Một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị dạy nghề với công ty TNHH Tiến Đại Phát

Một phần của tài liệu phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị dạy nghề của công ty TNHH Tiến Đại Phát trên thị trường Hà Nội (Trang 51 - 54)

b. Nguyên nhân

4.3.2.Một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị dạy nghề với công ty TNHH Tiến Đại Phát

ty TNHH Tiến Đại Phát

Thứ nhất: Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

Tài chính luôn là lĩnh vực đi đầu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp bởi nguồn tài chính thể hiện một khả năng về sức mua nhất định, luôn gắn liền với quyết định khả năng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp không thể tự đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình mà phải huy động từ các nguồn khác nhau. Trong tương lai để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc chủ động sản xuất trong nước, mở rộng hơn nữa hình thức liên doanh với các công ty hàng đầu của nước ngoài trong lĩnh vực TBDN. Để nâng cao nguồn lực tài chính, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn từ: ngân hàng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, từ cán bộ công nhân viên trong công ty, các hình thức huy động vốn của công ty. Trong thời gian tới công ty cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tập trung vào việc phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào công ty.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Con người là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực thương mại cần chú trọng đến cả số lượng và chất lượng lao động. Muốn vậy công ty cần: giáo dục đào tạo lao động, sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thỏa đáng cho lao động. Doanh nghiệp cần thực hiện:

- Có chiến lược đào tạo nhân sự hợp lý nhất là đối với nhân viên mới, tạo cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên có năng lực, nâng cao khả năng. Hàng năm, tăng cường việc cử kĩ sư đi học tập và đào tạo tại các tập đoàn sản xuất TBDN danh tiếng của nước ngoài là đối tác của công ty, đây là cơ hội để công ty tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ mới.

- Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với nhân viên có thành tích tốt, kỉ luật đối với lao động có hành vi làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. Hàng năm tổ chức đi du lịch nhằm khích lệ tinh thần làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Thứ ba: nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm

Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại TBDN vì vậy trên thị trường TBDN hiện nay diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Để tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm là điều không thể thiếu được. Để cạnh tranh được với các thiết bị ngoại nhập trong tương lai đòi hỏi công ty phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về kĩ thuật.

Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Để cải tiến mẫu mã sản phẩm các doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp: đa dạng hóa màu sắc của sản phẩm, đa dạng hóa kiểu dáng.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần thay thế các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất lạc hậu doanh nghiệp bằng các dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại mà các nước khác đang áp dụng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp nước ta vì bị giới hạn về tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét trong giới hạn tài chính cho phép của doanh nghiệp mình.

Thứ tư: Xây dựng chính sách giá hợp lý

Giá cả là vấn đề rất nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, kết quả kinh doanh của công ty và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ. Đặc biệt khi mức giá cung ứng của các công ty nước ngoài thấp hơn mức giá của các doanh nghiệp trong nước rất nhiều. Mức giá của các doanh nghiệp trong nước cao hơn 1,5 lần có khi cao hơn gấp đôi. Giữa người mua và người bán luôn diễn ra sự mâu thuẫn về giá, người mua luôn muốn mua mức giá thấp, còn người bán lại luôn mong muốn bán được mức giá cao. Bởi vậy công ty nên đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và lợi ích của công ty. Những chi phí có thể giảm được như chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi công ty nên tính toán hợp lý để giảm tải, để đưa ra được mức giá cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ năm: Tổ chức tốt khâu dự trữ, nhằm đảm bảo liên tục cho hàng hóa bán ra tránh tình trạng thừa hàng hoặc thiếu hàng

Cũng như các loại hàng hóa khác, thiết bị dạy nghề cũng cần phải dự trữ, đó là quá trình thiết bị dạy nghề được giữ lại cung ứng cho các công ty, hay các trường học,

tính thời vụ thường là trước khi bắt đầu năm học mới. Nhưng do chi phối bởi nguồn ngân sách mua sắm nên hoạt động mua của các trường có thể trải dài trong năm. Như vậy dự trữ thiết bị là để đáp ứng nhu cầu mua sắm thường xuyên của các trường.

