Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,74 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn khác của công ty.
Trong quá trình thực tập tại trại, em đã điều tra và thu thập được số liệu tổng đàn lợn nuôi tại cơ sở. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2016 - 2018
STT Loại lợn
Số lượng (con)
2016 2017 2018
1 Lợn đực giống 37 37 38
2 Lợn nái hậu bị 250 245 250
3 Lợn nái sinh sản 2.400 2.418 2.425
Tính chung 2.687 2.700 2.713
Qua bảng 4.1 cho thấy: quy mô đàn lợn nái qua các năm tương đối ổn định.
Cơ cấu đàn có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định là 2400 nái. Số lợn đực giống năm 2018 tăng 1 con so với 2 năm trước do nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con lợn đực giống đã kém chất lượng.
Trang trại thường xuyên nhập thêm lợn nái từ công ty CP nhằm tăng cơ cấu đàn, loại thải nái già, nái sản xuất kém… để tăng chất lượng con giống, cải thiện số con sơ sinh và tăng tỉ lệ nuôi sống.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở
4.2.1. Định mức ăn cho đàn lợn tại trại
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày.
Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Hàng ngày vệ sinh, dọn phân không để lợn nằm đè phân, tra cám cho lợn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, xả nước vôi gầm, chở phân ra khu xử lý phân. Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28ºC là thích hợp nhất, Cho lợn mẹ, lợn con uống nước tự do.
Bảng 4.2. Kết quả khẩu phần ăn của đàn lợn theo tiêu chuẩn Đối tượng Giai đoạn
Chế độ ăn/ngày
(kg)
Số lượng lợn cho ăn
(con)
Tỷ lệ hoàn thành công việc ( %)
Lợn nái mang thai
Chửa kỳ 2 (từ 85-111 ngày)
1,5 - 2,0 324 100
Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5 324 100
Ngày đẻ 0,5 – 1,0 324 100
Lợn nái nuôi con
Ngày đầu tiên 1,0 - 1,5 324 100
Ngày thứ 2 sau đẻ 2 321 100
Ngày thứ 3 sau đẻ 3 321 100
Ngày thứ 4 sau đẻ 4 321 100
Ngày thứ 5 trở đi 5 321 100
Ngày cai sữa 0 - 0,5 321 100
Lợn con theo mẹ
Tập ăn từ 3 ngày tuổi Tự do 3800 100
Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao.
Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định.
Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều), lợn nái chửa ăn 1 lần/ngày vào buổi sáng. Lợn nái đẻ sau 7 ngày ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối).
Qua quá trình thực tâp tại trại việc cho ăn cho uống trên đàn lợn được em thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại.
Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt...
Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
TT Công việc
Số lượng cần thực
hiện (số lần)
Khối lượng công việc thực
hiện được (số
lần)
Tỷ lệ hoàn thành so với
nhiệm vụ được giao
(%)
2 Tắm chải cho lợn mẹ 120 120 100
3 Xuất lợn con 15 15 100
4 Truyền dịch cho lợn nái 18 18 100
Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Việc tắm, chải cho lợn nái sinh sản cũng
vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên (1 lần/ ngày cũng có thể 2 lần/
ngày) và trong 6 tháng thực tập em đã làm được 120 lần (đạt 100%).
Trong 6 tháng thực tập tại trại, em còn được tham gia vào công tác xuất lợn con của trại. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được tách mẹ và nuôi thêm 2 - 3 ngày nữa rồi xuất bán. Lợn con thường được xuất vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần và thường xuất vào buổi chiều.
Trước khi xuất lợn kỹ sư của trại sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng mực xanh để thuận tiện cho công nhân lúc bắt.
Công nhân sẽ bắt những con lợn nào được đánh dấu thả ra ngoài ô chuồng, sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được đuổi chạy theo đường hành lang của khu chuồng nuôi và đi ra khu vực xuất lợn ở bên ngoài cách xa khu chuồng nuôi. Ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi. Việc xuất bán lợn con được thực hiện trung bình 1 lần/tuần, như vậy trong 6 tháng thực tập tại trại có 15 lần xuất lợn con và em tham gia được 15 lần (đạt 100%).
Trong qua trình đẻ, lợn nái rặn đẻ yếu kiệt sức, hoặc sau đẻ lợn nái bỏ ăn hay sốt ta phải truyền dung dịch glucoze 5% hoặc nước muối sinh lý cho lợn mẹ để cung cấp dưỡng chất và bù nước cho lợn, vì vậy em đã tiến hành truyền dịch cho 18 con lợn mẹ (đạt 100%).