CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌCTRONG TÍNH TOÁN GIÁ GÓI THẦU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
2.4. Lý thuyết Phân tích rủi ro trong tính toán giá gói thầu
2.4.1 Định nghĩa rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra của một sự kiện không mong muốn nhất định và những tổn thất không mong muốn do nhiều nguyên nhân mà chưa tìm ra quy luật cùng tác dụng một cách phức tạp đem lại”
Như vậy, khi phân tích và quản lý rủi ro cần quan tâm đến khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó. Nói cách khác, cần trả lời được hai câu hỏi:
Rủi ro ở đâu? (Những nguyên nhân bất định gây ra rủi ro, khả năng những nguyên nhân gây ra rủi ro ra sao?)
Tầm quan trọng của rủi ro như thế nào? (Hậu quả do tác động của các nguyên nhân)
Hình 2.1. Quy trình quản lý rủi ro 2.4.2 Phân loại rủi ro
Về rủi ro thông thường người ta chia thành hai loại: rủi ro có hệ thống và rủi ro không có tính hệ thống. Khi rủi ro là loại không có tính hệ thống, người ta sử dụng phương pháp đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu loại rủi ro này. Trong khi đó nếu là loại rủi ro hệ thống thì phương pháp đa dạng hóa đầu tư để giảm rủi ro là không có tác dụng vì khi đã có rủi ro có tính hệ thống nó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động các ngành.
2.4.3 Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình quản lý rủi ro thường gồm các bước: xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà soát và cải tiến quy trình quản lý rủi ro.(Hình 2.1)
2.4.4. Ý nghĩa của việc phân tích rủi ro
Rủi ro trong tính toán chi phí tối thiểu là sự khác biệt giữa kết quả thực tế xảy ra và kết quả theo tính toán.
Trong quá trình phân tích và tính toán giá thầu, chúng ta phải luôn ước tính các thông số đầu vào sẽ xảy ra trong tương lai, bao gồm dự đoán các yếu tố: tiến độ thực hiện, các định mức chi phí công trình thực tế sẽ xảy ra trong tương lai và đơn giá các chi phí theo thời gian. Sự ước tính này hoàn toàn có khả năng không giống những gì xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, trong quá trình vận hành dự án luôn luôn tồn tại các yếu tố ngẫu nhiên, không chắc chắn và ta không thể lường trước được.
Tất nhiên, một khi các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ làm thay đổi giá trị chi phí tối thiểu tính toán.
Vì vậy một yêu cầu cần đặt ra là Nhà thầu trong quá trình xác định giá thầu cần phân tích rủi ro nhằm mục đích đánh giá chi phí tối thiểu tính toán khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi. Cụ thể cần xác định các thông số sau:
- Giá trị chi phí tối thiểu max.
- Giá trị chi phí tối thiểu min.
- Giá trị chi phí tối thiểu với xác xuất xảy ra lớn nhất.
2.4.5 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng phương pháp Monte Carlo
Trong hai phương pháp nói trên khi mô tả sự thay đổi các giá trị biến đầu vào đều dựa trên mức độ thay đổi “áp đặt” trước. Trong thực tế, biến đầu vào thường là các biến ngẫn nhiên do đó mô phỏng kết quản đầu ra dưới dạng biến ngẫu nhiên là hợp lý hơn. Các quy định xác xuất của biến đầu vào sẽ được xác định dựa trên:
- Số liệu quan trắc trong quá khứ.
- Phương pháp chuyên gia.
Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng kiểm định thống kê để đánh giá quy luật thống kế của biến sử dụng.
Phương pháp mô phỏng kế quả giá trị thực hiện của biến nghiên cứu đầu ra thường sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Thực hiện phương pháp mô phỏng bao gồm các bước.
- Xác định các biến rủi ro.
Biến rủi ro là những biến mà sự thay đổi của nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả dự án. Trên cơ sở các phân tích độ nhạy, phân tích tình huống có thể nhận biết các biến rủi ro quan trọng. Thống kê dữ liệu quan sát trong quá khứ của biến nghiên cứu.
Đưa ra một phân phối xác xuất cho những biến đầu vào. Tùy theo tính chất vật lý của từng biến ngẫu nhiên nghiên cứu mà ta gán cho nó một dạng phân phối xác xuất thích hợp. Điều này phụ thuộc vào chủ quan của từng người nghiên cứu.
Xây dựng một mô hình mô phỏng.
Đây là mô hình toán học trình bày mối quan hệ giữa biến đầu vào và biến đầu ra cảu thể hiện kết quả mô phỏng.
- Thực hiện mô phỏng:
Mỗi mô phỏng tương ứng với mỗi lần phát số ngẫu nhiên và từ đó thông qua các quy luật xác xuất của các biến đầu vào sẽ xác định giá trị các biến đầu vào. Trên cơ sở các giá trị biến đầu vào này sẽ xác định được giá trị của biến đầu ra tương ứng với mô phỏng. Số lần mô phỏng sẽ thực hiện nhiều lần và từ đó sẽ nhận được nhiều giá trị của biến đầu ra. Tóm lại, từ kết quả mô phỏng giá trị biến đầu ra sẽ được trình bày dưới dạng chuỗi thống kê. Số lần mô phỏng càng tăng, lời giải sẽ hội tụ về quy luật đúng của biến nghiên cứu.
- Phân tích kết quả.
Từ các biến đầu ra dưới dạng thống kê người ta sẽ xác định được các đặc trưng thống kê của biến nghiên cứu: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, xác xuất để biến nghiên cứu nằm trong giới hạn cho trước…
Do khối lượng tính toán mô phỏng với phương pháp Monte Carlo lớn, trong thực hành có thể sử dụng các phần mềm như Rish Master, Crystal Ball, Insight… để nghiên cứu.
Ưu điểm của phương pháp mô phỏng:
- Đó là một phương pháp pháp trung thực, khách quan, đơn giản và linh hoạt.
- Có thể áp dụng để phân tích các tình huống phức tạp.
- Đôi khi đây là phương pháp duy nhất để nghiên cứu một vấn đề.
- Phương pháp mô phỏng cho phép đối thoại trực tiếp với chương trình tính để giải quyết vấn đề với việc đặt ra câu hỏi và điều kiện “cái gì ? và nếu”
- Phương pháp mô phỏng cho phép nghiên cứu ảnh hưởng luân phiên của các biến lên kết quả của bài toán, từ đó ta có thể xác định được biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả.
- Tiết kiệm được thời gian.
- Phương pháp mô phỏng cho phép đưa vào các tình huống phức tạp so với các phương pháp khác. Thí dụ: Sử dụng thuyết sắp hàng đòi hỏi nghiên cứu phải có dạng phân bố dưới dạng mũ hoặc phân bố Poisson. Trong khi đó, trong bài toán mô hình mạng lưới đòi hỏi một phân phối chuẩn cho các biến nếu ta muốn giải bài toán.
Khuyết điểm:
- Mô phỏng không đưa ra lời giải tối ưu cụ thể như các phương pháp khác:
Quy hoạch tuyến tính, PERT…Phương pháp chỉ cho ra kết quả dự báo với các xác xuất nhất định.
- Chúng ta phải tạo ra tất cả các điều kiện và ràng buột để khảo sát lời giải.
Bản thân phương pháp mô phỏng không đưa ra lời giải.
Lời giải của một vấn đề này thường không thể chuyển được cho vấn đề khác.
Nói một cách khác thì mỗi lời giải cá biệt cho một trường hợp.