Đặc điểm khí hậu và khí tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thạch hãn đoạn qua xã hải lệ tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm khí hậu và khí tượng

1.3.1. Khí hậu

Quảng Trị có khí hậu hết sức khắc nghiệt, nạn hạn hán, bão, lũ, úng lụt, cát bay, cát lấp, chua phèn cộng với gió Tây Nam khô nóng thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 cho đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 cho đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm Đông Hà là 2325mm; nhiệt độ trung bình là 25.50C; nhiệt độ cao nhất 39.80C; thấp nhất 9.60C; độ ẩm trung bình 84%; cao nhất 92%; thấp nhất 70%; lượng bốc hơi trung bình là 1290mm; số ngày có gió Tây Nam khô nóng trung bình 44.9 ngày/năm.

Bão lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 va thường tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa bão thường là mùa mưa, bão thường kèm nước biển dâng cao gây lụt lớn làm mất mùa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.

Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều nhất và mạnh nhất của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8. Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm và làm cạn nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư và sự sinh trưởng của cây trồng.

1.3.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 240250C ở vùng đồng bằng, 220230C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 7090C. Nhiệt độ trong năm không đều, chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. (Bảng 1.2)

Bảng 1.2: Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa mưa và mùa khô tỉnh Quảng Trị

Tên Trạm TMax (0C) TMin (0C) Chênh lệch (0C)

Quảng Trị 40.4 9.3 31.1

Đông Hà 42.1 9.4 32.7

Khe Sanh 38.7 7.7 31.0

1.3.3. Độ ẩm

Độ ẩm bình quân tương đối cao 84%, trung bình năm khoảng 83% đến 88%.

Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống 22%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88% đến 90%. Độ ẩm tăng dần theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc, lớn nhất xuất hiện vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

1.3.4 Nắng

Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 56 giờ/ ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.

1.3.5. Bốc hơi

Do gió Tây Nam thổi mạnh, nhiệt độ trung bình cao nên lượng bốc hơi hàng năm tương đối cao so với các nơi khác trong khu vực. Bốc hơi lớn nhất vào các tháng 6, 7 và 8. Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm từ 1000 đến 1400mm. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm được thể hiện như bảng 1.3.

Bảng 1.3: Lượng bốc hỏi trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị

Trạm ZP (mm) Thời gian

Quảng Trị 917 19601971

Đông Hà 1407 19762003

Khe Sanh 745 19752003

1.3.6. Gió

Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc gây mưa rét và gió mùa Tây Nam gây khô nóng. Tốc độ gió lớn nhất VMax = 40m/s (nhiều hướng), tốc độ gió trung bình lớn nhất VMax = 22 m/s.

▪ Mùa hạ chủ yếu là gió Tây Nam, từ tháng 4 đến tháng 8, bình thường là gió cấp 3, cấp 4, có khi lên cấp 6, cấp 7.

▪ Mùa đông chủ yếu là gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 2 1.3.7. Bão và áp thấp nhiệt đới

Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Nhận thấy, các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi đều mạnh từ cấp 6 đến cấp 12, mạnh nhất lên đến cấp 13. Đặc biệt là 2 cơn bão năm 2006 gây thiệt hại đáng kể cho người dân và cả người dân đánh cả trên biển, trung bình một năm có từ 0 đến 4 cơn bão. Tình hình bão lũ luôn biến động, năm có bão nhiều, năm bão ít.

So với cả nước thì vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, tần suất lớn nhất vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10.

1.3.8. Mưa

Quảng Trị nói chung và lưu vực sông Thạch Hãn nói riêng nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn lưu vực đạt trên 2400 mm, lượng mưa phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và phù hợp với xu thế tăng dần của mưa theo độ cao địa hình. Do địa hình có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Nơi ít mưa nhất là những thung lũng ít gió như Khe Sanh chuẩn mưa năm 2070.3 mm, Tà Rụt là 1936.7 mm. Nơi nhiều mưa là khu vực núi cao thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ.

Lượng mưa trên lưu vực sông Thạch Hãn cũng phân phối không đều trong năm.

Một năm hình thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa của 3 đến 4 tháng mùa mưa chiếm tời 6870% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của 89 tháng mùa khô chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa năm.

Lượng mưa trung bình nhiều năm được thể hiện như bảng 1.4.

Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị

Trạm X0 (mm) Thời gian

Quảng Trị 2678.0 19602003

Đông Hà 2299.5 19762003

Khe Sanh 2061.8 19752003

Gia Vòng 2483.5 19772003

Sự phân hóa mưa năm theo tháng cũng khá sâu sắc. Lượng mưa của tháng mưa nhều nhất (tháng X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa của tháng mưa ít nhất (I, II, III hoặc tháng IV) rất không đáng kể, chỉ chiếm từ 0.5% đến 2.1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng mưa nhiều nhất là các tháng IX, X, XI. Ba tháng mưa ít nhất là các tháng I, II, III hoặc II, III, IV.

Mặt khác, lượng nước chênh lệch giữa hai mùa là quá lớn, do đó cần phải tính toán điều tiết để sử dụng nguồn nước một cách hợp lí tạo ra hiệu quả cao cho sản xuất, chăn nuôi cũng như là dùng cho sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thạch hãn đoạn qua xã hải lệ tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)