QUY GIẢN BẢN CHẤT

Một phần của tài liệu Chu nghia hien sinh lich su su hien dien o viet nam (Trang 57 - 61)

Husserl gọi quy giản bản chất hay "cái nhìn bản chất" là khoa học bản chất.

Giống Descartes, Husserl cũng thực hiện hoài nghi bằng cách hoãn xét, "đặt vào trong ngoặc" không chỉ các học thuyết đã được xác lập mà cả sự hiện hữu của tự nhiên để chỉ giữ lại cái bản chất của nó, được ông gọi là Eidos. Husserl không tán thành câu nói nổi tiếng của Descartes: "Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu". Husserl cho rằng như th ế là không minh nhiên, bỏi vì Descartes hoài nghi không có thế giới, rồi lại dùng tư duy trừu tượng, lôgic để kết luận phải có th ế giới. Theo Husserl,

"sự hoài nghi triết học" (sonte méthodique) của Descartes phạm vào một nghịch lý. Ông cho rằng tôi hiện hữu và tôi tư duy, thì tư duy là đáng nghi ngò nhất. Theo Husserl điều minh nhiên là "Tôi tư duy vậy là tôi có tư duy một cái gi" ("Cogito, ergo cogitatum").

Dữ kiện tức thòi đó không phải là: "Tôi tư duy, vậy tôi

h iện hữu" ("Cogito, ergo sum").

Eidos, bản chất chính là cái mà tôi thực sự đã ý thức, tức là ý thức. Cái mà tôi tư duy đó không phải là m ột tư tưởng, một ý tưởng và cũng không p hải là một sự v ật hiện hữu trong th iên n h iên ( vì đầ bị đặt vào trong ngoặc) mà thuộc tâm giới, tức lĩn h vực ý thức. Đó là trực giác tức thòi không th ể hoài nghi m à ông đòi hỏi phải quan tâm . Bản chất như vậy là trực giác, vì vậy H u sserl gọi là "trực giác Eidos", ngọn nguồn của nhận thức, đi trước nhận thức lý trí.

Trực giác có tín h Eidos, tín h bản chất, m à bản ch ất của đối tượng theo H u sserl được tạo th à n h bởi "cái bất biến" luôn luôn đồng n h ất qua m ọi biến th iên . N ói một cách khảc, nó là nguyên n hân của nó, không bị quy định bởi phạm trù nào hết. Cái bất biến đó là ý thức n guyên th ủ y của con người, là cái tôi tự k h ẳn g định trước m ọi su y lu ận duy lý. Do vậy, những bản ch ất mà h iện tượng học đạt được ch ín h là cấu trúc của tin h thần của ý thức.

Nhờ quy giản bản chất, ý thức đã giành lấy quyền năng của mình. T h ế giói không phải tuyệt đốì, như sự k hẳn g định của chủ nghla kinh nghiệm , chủ nghĩa tự nhiên mà chỉ là cái m à tôi đã tư duy, đã thấy. Cái tôi đã tư duy, đã th ấ y đó, theo H usserl, là m inh nhiên căn bản.

Đ ốì tượng m ột k hi không còn là một sự v ật vật ch ất của giới tự n h iên m à là cái tôi ý thức, đó là Eidos, là bản chất. V ậy tín h ch ất tin h th ần của đối tượng đã làm cho nó h oàn toàn trực tiếp với ý thức.

Quy giản bản chất giúp ta vượt ra khỏi thế giói tự nhiên và như vậy đưa ta vào thế giới tâm linh. 0 đây diễn ra cuộc gặp gõ giữa ý thức và đối tượng một cách minh nhiên, chính xác.

Về phương cách quy giản bản chất, ỏ Husserl vừa có sự kết thừa Descartes vừa có sự khác biệt giữa hai người.

Rõ ràng là về chủ đề và phương pháp học giữa chủ nghĩa Descartes và hiện tượng học thấy có sự gần gụi.

Điều đó có thể thấy nhiều chỗ, kể cả về những đặc trưng của hai triết học này. Sự nghi ngờ phương pháp học của Descartes thể hiện quy giản hiện tượng học, ở sự "hoãn xét" (Épochè) nhằm gác lại các phán đoán triết học. Nguyên tẳc minh nhiên được mượn từ Đescartes, khẳng định rằng: mọi vật mà chúng ta nhận thức rõ ràng và phân biệt thì đó là chân lý.

Giống như Descartes, Husserl chỉ quan tầm tới một thực tại duy nhất không thể nghi ngờ là nội dung ý thức của mỗi người chúng ta. Nhưng hiện tượng học khác chủ nghĩa Descartes ở điểm: Descartes khẳng định mạnh mẽ sự toàn năng của lý trí biểu hiện th ế giới hiện thực và những minh nhiên trí tuệ trở thành đòn bẩy mà lý trí sử dụng để nắm bắt thế giới.

Trong Gia đình thần thánh, Mác và Ăng ghen đưa ra một nhận định rằng siêu hình học của th ế kỷ XVII (trong đó có Descartes và Leibniz) còn thấm sâu một nội dung tích cực, trần thế. Nó đã có những phát minh trong toán học, trong vật lý học và trong nhiều khoa

học chính xác khác.

Nhưng từ đầu th ế kỷ XVIII, tình hình đó biến mất, những khoa học thực chứng tách khỏi siêu hình học và bó hẹp trong giới hạn của m ình. Mọi sự phong phú siêu h ình học quy về những vấn đề của tư duy, về những sự vật ở trên trời.

Quả th ật H usserl chỉ đi tìm những nền tảng cho một phương pháp triết học ở kết cấu của ý thức và loại mọi quy chiếu đối với thực tại, đổi với bản thể. Ý thức tức thòi nắm được bằng trực giác mới thuộc lĩnh vực triết học. Theo ông, người ta cho rằng nghiên cứu phải hưống về nhận thức khoa học, về bản chất của ý thức, về cái mà bản thân ý thức là.

Với D escartes, muốn nhận thức phải có hai chỗ dựa: ta nhận thức và những đối tượng mà ta nhận thức. Cái "Cogito" của ông là hoài nghi, là hiểu biết, là khẳng định, từ chối, cảm nhận v.v. đều nói lên khát vọng hướng tới phát minh khoa học. Còn H usserl giới hạn nhận thức trong khuôn khổ của trực giác. Khác với chủ nghĩa duy lý cổ điển hướng về hiện thực, hiện tượng học tìm những nền tảng bất biến trong "ý thức thuần túy", trong tín h chủ th ể hoàn toàn. Theo H usserl chính cái Eidos đó mối là cái m à tôi đ ã thực sự ý thức, tôi là một cá nhân có một nhân vị , chứ không phải là một chủ th ể chung chung, phổ quát.

Quy giản bản chất giúp ta "rút chân" ra khỏi chủ nghĩa tự nhiên để đi vào t h ế giới tâm linh. Đó chỉ là một bước chuẩn bị, khỏi động đi vào đôĩ diện giữa ý thức, giữa Eidos và thê giới hiện tượng.

Một phần của tài liệu Chu nghia hien sinh lich su su hien dien o viet nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)