Mưa lũ do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới trạm đo mưa tiêu chuẩn phục vụ dự báo thủy văn cho lưu vực sông cả (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ MƯA LŨ LƯU VỰC SÔNG CẢ

2.2.2. Mưa lũ do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới

Dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ) là một dạng hình thế thời tiết đặc trưng của vùng nhiệt đới trong đó có Bắc trung bộ nói riêng. Đây là một dạng nhiễu động riêng trong cơ chế hoàn lưu mùa hè đối với khu vực này. Trước hết dải hội tụ nhiệt đới là một vùng thời tiết xấu (nhiều mây kèm theo mưa) gây ra bởi sự hội tụ giữa hai luồng gió tín phong bắc bán cầu và tín phong nam bán cầu hoặc giữa tín phong bắc bán cầu và gió mùa mùa hè mà bản chất do tín phong nam bán cầu đổi hướng khi vượt qua xích đạo tạo nên gió mùa tây nam trên khu vực đông nam châu á và Biển Đông. Do vậy, ở Bắc Trung bộ hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thường trùng vào thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam trên khu vực nam Biển Đông.

Mưa do dải hội tụ nhiệt đới tuy lượng mưa không lớn, nhưng thường kèm theo dông và xảy ra ban ngày nhiều hơn ban đêm. Do là sự hội tụ của 2 hay nhiều khối không khí có nguồn gốc khác nhau nên tính chất mưa thay đổi lớn phụ thuộc vào kiểu tổ hợp, song thông thường có cường độ mưa, tổng lượng mưa, thời gian mưa liên tuc kéo dài khi xuất hiện nhiễu động xoáy thuận được hình thành ngay ở Bắc bộ hoặc dải hội tụ nhiệt đới bị nén do không khí lạnh hoặc sự lấn về phía tây của áp cao cận nhiệt đới với tín phong đông nam mạnh phát triển lên độ cao 3000-

5000m trên khu vực Bắc bộ. Điều kiện synop này thuận lợi cho đối lưu phát triển mạnh và sâu trong khu vực nhiệt đới.

Vào khoảng tháng IX, X không khí lạnh ở phía bắc chưa đủ mạnh để có thể tràn xuống phía nam mà chỉ dừng lại ở vĩ tuyến 19o ÷ 20oN. Khi đó Nghệ An nằm trong giải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ), nơi đây không khí nhiệt đới nóng ẩm tiếp giáp với không khí lạnh ẩm phía bắc tăng cường độ xoáy và gây mưa lớn, kết quả của sự kết hợp tác động đồng thời của hai hệ thống nói trên. Trong khi đó từ Thanh Hoá trở ra đã nằm sâu trong cao áp lạnh thuần nhất, trời lạnh hơn, chỉ có mưa nhỏ hoặc không mưa. Chính vì vậy trong tháng IX, X khi mà ở Nghệ An có mưa to đến rất to thì ngoài bắc có thể triển khai vụ Đông. Mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với hội tụ nhiệt đới này gây ra ở Nghệ An hầu như xảy ra trong bất kỳ mùa mưa nào của bất kỳ năm nào. Lượng mưa do hình thế này gây ra không kém gì mưa bão. Điển hình là trận mưa từ 17 - 20/IX/1973 ở Vinh trên 800mm gây ngập úng nội đồng nghiêm trọng cho các khu vực Diễn - Yên - Quỳnh, Nam - Hưng - Nghi tạo nên một biển nước mênh mông nhấn chìm nhiều diện tích lúa mùa đang trổ hoặc chắc xanh.

Đường 49 từ Vinh đi vào Nam Đàn ngập sâu từ 0,5 - 1,0m.

Thông thường mưa bão mau kết thúc cùng với sự suy yếu và tan đi cùng cơn bão. Còn mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với giải HTND và kéo dài nhiều ngày với sự bổ sung liên tiếp của các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống. Ví dụ như từ ngày 18 - 23/X/1991 do không khí lạnh tăng cường liên tiếp nên ở Vinh đã mưa lên tới 864mm trong 6 ngày liền, từ ngày 5 - 10/X/1992 lượng mưa do không khí lạnh đạt tới 774mm, các nơi khác ở vùng đồng bằng từ 500 - 800mm, nhưng vùng núi lượng mưa rất ít chỉ 50mm.

