Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 7 KÌ 2 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 153 - 158)

Bài 59. BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

- Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường

- Nhược điểm

+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại

diệt chuột, gia cầm diệt các loại sâu bọ, ốc, cua…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học a. Sử dụng thiên địch

b. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hai c. Gây vô sinh ở động vật gây hại

d. Tất cả những biện pháp trên đúng Hiển thị đáp án

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

→ Đáp án d

Câu 2: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

a. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo b. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng c. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú d. Cóc, cú, mèo rừng, cắt Hiển thị đáp án

Cá đuôi cờ ăn ấu trùng sâu bọ, thằn lằn và sáo ăn sâu bọ vào ban ngày, cóc ăn sâu bọ vào ban đêm. Chúng đều là những thiên địch của sâu bọ có hại.

→ Đáp án a

Câu 3: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào?

a. Sâu bọ b. Chuột c. Muỗi d. Rệp

Hiển thị đáp án

Mèo rừng, cú vọ ăn chuột bảo vệ nông nghiệp

→ Đáp án b

Câu 4: Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là a. Rắn sọc dưa

b. Kiến c. Gia cầm d. Ong mắt đỏ Hiển thị đáp án

Gia cầm là thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian.

→ Đáp án c

Câu 5: Loài nào là thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại?

a. Cắt b. Cóc

c. Ong mắt đỏ d. Ruồi

Hiển thị đáp án

Ong mắt đỏ đẻ trứng lên sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

→ Đáp án c

Câu 6: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại?

a. Vi khuẩn E coli

b. Vi khuẩn Myoma c. Vi khuẩn Calixi

d. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi Hiển thị đáp án

Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1 % số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được cơ bản giải quyết.

→ Đáp án d

Câu 7: Loài nào cần làm vô sinh để diệt a. Muỗi

b. Ruồi

c. Ong mắt đỏ d. Sâu xám Hiển thị đáp án

Ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

→ Đáp án b

Câu 8: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp a. Là loài có ích

b. Là loài gây hại

c. Vừa có ích, vừa gây hại

d. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp Hiển thị đáp án

Câu 9: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại

2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường

3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện

4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

a. 1, 2, 3 b. 2, 3 c. 1, 4 d. 1, 3, 4

Hiển thị đáp án

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, mà không ô nhiễm môi trường lại rẻ tiền và dễ thực hiện.

→ Đáp án d

Câu 10: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

2. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

3. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

a. 1, 2 b. 2, 3 c. 1 d. 1, 2, 3

Hiển thị đáp án

Biện pháp đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những mặt hạn chế:

- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

→ Đáp án d

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

a. Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học:

b. Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"

* RÚT KINH NGHIỆM

...

...

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 7 KÌ 2 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 153 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w