b. Nguyên nhân
4.2.2. Định hướng phát triển thương mại sản phẩm thiết bị dạy nghề
a. Phương hướng phát triển của ngành hàng
Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại TBDN không chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cho các tập đoàn công nghiệp uy tín của nước ngoài mà dựa trên việc tiếp thu các tiến bộ của họ, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất các loại thiết bị dạy nghề để ứng dụng phù hợp tại Việt Nam tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các thiết bị ngoại nhập về giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng và ưu việt hơn. Đổi mới thiết bị và hiện đại hóa công nghệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư theo chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất, nhập khẩu, tăng sản lượng đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế thực hiện CNH – HĐH đất nước
Một số phương hướng phát triển thương mại sản phẩm thiết bị dạy nghề trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2010- 2015:
Về tổ chức nguồn hàng:
Đảm bảo việc tổ chức các nguồn hàng sản phẩm TBDN trên thị trường cả nước nói chung và trên thị trường Hà Nội nói riêng. Theo đó sẽ giảm dần tỉ trọng các sản phẩm nhập khẩu, tăng dần tỉ trọng các sản phẩm sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp cần tiến tới chủ động nguồn hàng và tổ chức, phân phối nguồn hàng một cách hợp lý.
Về chất lượng và quy mô hàng hóa
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nhóm hàng thiết bị dạy nghề từ nay đến năm 2015 toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng thông qua các lợi thế đáp ứng tối đa các nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Quy mô hàng hóa ngày càng mở rộng, phát triển thương mại các sản phẩm TBDN ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Sản lượng gia tăng trên cơ sở mở rộng thị trường tiêu thụ. Cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tạo điều kiện để sản phẩm TBDN nâng cao sức cạnh tranh so với hàng nhập khẩu.
Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm thông qua đầu tư vào dây chuyền mới, công nghệ hiện đại; tăng cường việc nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới ưu việt hơn. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã là cơ sở tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngay trên thị trường nội địa.
Về hệ thống kênh phân phối: Tiếp tục hoàn thiện và tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối phù hợp với thị trường. Theo hướng đó, hệ thống kênh phân phối sẽ được xác lập trên cơ sở mối liên kết dọc (nhà sản xuất, nhập khẩu- bán buôn- bán lẻ- người tiêu dùng) hoặc mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp bán buôn, giữa các doanh nghiệp bán lẻ, giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu)
b. phương hướng phát triển của công ty TNHH Tiến Đại Phát
Ngoài các phương hướng chung cho toàn ngành trên thì đại diện công ty ông Ngô Tiến Cương- giám đốc công ty cho biết phương hướng của công ty trong thời gian tới là:
Là một doanh nghiệp trẻ song Tiến Đại Phát biết tận dụng sự nhạy bén và năng động của mình, nhanh chóng tiếp cận với các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh cũng như liên kết đào tạo với các tập đoàn lớn trên thế giới.
Năm 2005, chủ tịch tập đoàn Telwin của Ý chuyên sản xuất thiết bị dạy nghề, máy hàn, cắt lớn nhất châu Âu đã sang thăm và quyết định hợp tác với ban lãnh đạo Tiến Đại Phát, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Tiến Đại Phát với Telwin. Số lượng các đơn đặt hàng giữa Tiến Đại Phát và Telwin ngày càng cao, trị giá hàng triệu euro. Phía đối tác còn tiếp nhận đào tạo chuyên sâu cho các kỹ sư của Tiến Đại Phát về kĩ thuật tiên tiến và hiện đại nhất đang được các nước châu Âu sử dụng trong công nghiệp chế tạo sữa chữa.
năm công ty đều cử cán bộ đi học tại các nước có nền công nghiệp phát triển cũng như tại các tập đoàn cung cấp thiết bị cho công ty. Ngoài ra các đối tác nước ngoài cũng cử chuyên gia sang Việt Nam để hướng dẫn nâng cao tay nghề cho các kĩ sư của công ty nhằm bắt kịp với các tiến bộ của thế giới.
Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm, tìm các bạn hàng, khách hàng.