Mô tả hiện trạng khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thạch hãn đoạn qua xã hải lệ tỉnh quảng trị (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÔNG THẠCH HÃN ĐOẠN QUA XÃ HẢI LỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2.1. Mô tả hiện trạng và nguyên nhân sạt lở đoạn sông nghiên cứu

2.1.1. Mô tả hiện trạng khu vực

Tình trạng sạt lở của một dòng sông phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, thảm phủ thực vật, chế độ canh tác, quá trình khai thác tài nguyên, sự vận hành của các trạm thủy điện, hồ chứa nước…Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là 3 quá trình xâm thực, vận chuyển phù sa và lắng đọng trầm tích dọc theo lòng dẫn của sông quyết định. Cán cân cân bằng bùn cát giữa tổng lượng bùn cát đưa đến từ bề mặt lưu vực, lượng bùn cát bị xói mòn trên bản thân lòng dẫn và tổng lượng bùn cát đi ra tại mặt cắt khống chế. Về mặt định tính, khi tổng lượng bùn cát đến lớn hơn tổng lượng bùn cát đi sẽ xuất hiện hiện tượng bồi lắng trên lòng dẫn và ngược lại khi tổng lượng bùn cát đi lớn hơn tổng lượng bùn cát đến sẽ xuất hiện hiện tượng xói lở trong lòng dẫn (có thể bao gồm cả xói ngang và xói sâu).

Do vậy, qua nghiên cứu hiện trạng bồi xói trên các dòng sông/đoạn sông sẽ cung cấp các thông tin về sự cân bằng làm cơ sở cho việc xác định nguyên nhân, diễn biến việc sạt lở đất ở lưu vực nghiên cứu cũng như đề xuất các giải pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại có thể do hiện tượng sạt lở gây ra trên các đoạn sông. Tư liệu sử dụng trong việc đánh giá hiện trạng bao gồm:

▪ Khảo sát thực địa, đo đạc và chụp ảnh các khu vực bồi, xói trên các lòng dẫn thực hiện trong năm 2018. Điều tra về tình hình và diễn biến của hiện tượng bồi/xói qua các phỏng vấn tại hiện trường.

▪ Các tài liệu quá khứ về bản đồ, đường bờ, mặt cắt đã thu thập và kế thừa từ các nghiên cứu trước đây của Sở Nông nghiệp và PTNT (2018).

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được ta tiến hành phân đoạn các đoạn sông và xác định các khu vực hiện đang diễn ra hiện tượng bồi xói, đánh giá mức độ diễn biến bồi xói dựa trên so sánh với các tài liệu quá khứ cũng như đánh giá mức độ gây tổn thương đến các khu vực dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

(Hình 2.1)

Hình 2.1: Phân đoạn hiện trạng đoạn sông Thạch Hãn a. Đoạn từ cầu Đakrông về đến đập Trấm (Đoạn I)

Đoạn từ cầu Đakrông về đến đập Trấm dài 44 km chia thành các vùng như sau:

▪ Đoạn cầu Đakrông về đến Làng Cát – xã Mò Ó: đoạn này dài khoảng 9km, sông chảy theo hướng Tây Tây Nam – Đông Đông Bắc, phần lớn dọc sát theo quốc lộ 9, chảy qua thị trấn Đakrông thì đổi thành hướng Tây – Đông đến khu vực làng Cát. Lòng sông chảy giữa một bên là núi đá chia cắt sâu bên phía bờ trái và vùng đồi núi thấp phía bờ phải. Lòng sông tương đối hẹp, chỗ rộng nhất không quá 200m, chỗ hẹp nhất chỉ xấp xỉ 100m. Lòng sông là các bãi đá nổi kích thước lớn tạo thành các gây ghềnh khó khăn cho tàu thuyền đi lại. Nhìn chung qua khảo sát tại khu vực này thấy rõ rằng không có hiện tượng xói lở bờ và xói lở lòng sông do nền địa chất chủ yếu là đá gốc chia cắt xuống tận đáy sông, lác đác có thấy bãi bồi tạm thời, không đáng kể phía bờ phải. Tại khu vực lân cận thị trấn Đakrông, có một số cơ sở khai thác cát, sạn trong lòng sông.

▪ Đoạn từ Làng Cát về đến thôn Hải Quy (xã Ba Lòng): đoạn này dài khoảng 19km, lòng sông đoạn này vẫn khá hẹp chảy trên vùng thung lũng kẹp giữa hai khối núi. Tại một số vị trí thung lũng sông rộng hơn (8001000m) tại đó có xuất hiện những bãi bồi rộng, dòng chủ lưu ép sát vách núi bờ phải. Đoạn bờ trái từ Cầu Đakrông

Đập Trấm Ngã 3 Gia Độ

Đoạn I

Đoạn II

Làng Cát đến Xuân Lâm có đê bảo vệ cho phần bãi sát chân núi, là nơi canh tác, chăn nuôi của các đồng bào địa phương. Chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu xói có ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đê này (thời điểm tháng 12/2009 sau trận lũ lớn tháng 11/2009).

▪ Đoạn từ Hải Quy về đập Trấm: Đoạn này lòng sông rất ổn định, hai bên là hai dãy núi khá cao, có thảm phủ thực vật khá tốt và bắt đầu có ảnh hưởng của đập dâng phía hạ lưu. Nhìn chung trên đoạn này không có những diễn biến sạt lở đáng lưu ý. Ngay phía thượng lưu đập tràn, lòng sông mở rộng cả về hai phía, trên đó có các bãi bồi khá rộng và ổn định.