Bảng 2-3: Thống kê lượng mưa do KKL ảnh hưởng gây mưa vừa và to ở một số vùng lưu vực sông Cả

Thời gian xuất hiện

Số ngày mưa

Hình thế thời tiết

Thượng S. Hiếu (mm)

Thượng S. Cả (mm)

Trung

& hạ S. Cả (mm)

Ghi Chú

19780926 4 Bão + KKL 365.4 189.9 983.8 Vào Nghệ An, Lao 19831001 3 ATNĐ + KKL 147.9 118.2 154.4 Vào Thanh Hóa, lên

phía tây bắc 19831026 2 Bão a/h + KKL 18 22 58.4 Vào Quảng Bình

thành ATNĐ

19851002 2 Bão + KKL 2 0 253.2 Vào Hà Tĩnh - Quảng Bình (ATNĐ) 19851013 2 ATNĐ + KKL 70.1 80.6 104 Vào Nghệ An -->

ATNĐ 19861018 3 ATNĐ + KKL 287.3 201.2 258.4 Vào Hà Tĩnh --

>ATNĐ -->Lào 19881023 3 ATNĐ + KKL +

lưỡi CA 543.2 379.7 49.4 ATNĐ vào Thanh Hóa, đi lên phía bắc 19940912 1 KKL 46.5 6.9 1.7 Không khí lạnh 19941020 3 KKL 30.7 16.6 112.1 Không khí lạnh tầng

thấp

19951009 4 HTNĐ + KKL 5.3 22 99.1 HTNĐ kết hợp với KKL

19961120 4 KKL 0 0 0 KKL tăng cường liên

tục

19971030 5 HTNĐ + KKL 0 0 0 KKL kết hợp dải HTNĐ

19981127 3 Bão a/h + KKL 9.2 4.5 4.3 Bão số 6 vào Bình Định + KKL 19991106 5 ITCZ + KKL +

ĐGĐ 19.4 45.8 23.5 KKL + HTNĐ + đới gió đông trên cao 20001213 3 KKL + ĐGĐ 3.5 0 12 KKL + đới gió đông

trên cao

20011005 2 KKL + Front lạnh 10.8 24.2 0.8 KKL + Front lạnh 20011026 6 ATNĐ + KKL + 193.7 149.8 418.2 KKL + đới gió đông

Thời gian xuất hiện

Số ngày mưa

Hình thế thời tiết

Thượng S. Hiếu (mm)

Thượng S. Cả (mm)

Trung

& hạ S. Cả (mm)

Ghi Chú

ĐGĐ trên cao + ANNĐ

20011115 3 Bão + KKL 10.1 5.8 12 Bão số 8 + KKL tăng cường

20020925 7

HTNĐ + KKL + lưỡi cao cận nhiệt đới

147.2 212.5 78.7 HTNĐ+KKL +lưỡi cao cận nhiệt đới

20030912 5 ATNĐ + HTNĐ +

KKL 348.9 183.6 198.3 HTNĐ + ATNĐ + KKL

20031006 4 HTNĐ + KKL 14.2 3.6 20 HTNĐ + KKL tăng cường

20060911 2 KKL nén rãnh AT 8.7 20 27.4 KKL nén rãnh AT 20081103 2 KKL + hội tụ gió

tây 15.2 11.2 37.5 KKL + hội tụ gió tây 20081108 3 KKL + rãnh gió

tây 11.5 20 30.2 KKL + rãnh gió tây Ghi chú : KKK : không khí lạnh ; HTNĐ : dải hội tụ nhiệt đới ; ATNĐ : áp thấp nhiệt đới ; ĐGĐ : đới gió đông

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới trạm đo mưa tiêu chuẩn phục vụ dự báo thủy văn cho lưu vực sông cả (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)