Giai đoạn thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 76 - 83)

Điều 123 Luật Xây dựng số50/2014/QH13 quy định: Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công

69

trình. Tuy nhiên, thực tế tại Phòng Quản lý Xây dựng công trình Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công chưa thực sựđược coi trọng, ngay cảđối với các công trình, dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Việc chưa có một quy trình kiểm tra công tác nghiệm thu cụ thể đã dẫn tới thực trạng sau:

a) Một số chủđầu tư chưa thực hiện nghiêm quy định về báo cáo thông tin công trình sau khi khởi công hoặc sau khi hoàn thành để được các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu;

b) Quá trình thi công chưa tuân thủđầy đủquy định về kiểm tra, kiểm soát vật liệu đầu vào, nhân lực, thiết bị sử dụng cho công trình

- Vật liệu khi đưa vào thi công không được thí nghiệm kiểm tra chất lượng đầy đủ, thiếu các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật.

- Các thiết bị vận chuyển, xe máy chuyên dùng, thiết bị thi công không được kiểm định trước khi đưa vào phục vụ thi công. Sốlượng, chủng loại thiết bị không phù hợp với hợp đồng xây dựng. Người điều khiển không có bằng lái hoặc chứng chỉ đào tạo, dễ dẫn đến mất an toàn thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

- Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công không bố trí nhân lực theo quy định của hợp đồng xây dựng, nhiều trường hợp thuê lao động thời vụ, không có chứng chỉ nghề phù hợp.

Do công việc không ổn định nên các lao động thời vụ có tâm lý ngại tham gia các lớp huấn luyện an toàn, vệsinh trong lao động, phòng cháy chữa cháy,…. Đa số họthường là những thợ phụ lâu năm, trình độ chưa cao, ít kinh nghiệm tham gia xây dựng các công trình lớn.

Trong khi, trách nhiệm của quản lý, giám sát tại nhiều đơn vị thi công xây dựng và chủ thầu cũng không cao. Hiện nay, một vài các doanh nghiệp xây dựng đang tìm cách cắt giảm chi phí quản lý, chi phí mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động hoặc giám sát lỏng lẻo từ khâu tuyển dụng đến thi công xây dựng. Nhiều nhà thầu vi phạm các chế độ về huấn luyện an toàn lao động, về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, công tác

70

kiểm tra giám sát điều kiện an toàn lao động trên công trường. Vi phạm phổ biến nhất là vi phạm về các quy định an toàn trong việc sử dụng điện, phòng chống tai nạn từ trên cao.

Ý thức của cảngười lao động và cả người sử dụng lao động đều thấp, nhiều vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Mặt khác, việc sử dụng lao động thời vụ chưa qua đào tạo cũng ảnh hưởng tới chất lượng kỹ, mỹ thuật của công trình. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với những công trình xây dựng vi phạm.

Tại Báo cáo kết quả thanh tra việc quản lý dự án Giai đoạn 1 Hệ thống thủy lợi Khe Lại - Vực Mấu huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Thanh tra Tổng cục thủy lợi đã chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng như: Nhật ký thi công ghi chép sơ sài, không phản ánh đầy đủ tình hình thi công tại công trình. Không có biên bản tiến hành kiểm tra máy móc thiết bị thi công của nhà thầu xây lắp trước khi đưa vào sử dụng. Đa số các bản vẽ hoàn công đúng như thiết kế, nên khối lượng thiết kế sai, nghiệm thu sai và nhiều khối lượng thiết kế thiếu nhưng không lập bản vẽ hoàn công.

