Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lối sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Triết lí nhân sinh trong bài Thơ Hỏi (Trang 28 - 39)

Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG BÀI THƠ “HỎI” CỦA HỮU THỈNH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG ĐẸP

2.1. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lối sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “studens” có nghĩa là:

người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng nghĩa tương đương với “student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và “cmygeHm” trong tiếng Nga để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học. Theo chuyên ngành Xã hội học, sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang chuẩn bị cho hoạt động lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Ở cấp độ xã hội, sinh viên là những người đang chuẩn bị gia nhập vào đội ngũ trí thức của xã hội. Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởng thành, đang học tập, tiếp thu những tri thức, kĩ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nằm trong nhóm lao động kĩ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sinh viên luôn là lực lượng năng động, sáng tạo và là nguồn nhân lực được đào tạo với trình độ cao của xã hội. Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực hiện vị thế, vai trò xã hội mà họ đảm nhiệm.

Đồng thời, họ cũng là lớp người đóng góp những sáng tạo mới, phát triển lịch sử.

Khi nhắc đến hai chữ “sinh viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội”.

Hành trang vào đời, sinh viên không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để thành danh phải là người có đạo đức và lối sống tốt có chuẩn mực để xứng đáng với cương vị là một sinh viên. Tuổi sinh viên là thời kì phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, cùng với khối lượng tri thức mà họ đã tiếp thu được trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. Họ có những quan điểm, nhu cầu, nguyện vọng riêng trong quá trình tiếp nhận những thay đổi của thời đại, của

nền giáo dục và đào tạo. V.I. Lênin đã đánh giá sinh viên là: “bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên. Song bên cạnh đó, sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống cần được bổ sung bằng “kinh nghiệm” của lớp chiến sĩ già... những người đã được hun đúc bằng truyền thống cách mạng và tầm hiểu biết chính trị rộng rãi làm cho họ sáng suốt lên” [33].

Trong tâm lý học lứa tuổi, tuổi sinh viên được quan niệm là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương diện xã hội. Giới hạn không nhất quán này phần nào nói lên tính chất phức tạp của tuổi sinh viên.

B.G.Ananhiev – Nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ) khẳng định: tuổi sinh viên là thời kì phát triển nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt là vai trò xã hội của họ thay đổi. Trong thời kì này, sinh viên có sự biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Họ xác định cho mình con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội đánh giá và sinh viên có khả năng tự đánh giá mình, mong muốn tự hoàn thiện [44; 53].

Trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của giáo dục đại học, sinh viên có nhiều biến đổi về định hướng giá trị, lối sống, nhu cầu, nguyện vọng.

Thanh niên sinh viên là lực lượng đông đảo, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [19; 156]. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” [20;

136]. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định:

“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực

lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [21; 136].

Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động đến thanh niên sinh viên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống... Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đang làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn đến lối sống của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.

Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Đặc biệt là những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet, những âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, vị kỷ, đã và đang tác động tiêu cực trong giới trẻ, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước.

Hiện nay đã xuất hiện một bộ phận thanh niên sinh viên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết, xa hoa, lãng phí, lười lao động, và thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỉ càng nhiều hơn. Cá biệt có một số sinh viên sống buông thả, không chịu học tập, dần dần đánh mất chính mình, sống chìm đắm trong thế giới ảo, không chịu phấn đấu, tốn tiền cho những danh tiếng ảo. Ví dụ như vấn đề các “hot girl” trên mạng, các “game thủ võ lâm truyền kỳ” đã được lên tiếng gần đây.

Vậy lối sống, lối sống đẹp là như thế nào? Và lối sống của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội biểu hiện ra sao? Đó là vấn đề cần phải được làm sáng tỏ.

Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lối sống, trong nghiên cứu này, cơ sở lý luận và phương pháp luận khi xem xét và nghiên cứu về lối sống được dựa trên quan điểm triết học Mác – Lênin.

Theo từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, 1998) thì lối sống là hình thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định mang đạo đức riêng, như lối sống châm biếm, lối sống tiểu tư sản [46].

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa.

Thuật ngữ lối sống lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler (1870-1937). Lối sống cá nhân được đặc trưng bởi cái nhìn về thực tại (thế giới quan), cá tính, bản sắc cá nhân (bản ngã hay cái tôi) cũng như những ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, văn hóa và đặc biệt là truyền thông.

Khái niệm “lối sống” được xem xét qua các quan điểm khác nhau như:

theo quan điểm của kinh tế học, tâm lý học, xã hội học. Trong đó, quan điểm về lối sống của triết học Mác là cụ thể hơn cả.

Chủ nghĩa Mác – Lênin coi lẽ sống là sự thống nhất biện chứng giữa nghĩa vụ với hạnh phúc. Con người thực sự sống hạnh phúc khi làm tròn nghĩa vụ đối với xã hội, với quê hương, với gia đình và bản thân. Hạnh phúc là lý tưởng cao đẹp để mỗi người vươn tới, nhưng muốn có hạnh phúc bền vững, phải có lẽ sống, lao động là cội nguồn lẽ sống con người. Hạnh phúc chân chính biểu hiện mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, đó là lẽ sống chân chính.

Trong cuộc sống văn minh hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cách sống khác nhau. Có người chọn cách sống ẩn dật, có người thì chọn cách sống xa hoa, tiêu xài lãng phí. Cũng có người chọn cách sống “làm người của công chúng”. Chúng ta có rất nhiều con đường để lựa chọn cách sống riêng của mình. Vậy chúng ta hiểu sống đẹp là như thế nào? Trong một lần nghĩ suy, nhà thơ Tố Hữu đã đặt cho mỗi người một nghi vấn: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn…?” Gợi lên biết bao suy nghĩ trong lòng chúng ta. Vậy “lối sống đẹp” là gì?

Sống đẹp là một thuật ngữ khá quen thuộc với mọi người nhưng lại là vấn đề mang tính hiện đại và thời sự. Trong đà phát triển của xã hội, sống đẹp lại

mang những sắc thái rất riêng của từng người. Sống đẹp trước hết là nhu cầu của mỗi người và mọi người. Ai lại không muốn mình sẽ thực sự đẹp trong mắt của mọi người cũng như của chính mình. Hạnh phúc với chính mình nghĩa là được người khác thừa nhận và hạnh phúc hơn nữa khi chính mình cũng cảm thấy thoải mái và vừa lòng với chính mình. Hạnh phúc toàn vẹn và tuyệt vời nhất khi con người sống đẹp một cách đúng nghĩa với cái đẹp cả về hình thức lẫn nội dung. Cái đẹp ấy không chỉ ở vẻ bên ngoài mà còn đẹp ở hành vi, thái độ và cả quan điểm sống, lý tưởng sống.

Tuỳ trường hợp và hoàn cảnh, cũng như cuộc sống xã hội, chúng ta có thể hiểu hai từ ngữ này theo nhiều phương diện. Có người cho rằng “sống đẹp” là vẻ bề ngoài sang trọng, quý phái, cũng có thể là ăn mặc theo thời đại. Có những người lại nghĩ đó là cách sống ẩn dật, tu hành. “Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở... mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta.

Ðịnh nghĩa về “sống đẹp” có rất nhiều cách khác nhau; đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. “Sống đẹp” có lẽ đơn giản là sống tốt, giúp đời, giúp người bằng chính trái tim chân thành, vốn dĩ được sinh ra để yêu thương và cảm nhận tình yêu thương.

Trong cuộc sống này, có biết bao con người đang trao cho nhau những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, đằm thắm. Cũng có biết bao nụ cười ánh mắt đem tới niềm hạnh phúc, ủi an cho người khác. Những cử chỉ nhỏ nhặt đó thôi có lẽ cũng đủ gọi là “sống đẹp” rồi. Bởi vì một người “sống đẹp” là một người luôn đem tới niềm tin và sức mạnh cho người khác.

Sống đẹp phải là sống biết cống hiến, hãy lắng nghe và biết quan sát, đâu đây vẫn thường xuyên có những bạn trẻ, những cụ già và thậm chí cả những em bé vẫn âm thầm cống hiến. Chúng ta nên hãy hiểu cống hiến theo nghĩa rộng của nó. Trước hết, đừng dồn ép từ cống hiến theo kiểu là chỉ biết hy sinh hoàn toàn

một cách thụ động. Thay vì điều đó hãy thổi vào cống hiến một hơi thở của cuộc sống sẽ thấy hết giá trị của hành động đẹp ấy. Biết sống tốt cho mình cũng có thể được xem là cống hiến. Khi cá nhân biết làm chủ, biết tích cực học tập, biết nỗ lực tối đa để làm việđể có thể đứng vững và đi bằng chính đôi chân của mình mà không phụ thuộc, không làm phiền người khác đã là cống hiến.

Trong cuộc sống, sống đẹp còn thôi thúc con người biết nghĩ cho người khác chứ không quá cá nhân và ích kỷ để chỉ nghĩ đến mình mà thôi. Nghĩ cho người khác để bất kỳ hành vi và thái độ nào của mình cũng đừng làm cho người khác đau, đừng làm cho người khác khó chịu. Biết nghĩ tới mình để sống tốt vẫn chưa đủ mà còn biết nghĩ đến người thân, người xung quanh mới có nghĩa là sống đẹp không ích kỷ, hẹp hòi.

Có lẽ, lý tưởng sống của mỗi người được xây dựng một cách khác nhau nhưng khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đó trong cuộc sống, đừng quên rằng con người tồn tại một cách chặt chẽ khi sống cùng cộng đồng.

Khi xã hội phát triển, sự tương tác văn hóa đa chiều luôn làm cho suy nghĩ của mỗi người bị ảnh hưởng ít hay nhiều. Tuy nhiên, sống đẹp đòi hỏi ở mỗi người phải biết tự đặt cho mình một bộ lọc đúng nghĩa. Có như thế con người mới có thể chắt lọc những giá trị văn hóa hợp lý và có giá trị. Sống có bản lĩnh đòi hỏi mỗi người phải biết chịu trách nhiệm để tránh kiểu văn hóa đổ lỗi.

Bản lĩnh sẽ giúp con người phát triển một cách có điểm tựa để vững vàng hơn, cống hiến hiệu quả hơn.

Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ, phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp. Sống đẹp sẽ là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống.

Nhưng phải chăng, “sống đẹp” chỉ mang ý nghĩa ngắn gọn của khái niệm sống trong phạm trù xã hội? Vâng, “Sống đẹp” còn là việc tự phấn đấu để rèn luyện bản thân và hướng con người tới chân – thiện – mỹ. Việc ra sức lao động, ra sức học tập, ra sức chiến đấu để đạt được hiệu quả to lớn cũng là biểu hiện

của lối “sống đẹp”. Thời phong kiến xưa cũ, “chí làm trai” của các “trang nam nhi” là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, không màng tới danh lợi, tiền tài, sẵn sàng hy sinh cho quốc gia, sẵn sàng đánh đổi cả bản thân cho hoà bình dân tộc. Đó là một quan niệm “sống đẹp” rất đáng ca ngợi. Tiêu biểu cho thời kỳ này là những bậc danh thần, những vị tướng quân lỗi lạc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi.

Như đã nói ở trên, quan niệm “sống đẹp” được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ, ta thấy hình ảnh oai hùng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho cuộc đời mình chính là tìm ra con đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp các châu, học hỏi cái hay, cái đẹp của nước ngoài để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Trong hành trình gian khổ ấy là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng như những hi sinh chiến đấu tới phút cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại Nghĩa, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu...

Những con người của thế hệ trẻ, lên đường chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, họ ra đi không tiếc tuổi xuân, ra đi không hẹn ngày trở lại. Họ đã nằm lại chiến trường, máu xương của họ hòa chung với đất, nước, với núi sông... Khi đến thăm lại những di tích xưa, mỗi chúng ta không khỏi xúc động nghẹn ngào và nhớ về một thời oai hùng, khói lửa đạn bom, về cuộc đời của những con người đã hi sinh để nhuộm thắm lá cờ Tổ quốc, xanh rừng núi hôm nay.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ Trời cũng tự trong xanh và lộng gió Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

Một phần của tài liệu Luận văn Triết lí nhân sinh trong bài Thơ Hỏi (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w