Nguyên tắc hình thành đại lượng dự trữ là mức tối thiểu và phải tránh hai hiện tượng: thứ nhất dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ quay vòng vốn và tăng chi phí bảo quản, nhiều trường hợp thiết bị dự trữ bị lạc hậu do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật ngày nay. Thứ hai: tránh nhập hay sản xuất nhỏ giọt lượng dự trữ không đủ bán ra, không đảm bảo cung ứng kịp thời cho các trường nhất là vào đầu mỗi khóa học, ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng đào tạo và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, khâu dự trữ cần hết sức chú trọng.

Thứ sáu: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị dạy nghề

Phát triển thị trường là một cách hữu hiệu để mở rộng quy mô thương mại thông qua đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu. Muốn tiêu thụ được hàng hóa người cung ứng phải luôn tìm hiểu nhu cầu thị trường làm sao cho cung luôn gặp cầu. Trong sự vận động của cơ chế thị trường thì thị trường chính là nơi thẩm định khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường, nghiên cứu để mở rộng thị trường càng trở nên cần thiết. Nước ta là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đông gần 86 triệu người, kết cấu dân số trẻ, nếu biết tận dụng sẽ đạt doanh thu lớn.

Các công ty cần thành lập phòng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu theo từng nhóm đối tượng tiêu dùng, từng khu vực địa lý, theo thu nhập bình quân… nghiên cứu đặc điểm khách hàng, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, cũng cần phải xem xét sự phát triển của nền kinh tế để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu để đưa ra các chính sách thâm nhập thị trường mới thành công.

Trước tiên công ty cần phát triển mạng lưới thương mại tại các thị trường có sẵn. Bên cạnh đó công ty cần chủ động tìm đến khách hàng mới, thị trường mới. Với khách hàng là các trường, các trung tâm dạy nghề doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp giảm giá sản phẩm, chiết khấu thương mại, tăng dịch vụ hậu mãi nhằm tạo

dựng lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng, nhằm mục đích xây dựng tập khách hàng trung thành cho công ty. Với tốc độ phát triển nền kinh tế như hiện nay, nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực có trình độ tay nghề cao ngày càng tăng mạnh. Bởi vậy, công ty không chỉ tập trung tại các thị trường quen thuộc mà nên mở rộng tới các thị trường tiềm năng hơn. Muốn vậy công ty đề ra kế hoạch thâm nhập thị trường theo các bước sau: lựa chọn khu vực địa lý, đánh giá tiềm năng thị trường, hình thành khu vực thăm dò, điều chỉnh lãnh thổ bán và quyết định phân bổ lực lượng bán.

Thứ bảy: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp

Khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện thì những yêu cầu của người dân về sản phẩm ngày một cao. Ngày nay các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về giá, về chất lượng sang cạnh tranh về thương hiệu. Sản phẩm TBDN có thương hiệu tạo cho các trường cảm giác yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng sản phẩm. Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang một thương hiệu nào đó đã mang lại cho doanh nghiệp một tập khách hàng trung thành. Mặt khác, thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp, nhờ những lợi thế của thương hiệu nổi tiếng mang lại, sản phẩm bán được nhiều hơn với mức giá cao hơn, dễ dàng thâm nhập thị trường hơn. Do vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu. Muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu trước tiên cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ các chương trình cũng là cách quảng bá hình ảnh thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay đang áp dụng. Đó là cách đưa hình ảnh của sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất. Trong tương lai thị trường tiêu thụ của Tiến Đại Phát không chỉ là thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài. Để làm được điều đó công ty nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm thiết bị dạy nghề của mình để được pháp luật bảo hộ, nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình. Nhà nước cần phải có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký thương hiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đăng ký thương hiệu. Một phần

Một phần của tài liệu phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị dạy nghề của công ty TNHH Tiến Đại Phát trên thị trường Hà Nội (Trang 51 - 54)