Các cán bộ kỹ thuật, công nhân các chuyên ngành và vận hành máy không có chứng chỉ chuyên môn được đào tạo, giấy phép hành nghề xây dựng (chỉ có bản photo bằng tốt nghiệp đại học), không có hợp đồng lao động. Tư vấn giám sát không chỉ đạo nhà thầu thi công thí nghiệm kiểm tra đất đắp tại hiện trường, không có nhật ký giám sát mà ghi chung với nhật ký của nhà thầu thi công, không có báo cáo kết quả thực hiện từng giai đoạn, hoàn thành công trình. Tư vấn thiết kế không thực hiện giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công.

c) Một điều rất quan trọng đối với các nhà thầu là việc lập biện pháp tổ chức thi công công trình, đặc biệt đối với các công trình lớn, trọng điểm, nhiều công việc có khối lượng lớn, phức tạp, ứng dụng nhiều công nghệ mới. Đơn vị thi công để tiết kiệm chi phí, thực hiện không đúng với thiết kế biện pháp thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt. Trong khi cán bộ giám sát thi công thiếu kinh nghiệm, làm việc thiếu trách nhiệm, không quản lý chặt chẽ, sát sao quá trình thi công xây dựng công trình/dự án;

hoặc do không có mặt liên tục, thường xuyên để giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài công trường,...

71

Dự án Nâng cấp, mở rộng cống Nam Đàn và hệ thống kênh giai đoạn 1: Xây dựng mới cống Nam Đàn, được Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định đầu tư năm 2008, khởi công từ tháng 4 năm 2010. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, dự án đã 4 lần điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán. Ngoài nguyên nhân thiếu kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, việc đơn vịtư vấn không đánh giá hết được điều kiện địa chất, dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi và bổ sung biện pháp thi công; một số chi tiết thiết kế không phù hợp với thực tế hiện trường. Hiện nay BQLDA đang trình điều chỉnh tổng mức đầu tư, đồng thời cắt giảm một số hạng mục như điện chiếu sáng ngoài trời, đường quản lý vận hành 2 bờ kênh, cấu kiện lát mái kênh dẫn hạlưu.

Cống điều tiết tại huyện Hưng Nguyên, vốn được dùng kết hợp làm đường giao thông nông thôn. Trong quá trình đầu tư xây dựng mới cầu qua kênh ở hạ lưu cống điều tiết xảy ra hiện tượng sụt lún hai đầu cầu.

Hình 1 - Sự cố trong quá trình thi công xây dựng cầu qua kênh

72 d) Nhiều dự án phải điều chỉnh:

Dựán đầu tư xây dựng công trình khi hoàn thành đúng theo thời gian hoạch định trước sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, chính trị, an ninh - quốc phòng... Việc kéo dài thời gian thi công so với hợp đồng ban đầu gây ảnh hưởng đến tất cả các bên tham gia dựán như: Chủđầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thẩm tra/thẩm định, nhà thầu thi công. Chậm tiến độ cũng làm giảm uy tín với người quyết định đầu tư, đối với chủđầu tư. Nhà thầu thi công bị tăng thêm chi phí, giảm mức lợi nhuận của dự án, giảm uy tín và thương hiệu công ty. Đơn vị giải phóng mặt bằng bị giảm uy tín với chính quyền sở tại. Ngoài ra, kéo dài thi công cũng gây ảnh hưởng nặng đến điều kiện dân sinh. Một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độđến từ công tác khảo sát, thiết kếban đầu:

Nhà thầu thiết kế không bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế. Một số nhà thầu thiết kế, thường là nhà thầu thiết kế mới thành lập, quy mô nhỏ, cán bộ thiết kế thiếu năng lực, không nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập dự toán, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế. Do vậy không đưa ra được giải pháp thiết kế phù hợp, không căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình. Thiết kế dựa vào các số liệu khảo sát không chính xác dẫn đến nhiều chi tiết không khả thi.

