhiều vì: người dân của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là làm nông nghiệp, có nhiều sản phẩm hàng nông sản tuy đã khảng định được chất lượng trên thị trường như quýt, hồng, miến dong… nhưng để cạnh tranh với các địa phương khác còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhu cầu chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ là rất cao. Thêm vào đó, Sở KHCN
cũng xác định việc hỗ trợ cho các hoạt động KHCN của các đơn vị là nhiệm vụ quan trọng, đây là cơ hội để giao lưu học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm phát triển những sản phẩm góp phần nâng cao đời sống người dân.
Thêm vào đó, các đơn vị cũng như Sở KHCN cũng có nhiều kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây chủ yếu là các dự án phát triển các thế mạnh của tỉnh về các mặt hàng nông sản và lâm sản nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Bảng 3.2: Kế hoạch chi cho đề tài dự án KHCN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nông nghiệp và PTNT Công nghiệp xây dựng Khoa học xã hội
Y tế, giáo dục Khác
Nguồn: Phòng quản lý chuyên ngành - Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn
Do nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng lớn người dân thuộc hộ nghèo nên mục tiêu chủ yếu của KHCN đó là phát triển sản xuất nông nghiệp: phát triển những giống mới năng suất và có giá trị kinh tế cao. Thêm vào đó, thị trường nông sản cũng là vấn đề cần phải được quan tâm do các sản phẩm nông sản chưa có thương hiệu để có thể xuất khẩu và đảm bảo chất lượng để xuất khẩu… Ngoài ra nhiều mặt hàng nông sản chưa được phát triển đúng với tiền năng. Do vậy, Tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tài chính vào các đề tài dự án ngành nông nghiệp, sớm đưa các công trình này vào sản xuất. Thêm vào
nên tỉnh cũng đã tập trung các đề tài dự án vào lĩnh vực này: nhằm nâng cao trình độ, nâng cao sức khỏe của trẻ em, người già, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để có thể tiếp cận với nền giáo dục và y tế phát triển. Từ đó thay đổi được tư duy cũng như phong tục tập quán lạc hậu của người dân.
Biểu đồ 3.2: Kế hoạch vốn để thực hiện KHCN Nguồn: Phòng quản lý chuyên ngành
Là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, nguồn thu cho ngân sách nhà nước không cao vì: đời sống người dân còn nhiều khó khăn, công nghiệp chưa phát triển chủ yếu tập trung tại vùng trung tâm, lao động chủ yếu là nông nghiệp… Cũng chính vì điều này mà nguồn vốn đế thực hiện sự nghiệp KHCN trên địa bàn vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương cấp. Vì vậy mà việc tự chủ về tài chính gặp nhiều khó khăn nhưng Bắc Kạn xác định KHCN là một nhiệm vụ quan trọng để phát triển đời sống cũng như tăng thu nhập nên đã và đang cố gắng thực hiện nhiều đề tài khoa học để có thể áp dụng vào thực tiễn của cuộc sống.
Bảng 3.3: Đánh giá về xây dựng kế hoạch quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN
Đơn vị:
điểm
Chỉ tiêu
Xây dựng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ của tỉnh
Các thông tin được thu thập cẩn thận, chi tiết Quy trình xây dựng kế hoạch logic, chặt chẽ Xây dựng dự toán phù hợp với tình hình nguồn kinh phí cho KHCN, tương xứng với khả năng thực tế
Đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ
Nguồn: theo số liệu khảo sát của tác giả
Nhìn chung Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Chính vì vậy, nguồn chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ không được nhiều, việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Với chỉ tiêu “Xây dựng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ của tỉnh” đạt mức điểm số là 4,0 điểm vì: các đề tài dự án, các chương trình khoa học công nghệ đều phải tuân thủ theo định hướng chung của toàn tỉnh. Quá trình xây dựng kế hoạch cần phải thu thập thông tin từ nhiều cơ quan về khả năng thực hiện, nguồn nhân lực thực hiện… Từ đó xây dựng được kế hoạch sát với thực tế của từng địa phương. Chỉ tiêu “Các thông tin được thu thập cẩn thận, chi tiết” chỉ đạt mức điểm số là 3,8 điểm vì: các cơ quan cung cấp thông tin chung chung, các lĩnh vực nghiên cứu không rõ ràng, thông tin của các chủ nhiệm đề tài không nhiều… nên quá trình thu thập thông tin gặp tương đối khó khăn. Cũng do chủ trương của tỉnh là muốn áp dụng nhanh và mạnh KHKT vào sản xuất, quá trình giải ngân cũng cần phải thực hiện nhanh chóng. Vì vậy, chỉ tiêu “Đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,8 điểm.