Năng lự c tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi tỉnh hải dương (Trang 41 - 46)

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khảnăng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủnăng lực tài chính là doanh nghiệp có khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Năng lực tài chính đóng vai trò rấ ọ ệ ết định năng lự ể

nói chung của một doanh nghiệp cũng như của một cá nhân. Năng lực tài chính có mối quan hệ ràng buộc, quyết định tới các năng lực khác của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với một doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động chủ yếu là đấu thầu xây lắp thì càng đòi hỏi cần tài chính mạnh, tài chính là một chỉ tiêu quan trọng để các chủđầu tư xem xét trong quá trình duyệt hồ sơ dự thầu. Do tính chất các công trình xây lắp đòi hỏi vốn lớn và kỹ thuật cao nên năng lực tài chính là bộ phận quan trọng hình thành nên năng lực của nhà thầu xây lắp. Phân tích năng lực tài chính giúp cho chủ đầu tư nhận biết được thực trạng tình hình tài chính của nhà thầu tham gia dự thầu, có đạt yêu cầu về mặt tài chính hay không? Còn đối với nhà thầu, phân tích năng lực tài chính hàng năm và các giai đoạn là hết sức quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xác định được những vấn đề tồn tại cần khắc phục, cũng như những thế mạnh cần phát huy để không ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình, từ đó tăng khả năng thắng thầu và uy tín của doanh nghiệp.

Khi đánh giá năng lực tài chính của một nhà thầu, chủđầu tư thường đánh giá qua các chỉtiêu cơ bản sau:

2.4.1.1. Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Khi phân tích sự biến động vềquy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta xem xét các chỉ tiêu sau:

a) Quy mô, cơ cấu tài sản

Được phân tích bằng cách so sánh giá trị đầu năm với các giá trị cuối năm của các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sản của nhà thầu như: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu…Chỉ tiêu này dùng để đánh giá thực trạng, kết quả tài sản của nhà thầu cũng như dự tính những rủi ro hay tiềm năng tài chính trong tương lai của nhà thầu.

b) Quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của nhà thầu. Nội dung này có một số chỉ tiêu

cần xem xét:

Tỉ suất tài trợ tổng quát

Nguồn vốn chủ sở hữu

= (1.1)

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độđộc lập về mặt tài chính của nhà thầu. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của nhà thầu, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độđộc lập về mặt tài chính của nhà thầu càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của nhà thầu càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của nhà thầu càng giảm.

Tỉ suất tài trợ cho tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu

= (1.2)

Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguồn bù đắp bằng vốn chủ sở hữu cho tài sản ngắn hạn của nhà thầu càng lớn, điều này đồng nghĩa với rủi ro về tài chính của nhà thầu càng thấp và khả năng quay vòng vốn để sinh lời nhanh mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Tỉ suất tài trợ cho tài sản dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu

= (1.3)

Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của nhà thầu càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, nhà thầu sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn.

Tỉ suất tài trợ cho tài sản cốđịnh

Nguồn vốn chủ sở hữu

= (1.4)

Tài sản cốđịnh

Tỉ suất này càng lớn thì càng chứng tỏ khảnăng trang trải vốn cho việc đầu tư tài sản cốđịnh mở rộng quy mô năng lực sản xuất của nhà thầu càng cao.

2.4.1.2. Khả năng thanh toán của nhà thầu

Khả năng thanh toán của nhà thầu là muốn nói đến khảnăng chi trả cho các khoản nợ của nhà thầu, nó góp phần phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Khi

phân tích khảnăng thanh toán của nhà thầu ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Nợ phải trả

Tỉ suất nợ phải trả = (1.5)

Tổng nguồn vốn

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của nhà thầu là từ đi vay. Qua đây biết được khảnăng tự chủ tài chính của nhà thầu. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ nhà thầu vay ít. Điều này có thể hàm ý nhà thầu có khảnăng tự chủtài chính cao. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý nhà thầu không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của nhà thầu cao hơn.

Hệ số khảnăng thanh toán tổng hợp

Tổng tài sản

= (1.6)

Tổng số nợ phải trả

Hệ số này phản ánh khảnăng thanh toán chung của nhà thầu trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, nhà thầu có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số này phải luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì mới chứng tỏđược khảnăng thanh toán của nhà thầu và ngược lại.

Hệ số khảnăng thanh toán nhanh

Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho

= (1.7)

Tổng nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa số tiền có thể dùng thanh toán ngay với tổng số tiền cần thanh toán. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của nhà thầu bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền.

Hệ số khảnăng thanh toán hiện hành

Tài sản lưu động

= (1.8)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Tùy theo ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp mà có những mức quy định cụ thể. Trong ngành xây dựng thì mức tối thiểu phải là 0,9. Đây là mức bắt buộc để các ngân hàng xem xét cho vay vốn.

2.4.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu

Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu muốn nói đến khả năng sử dụng nguồn lực tài chính của nhà thầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

Doanh thu thuần

= (1.9)

Nguồn vốn bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của nhà thầu, trị số của nó càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà thầu càng cao.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tổng lợi nhuận sau thuế

= (1.10)

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà thầu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là nhà thầu làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là nhà thầu làm ăn thua lỗ. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu càng cao.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn vay

Tổng lợi nhuận sau thuế

= (1.11)

Tổng nguồn vốn vay

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn nhà thầu đi vay để dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay của nhà thầu càng lớn.

2.4.1.4. Rủi ro về tài chính của nhà thầu

Nói đến tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu là ta xem xét tổng hợp các yếu tố về khảnăng thanh toán, quy mô nguồn vốn – tài sản của nhà thầu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu:

Hệ số nợ trên tổng tài sản

Tổng số nợ

= (1.12)

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro về tài chính của nhà thầu vì nó cho thấy tài sản của nhà thầu có đủ bù đắp nợ hay không. Trị số của nó càng lớn thì mức độ rủi ro về tài chính càng cao.

Hệ số

thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế - Lãi vay

= (1.13)

Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả lãi của nhà thầu. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1 thì nhà thầu hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏhơn 1 thì chứng tỏ nhà thầu đã vay quá khả năng của mình hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên lợi nhuận thu được không đủđể trả lãi vay

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi tỉnh hải dương (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)