CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.1.2. Quản lý nguồn nhân lực
1.1.2.1.Khái niệm quản lý nguồn nhân lực(QL NNL)
Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một DN, thể hiện qua sự cách thức, biện pháp hành xử của DN với người lao động.
QL NNL được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản lý và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công việc của họ trong bất cứ DN nào.
Theo (Trần Xuân Tuấn, 2015),QL NNL là quá trình tuyển dụng, lựa chọn, duy trì, phát triển và tạo điều kiện có lợi cho NNL trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó.
Theo (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, 2004), có đưa ra quan điểm: Quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay quản trị nhân lực đều
được sử dụng chung và khái niệm quản lý nhân lực (quản trị nhân lực) như sau:
Quản lý nhân lực là tất cả mọi hoạt động của tổ chức nhằm xây dựng, sử dụng, duy trì và phát triển một lực lượng lao động sao cho phù hợp với công việc của tổ chức cả về số lượng và chất lượng. Đi sâu vào nội dung hoạt động của quản lý nhân lực, Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân cho rằng: Quản lý nguồn nhân lực là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức. Quản lý nhân lực bao gồm những nội dung công việc như: Phân tích công việc, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng nhân lực; Sử dụng, duy trì nhân lực; Phát triển nhân lực.
QL NNL đề ra: mục tiêu, chính sách, kế hoạch sử dụng NNL nhằm đảm bảo phù hợp với công việc, tiến độ, mục tiêu của DN và bố trí phù hợp lực lượng lao động làm việc theo từng vị trí, chức năng. Bên cạnh đó QL NNL đề ra phương hướng hoạt động cho DN nhằm duy trì ưu thế cạnh tranh thông qua việc xác định những vấn đề liên quan về NNL, chiến lược NNL. Có thể thấy QL NNL có liên hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển của DN.
QL NNL giúp tìm kiếm, phát hiện và phát triển những hình thức hay những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể nhìn nhận được. Từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết tâm huyết của mình cho DN. Do vậy, có thể khẳng định QL NNL có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của DN.
1.1.2.2. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực
Theo (Nguyễn Đức Phương, 2016), quản lý nguồn nhân lực có những mục tiêu sau:Nhân lực của một doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nhânlực của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Nhân viên có các năng lực,đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các cán bộ quản lý, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác
động của môi trường xung quanh. Dođó, quản lý nhân lực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở doanh nghiệp và có hai mục tiêu cơ bản:
- Sử dụng có hiệu quả nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp. Quản lý nhân lực giúp cho Lãnh đạo Doanh nghiệp đạt được mục đích, kết quả thông qua cán bộ của mình khác. Một nhà quản lý có thể lập ra kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác,nhưng nhà quả lý đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người, đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý cần phải biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm việc theo mình.
Mục tiêu cơ bản của quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp, động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp họ gắn bó tận tâm, trung thành với doanh nghiệp Nhân lực là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý nhân lực trong doanh nghiệp cần hướng tới những 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Mục tiêu của doanh nghiệp: Quản lý nhân lực tốt là làm cách nào cho doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả với nhân lực mà mình có, là làm cho phù hợp với yêu cầu khách quan của môi trường và yêu cầu chủ quan do doanh nghiệp đề ra để đạt mục tiêu.
- Mục tiêu của các bộ phận chức năng: Mỗi phòng ban đều có chức năng,
nhiệm vụ riêng vì thế mỗi bộ phận, phòng ban phải quản lý nhân lực của mình để đóng góp, phục vụ cho nhu cầu của cơ quan, tổ chức.
- Mục tiêu cá nhân: Nhà quản lý phải giúp nhân viên của mình và tạo điều kiện cho nhân viên phấn đấu. Tuy nhiên, trong phạm vi của doanh nghiệp thì mục tiêu này được đo lường bằng sự thỏa mãn với công việc.Quản lý nhân lực tốt sẽ giúp: Nhân viên cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển năng lực riêng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, đồng thời tạo ra năng suất lao động, hiệu quả làm việc cao và đóng góp tốt nhất cho tổ chức.
- Các chính sách, chương trình và thực tiễn quản lý được thiết lập và thựchiện có thể thỏa mãn cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của nhân viên.
- Môi trường làm việc được thiết lập sao cho có thể kích thích nhân viên phát triển và sử dụng tối đa các kỹ năng của mình.
- Các chức năng nhân sự được thực hiện phối hợp và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp