Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG BÀI THƠ “HỎI” CỦA HỮU THỈNH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG ĐẸP
2.2. Ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong bài thơ “Hỏi” với việc giáo dục lối sống đẹp cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
2.2.2. Giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội lối sống hòa vào nhau
mình thế nào thì phải đáp lại với họ như vậy. Đó là ý nghĩa cốt lõi của câu:
“Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân mình”. Sự quan tâm chia sẻ với nhau là biểu hiện tính người cao nhất.
Trong cuộc sống ai cũng cần tình thương, sự đồng cảm, cũng muốn có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình. Trong suy nghĩ của một số người, giúp đỡ người khác thì bản thân sẽ bị thiệt. Đó chỉ là cách suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ. Sự chia sẻ thật lòng trong những lúc khó khăn nhất là hành động đáng trân trọng đối với người khác, đồng thời làm cho tâm hồn mình thanh thản, rộng mở. Sự chia sẻ đó không mất đi, mà ít nhất cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng bằng sự yêu quý không chỉ của người nhận. Nhà văn, nghệ sĩ Had Bejar có câu đầy ý nghĩa:
Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay lưu giữ được hương thơm. Trong cuộc sống, người biết cho đi cũng là người sẽ nhận được nhiều từ cuộc sống. Đó cũng là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công.
Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý ở người khác để trân trọng và học tập. Khi cha mẹ hi sinh gian khổ để nuôi nấng con, khi bạn bè, đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ nhau, cuộc sống sẽ trở nên ấm áp, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Trong cuộc sống con người phải dang rộng vòng tay, trao và đón nhận tình yêu thương. Nếu như chỉ sống riêng lẻ, không mở lòng với mọi người thì con người sẽ cảm thấy cô đơn, buồn bã. Không chỉ nước mới hòa vào nhau, tạo thành những dòng chảy lớn mà con người sống với nhau nên như vậy. Bản thân mỗi sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng sống hòa đồng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Họ sống hòa vào nhau nhưng không đánh mất đi cái riêng, đặc trưng của mình và cũng tạo nên nét đẹp chung của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, ý thức tự lực tự cường vượt gian khó đi lên, sống nghĩa tình trọn vẹn. Đa số sinh viên của trường vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, giản dị, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù, sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh, biết cống hiến, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với
những khó khăn thử thách. Họ luôn tìm tòi khám phá cái mới, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại chây lười; luôn gần gũi và gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu hết mình để xây dựng Tổ quốc phồn vinh và hạnh phúc.
Dù ở thời kỳ nào đi nữa thì thế hệ trẻ Việt Nam cũng như sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng luôn sát cánh vươn lên và bay cao, ngọn đuốc sáng soi đường vẫn truyền cho nhau rực cháy. Tương lai của đất nước chính là những người học sinh, sinh viên; với cách sống trẻ trung, năng động, họ hòa vào nhau và làm nên một tập thể vững mạnh, họ bù đắp, bổ sung cho nhau để trở nên hoàn thiện.
Những năm đấu tranh chống Mỹ ác liệt, phong trào xuống đường biểu tình của sinh viên vẫn sục sôi hào khí kiên trung bất khuất. Tiếng hát của lòng yêu nước, tiếng hát đấu tranh vẫn không ngừng vang dậy cả non sông. Dấu ấn của lịch sử vẫn hào hùng, quá khứ và hiện tại luôn hiển hiện bên nhau trong kí ức đầy tự hào của tuổi trẻ thế hệ chúng ta. Ngày nay, tinh thần ấy còn sục sôi và mạnh mẽ hơn theo một góc nhìn mới. Biết bao học sinh, sinh viên Việt Nam, trong đó có sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khẳng định vị thế nước nhà trên trường quốc tế, họ xuất sắc thể hiện bản lĩnh tự tin của mình như những người anh hùng thuở nào. Chúng ta vẫn tự hào về những con người biết vượt lên hoàn cảnh và mặc cảm cá nhân để chứng minh với cộng đồng: Chúng ta có thể làm được tất cả bằng nghị lực của chính mình. Rõ ràng, thế hệ học sinh, sinh viên hôm nay đã thắp sángniềm tin, hi vọng, soi sáng lý tưởng sống cho hàng triệu con người bằng sức trẻ, nghị lực. Tuổi trẻ hôm nay biết sống, biết tình nguyện, biết cống hiến.
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”.Câu hát như nhắn nhủ chính tôi và các bạn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - là những người đem sức trẻ để xây dựng Tổ quốc, rằng:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Có rất nhiều bạn sinh viên đã từng tham gia hiến máu, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như chiến dịch Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện... Bàn tay họ đi mở đường, xây cầu, dựng nhà, bàn tay họ có thể làm tất cả. Có thể dễ dàng thấy màu áo xanh tình nguyện nơi đồng
ruộng, núi rừng, biển cả và trong cả những trung tâm nhân đạo. Họ gửi con chữ vượt ngàn, vượt suối, cõng con chữ lắc lẻo qua cầu khỉ, cầu tre để dạy cho các em nhỏ vùng cao, những đồng bào khó khăn.
Đó là những việc làm rất đáng tự hào của lớp lớp sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Và cũng chính họ, đã và đang truyền lạicho thế hệ sau bài học về sức mạnh của tuổi trẻ, về sự đoàn kết, hòa mình vào cuộc sống, cống hiến sức trẻ ấy phục vụ Tổ quốc.
Nhờ biết đan vào nhau, hòa vào nhau, sinh viên thực sự là những con người rất đáng khâm phục, họ mang không khí sục sôi khí thế của tuổi trẻ “lên rừng xuống biển đi xây Tổ quốc yêu thương...”. Dù ở thời kỳ nào đi nữa thì thế hệ sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng luôn sát cánh vươn lên và bay cao. Những ước mơ vẫn luôn ấp ủ, và những miền đất khát vọng sẽ nối tiếp nhau nhờ có những con người biết đoàn kết, giúp đỡ, hòa vào nhau để làm nên một tập thể vững mạnh cũng như hoàn thiện những cá nhân trong tập thể ấy.
Tôi từng nghe những điều tuyệt vời về tuổi trẻ, những điều phi thường ấy luôn nhắc nhớ tôi về lòng tự hào, biết ơn và phấn đấu không ngừng.Đừng đóng cửa tâm hồn và trí tuệ trong khi tuổi trẻ đang rộng mở. Có một câu nói mà tôi rất yêu thích: Nếu có một không gian nào chứa đựng hết tất cả những giấc mơ, những ước vọng và hoài bão của những người học sinh, sinh viên thì không gian ấy phải rộng hơn bầu trời. Nếu có một không gian nào chứa đựng hết những tấm huy chương lấp lánh biểu dương và ngợi ca trí tuệ, nghị lực, tài năng, nhiệt huyết và tấm lòng của những người học sinh sinh viên thì không gian ấy phải bao la hơn mặt đất. Nơi có những giấc mơ khát vọng gặp gỡ nghị lực trí tuệ và trái tim, ấy là những chân trời - nơi gặp gỡ của bầu trời và mặt đất.
Tuy vậy, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của lối sống thực dụng, chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu cực trong đời sống xã hội nhất là một bộ phận sinh viên trẻ ngày càng phổ biến. Đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh thành tích, sống cơ hội, chủ nghĩa cá nhân...
Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, bên cạnh mặt tích cực mà nó đem lại không thể phủ nhận vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Khoảng cách giữa con người với nhau trong chính cuộc sống hiện tại này không còn quá thân mật, tình cảm như trước,bởi công nghệ đã giúp con người thay thế điều đó. Sinh viênTrường Đại học Sư phạm cũng vậy, họ là những lớp người trẻ tuổi, nhạy bén với thời cuộc, thích ứng nhanh với đòi hỏi của hiện tại. Bên cạnh những bạn sinh viên hòa mình vào cùng mọi người thì cũng không ít bạn tách mình ra khỏi cộng đồng ấy.
Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của cuộc sống với tập thể, cộng đồng, các bạn ngồi lì hàng giờ trước màn hình ti vi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế giới ảo. Cái thế giới ảo ấy thực sự có ích khi nó không tiêu tốn quá mức thời gian của con người. Vì thế mà đã nảy sinh một số biểu hiện đi xuống của lối sống, đạo đức, nhân cách trong xã hội hiện đại, đặc biệt là tính ích kỉ, sự vô cảm của chính con người.
Từ triết lý hòa vào nhau của nước, các bạn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ xây dựng cho mình một lối sống tích cực, mình vì mọi người.
Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng; bởi khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác, một tình yêu không vị kỉ, không đồi hỏi được đền đáp.