Hình 2.2: Đập Trấm – tỉnh Quảng Trị (Ảnh chụp ngày 31 tháng 5 năm 2018)

b. Đoạn sông Thạch Hãn từ đập Trấm đến ngã 3 Gia Độ (Đoạn II)

Đoạn sông này chảy hoàn toàn qua miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, qua địa phận các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Thị xã Đông Hà và Thị xã Quảng Trị dài 23.5km.

Hướng dòng chủ lưu ban đầu chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ sau đập Trấm đến thị xã Quảng Trị, bờ phải là xã Hải Lệ thuộc Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, bờ trái là xã Triệu Thượng thuộc huyện Triệu Phong. Qua thị xã Quảng Trị, sau khi phân một phần dòng chảy về sông Vĩnh Định qua cống An Tiêm (về mùa lũ) (Hình 2.3) lòng sông dần chuyển qua hướng gần như chính Nam – Bắc đến khúc cong thứ nhất với đỉnh cong tại Bích Khê (Triệu Long).

Hình 2.3: Cống An Tiêm phân nước từ sông Thạch Hãn qua sông Vĩnh Định (Ảnh chụp ngày 31 tháng 5 năm 2018)

▪ Đoạn sông từ hạ lưu đập Trấm đến cầu Thạch Hãn: Đoạn sông Thạch Hãn phía sau đập Trấm đến cầu Thạch Hãn dài khoảng 7km lúc đầu có hướng chảy là Tây Nam - Đông Bắc, sau đó đến Như Lệ - Thượng Phước thì gần như chuyển thành hướng Nam – Bắc. Qua các chuyến khảo sát đo đạc thực tế ở khu vực này cho thấy đoạn bờ phải sau đập Trấm dài khoảng trên 1km thuộc địa phận thôn Tân Mỹ - xã Hải Lệ đang bị xói sạt lở nghiêm trọng bờ sông (Hình 2.4).

Hình 2.4: Toàn cảnh sạt lở khu vực Tân Mỹ

▪ Từ cầu Thạch Hãn đến hết thôn Tân Đức, xã Triệu Thành: Đoạn này dài khoảng 2.5 km, hướng chảy chính theo trục Nam - Bắc, độ rộng mặt nước từ 200 ÷ 250m, độ sâu đáy lòng dẫn đạt trung bình - 2 m, cá biệt có những nơi độ sâu đáy đạt trên - 5 m. Tại khu vực này, lòng dẫn sông có nhiều khối đá nổi lên trong lòng sông, phân cắt lòng dẫn. Ảnh hưởng của dòng triều đã rất hạn chế và dòng chảy chủ yếu phụ thuộc từ thượng lưu và theo mùa. Trong thời gian đo đạc, khảo sát, trục lòng dẫn của khu vực ít thay đổi, sự ảnh hưởng chủ yếu do dòng chảy lũ và các phương tiện vận tải thuỷ lưu thông. Bờ phải bên phía thị xã Quảng Trị đã được kè bê tông lát mái kiên cố để chống xói lở và ổn định hệ thống giao thông đường bộ (Hình 2.5). Từ cầu Thạch Hãn, trục lòng dẫn lệch sang bên trái đoạn thuộc khu vực xóm Hà - Phường 1, đồng thời là bãi neo đậu tàu thuyền, đường bờ ổn định với khu dân cư sát bờ sông. Đến thôn Tân Đức, trục long dẫn lệch sang phải gây xói lở mạnh ở bãi sông ngoài kè lát mái.

Hình 2.5: Sơ đồ sạt lở từ cầu Thạch Hãn đến thôn Tân Đức – Triệu Thành

Sau đỉnh cong thứ nhất, dòng sông chuyển hướng Đông Nam – Tây Bắc trước khi hình thành khúc cong thứ hai bắt đầu ở hợp lưu với sông Ái Tử có đỉnh cong tại khu vực thôn Trà Liên Đông (Triệu Long). Kết thúc khúc cong thứ hai (điểm hợp lưu với sông Vĩnh Phước), dòng sông lại giữ nguyên hướng chủ đạo Đông Nam – Tây Bắc đến ngã 3 Gia Độ hợp lưu với sông Hiếu.

Đoạn sông Thạch Hãn phía sau đập Trấm đến cầu Thạch Hãn dài khoảng 7km lúc đầu có hướng chảy là Tây Nam – Đông Bắc, sau đó đến Như Lệ – Thượng Phước thì gần như chuyển thành hướng Nam – Bắc. Qua các chuyến khảo sát đo đạc thực tế ở khu vực này cho thấy đoạn bờ phải sau đập Trấm dài khoảng trên 1km thuộc địa phận thôn Tân Mỹ - xã Hải Lệ đang bị xói sạt lở nghiêm trọng bờ sông.

Trong những năm qua, do tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, dòng chảy trên sông cũng biến đổi phức tạp nên cứ mỗi năm, sông lấn dần vào bờ khoảng từ 2 ÷ 5m;

khoảng từ 3 ÷ 5 ngôi nhà phải di dời, do đó đời sống của người dân trong khu vực rất lo lắng, không yên tâm an cư, lập nghiệp được (Hình 2.6).

Hình 2.6: Đoạn sạt lở mạnh nhất tại xưởng Cưa – xã Hải Lệ (Ảnh chụp ngày 31 tháng 5 năm 2018)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thạch hãn đoạn qua xã hải lệ tỉnh quảng trị (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)