Nhân tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị dạy nghề của công ty TNHH Tiến Đại Phát trên thị trường Hà Nội (Trang 26 - 28)

Nhân tố thuộc về thị trường

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại các mặt hàng nói chung. Nói đến thị trường là nói đến khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Trong nhóm nhân tố này khách hàng được coi là có ảnh hưởng nhiều nhất đến quy mô và cơ cấu thương mại mặt hàng. Cụ thể nhu cầu và thị hiếu của người mua sẽ quyết định số lượng, chủng loại, cơ cấu…mặt hàng trên thị trường.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân số Việt Nam tính đến ngày 1/4/2009 gần 86 triệu người. Trong đó các tỉnh phía Bắc chiếm 36,4% dân số cả nước. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao

để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta, lao động nước ta tuy trình độ chưa cao nhưng khéo léo, cần cù, tiếp thu nhanh khoa học – kĩ thuật mới.

Nhận thức của người dân ngày một tiến bộ, ngày nay vào đại học không phải là con đường duy nhất, có rất nhiều con đường khác nhau như học tại các trường trung cấp, trường dạy nghề. Vì vậy, các trường dạy nghề phát triển với số lượng ngày càng tăng. Mặt khác, NSNN chi cho các trường dạy nghề ngày càng tăng. Nếu giai đoạn 2005 – 2010 mỗi năm NSNN chi khoảng 7% tương đương 4.900 tỉ đồng nguồn kinh phí cho đào tạo nghề. Đến giai đoạn 2010 – 2015 dự kiến nguồn NSNN chi cho lĩnh vực đào tạo nghề là 12,5 % tương đương 26.000 tỉ đồng.

Hà Nội không chỉ được biết đến như là trái tim của cả nước mà còn là khu vực tập trung số lượng sinh viên, số lượng các trường đông đảo. Đây là những dấu hiệu khả quan cho phát triển thương mại sản phẩm thiết bị dạy nghề.

Cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm thiết bị dạy nghề

Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau để dành thị phần trên sân nhà mà còn cạnh tranh với các đối thủ đến từ các quốc gia khác nhau. Thời kì này biến động nổi bật trong thương mại nước ta là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức. Thuế nhập khẩu các sản phẩm thiết bị dạy nghề được bãi bỏ. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà nước có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị dạy nghề nên mức thuế nhập khẩu hiện nay là 0%. Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản phẩm thiết bị dạy nghề, vì phần lớn các sản phẩm thiết bị dạy nghề đều nhập từ nước ngoài như: Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc…Thị trường thiết bị dạy nghề là thị trường tiềm năng, đang trên đà phát triển mạnh. Nhận thức được lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh sản phẩm này. Vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thương mại thiết bị dạy nghề. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta. Điều này dẫn đến áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị dạy nghề là rất lớn. Hiện nay trên thị trường có khoảng 360 công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị dạy nghề. Cuộc sàng

lọc này làm phá sản nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Thực tế đó đang diễn ra với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các sản phẩm thiết bị dạy nghề được cung cấp cho các trường chủ yếu thông qua các dự án, qua hình thức đấu thầu. Nhu cầu về vốn cho sản phẩm này rất lớn, các doanh nghiệp nghèo nàn về vốn đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị loại bỏ.

Nhân tố về năng lực của ngành và các doanh nghiệp

Năng lực của ngành và các doanh nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị dạy nghề. Đó chính là các yếu tố bên trong mỗi doanh nghiệp, được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như về chất lượng, trình độ, kĩ năng của đội ngũ nhân sự, khả năng tài chính, mạng lưới kinh doanh. Ngành thiết bị dạy nghề là ngành có năng lực sản xuất còn yếu. Trong những năm vừa qua chủng loại thiết bị dạy nghề sản xuất trong nước còn nghèo nàn chỉ có thiết bị thực hành máy phay CNC, thiết bị thực hành máy tiện CNC, thiết bị thực hành sửa chữa động cơ, thiết bị thực hành mạch điện chiếu sáng, thiết bị dạy học nguyên lý ô tô….Hiện nay nhu cầu thiết bị dạy nghề trong các trường học là rất lớn mà cung không đáp ứng đủ cầu kết quả là phải nhập khẩu một số lượng các sản phẩm lớn từ nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy mô sản xuất, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nước ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đến việc xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế việc nhập khẩu tiến tới làm chủ nguồn cung ứng các sản phẩm thiết bị dạy nghề. Công ty TNHH Tiến Đại Phát đã tiến hành xây dựng nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm thiết bị dạy nghề vào năm 2005 đặt tại thành phố Hải Dương đến cuối năm 2006 nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Thiết bị dạy nghề là sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển do vậy trong những năm tới tình hình cạnh tranh mặt hàng này càng trở nên gay gắt.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị dạy nghề của công ty TNHH Tiến Đại Phát trên thị trường Hà Nội (Trang 26 - 28)