Công trình kênh tưới N1 xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, được xây dựng năm 2006, trước khi bàn giao công trình vào sử dụng, công trình đã vận hành chạy thửđảm bảo chất lượng công trình theo thiết kếđược duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế đã không điều tra đầy đủ diện tích tưới và nhu cầu tưới, nên kể từlúc bàn giao đưa vào sử dụng đến nay, công trình chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù từ năm 2011, UBND huyện Thanh Chương đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tưới cây công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả công trình; tuy nhiên không có hộ dân nào đăng ký tưới. Năm 2016, UBND huyện Thanh Chương đã có tờ trình gửi UBND tỉnh NghệAn và các đơn vị liên quan xin chủ trương thanh lý tuyến kênh N1, sử dụng toàn bộống thép cấp cho các xã trên địa bàn huyện có nhu cầu làm cầu máng, ống dẫn nước phục vụ tưới và thay thế ống bơm của các trạm bơm hư hỏng trên địa bàn huyện.

73

Những yếu tố trên khiến cho chất lượng hồ sơ thiết kế, dự toán không cao, giai đoạn thực hiện dựán thường phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án, làm chậm tiến độ dự án. Trong khi đó, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong quản lý; và chưa có chế tài xử phạt rõ ràng khi nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế làm sai.

Khi thiết kế một dựán đầu tư xây dựng công trình thì mọi điều kiện thực hiện dự án đều dựa trên những nghiên cứu ở thời điểm hiện tại và những giả định xảy ra trong tương lai. Do đó, trong quá trình thực hiện dự án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tình huống phát sinh sai khác so với điều kiện thiết kế ban đầu, dẫn đến phải sửa chữa lại thiết kế kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với điều kiện hiện tại.

Hoặc đôi khi việc thay đổi thiết kế là do những yêu cầu từ phía chủđầu tư để phù hợp với nhu cầu của thịtrường hoặc điều chỉnh đểtăng hiệu quả dự án.

Hiện nay, hầu hết các dự án thủy lợi vay vốn ODA trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều sử dụng vốn đối ứng tỉnh để chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng. Năm 2015, tỉnh Nghệ An thực hiện thu ngân sách Nhà nước 8.712 tỷ đồng, chi ngân sách 20.783 tỷ đồng. Với thực trạng như vậy, việc thu xếp vốn đối ứng từ ngân sách (chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư các dự án) luôn rơi vào thế bị động, không đáp ứng đủ nhu cầu, nên phần lớn các dựán ODA đều lâm vào cảnh vốn xây lắp có sẵn nhưng vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng thiếu nên chưa có mặt bằng thi công. Hoặc dự án gặp vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng do không thỏa thuận được chính sách đền bù với người dân.

Các dự án chậm giải phóng mặt bằng không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung, mà còn làm tăng mức độ trượt giá nguyên vật liệu do phải chờ giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công và các khoản thuế cho các dự án sử dụng nguồn vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, của các nhà tài trợ.

e) Do không kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công, việc kiểm tra khi hoàn thành thi công xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn trong việc sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết, tồn tại của công trình. Hơn nữa, do tính che khuất của công trình xây dựng, nhiều chi tiết không thể kiểm tra đầy đủvà chính xác, trong khi đơn vị

74

thi công thường lấy bản vẽ thiết kếđể lập bản vẽ hoàn công.

Đập tràn tại huyện Anh Sơn, khi Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An kiểm tra công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng, nhận thấy có nước rò qua thân tràn mặc dù mực nước trong hồchưa đạt đến mực nước dâng bình thường. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản không đồng ý nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng đểđánh giá lại chất lượng và mức độ an toàn của công trình.

Hình 2 - Đập tràn tại huyện Anh Sơn

Cầu máng dẫn nước từ trạm bơm tại huyện Tân Kỳ, khi chạy thử để nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đã xuất hiện hiện tượng rò nước tại khớp nối giữa 2 đoạn cầu máng. Trong hình là mức độ rò nước khi bơm đến mực nước thiết kế rồi ngừng bơm hạ mực nước xuống. Những khiếm khuyết này rất khó để sửa chữa khi công trình đã hoàn thành.

75

Hình 3 - Cầu máng dẫn nước từ trạm bơm huyện Tân Kỳ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)