Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại.
Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.
Sau đây là kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con
Tên bệnh Số con theo dõi (con)
Số con mắc
(con) Tỷ lệ mắc (%)
Số con điều trị khỏi (con)
Tỷ lệ khỏi (%)
Tiêu chảy 3800 486 12,79 478 98,35
Viêm phổi 3800 125 0,60 120 96,00
Viêm khớp 3800 160 0,39 152 95,00
Tính chung 85 26,23 82 96,47
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Tổng số lợn theo dõi là 3800 con, qua quá trình theo dõi em đã kịp thời phát hiện một số bệnh .Trong đó có 486 con mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 12,79%. Bệnh viêm phổi mắc 125 con chiếm 3,29% và bệnh viêm khớp có 160 con chiếm 4,21%. Nhờ phát hiện sớm bệnh nên quá trình điều trị thuận lợi hơn. Em đã tham gia điều trị 486 lợn con bị tiêu chảy, số con điều trị khỏi đạt 478 lợn con chiếm 98,35% và điều trị cho 120/125 lợn con bị viêm phổi khỏi với hiệu quả điều trị đạt 96,00%.
Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, em đã trực tiếp điều trị cho 160 con bị viêm khớp, trong đó điều trị khỏi 152 con, đạt tỷ lệ 95,00%.
Qua việc tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại, em đã thấy tự tin hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho công việc của em sau khi ra trường.
4.4.2. Kết quả phát hiện và điều trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại
Ngoài việc, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn con, em còn được tham gia thực hiện đối với đàn lợn nái. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái Tên bệnh Số lợn theo
dõi (con)
Số lợn mắc (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số lợn điều trị khỏi (con)
Tỷ lệ khỏi (%)
Hiện tượng đẻ khó 324 38 1172 35 100
Bệnh viêm tử cung 324 25 7,72 25 100
Ít sữa, mất sữa 324 15 4,63 15 100
Bệnh sót nhau 324 7 2,16 7 100
Tính chung 85 26,23 82 100
Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao. Em đã tham gia điều trị 38 lợn nái hiện tượng đẻ khó, số con điều trị khỏi đạt 35 con, tương ứng 92,11% tỷ lệ khỏi bệnh rất cao do phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời và sử dụng đúng thuốc có hiệu quả cao.
Bệnh viêm tử cung, ít sữa, mất sữa, sót nhau có kết quả điều trị cao với tỷ lệ khỏi là 100%. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện, can thiệp và điều trị kịp thời.
Trong quá trình điều trị bệnh ngoài việc dùng các loại thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với việc tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để lợn có điều kiện tốt nhất phục hồi sức khỏe như cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
Đối với những lợn nái mắc bệnh mà không có khả năng phục hồi thì trại tiến hành loại thải.
4.5. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trại
Trong thời gian thực tập, chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và thực hiện một số các thao tác như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con
STT Công việc Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn) Thực hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Đỡ lợn con mới đẻ, cắt rốn 3825 3825 100
3 Mài nanh, cắt đuôi 2.560 2.560 100
4 Tiêm sắt, bấm số tai 2.560 2.560 100
5 Thiến lợn đực 869 869 100
6 Mổ hecni 16 16 100
7 Xuất lợn con 3.800 3.800 100
Qua bảng 4.8 có thể thấy, trong 6 tháng thực tập, em đã thực hiện các công việc thủ thuật trên đàn lợn con và đạt hiệu quả cao.
Em đã đỡ đẻ được 3825 con lợn con của 324 con lợn nái, cắt rốn cho 2.560 lợn con ra đời an toàn và đúng kỹ thuật.
Lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau vì vậy em cũng đã thực hiện mài nanh cho 2.560 lợn con được em đỡ đẻ, đạt tỷ lệ an toàn 100%.
Mỗi đàn heo con khi được sinh ra sẽ có số lượng khá đông và có hiện tượng heo con cắn đuôi nhau gây tổn thương, chậm phát triển, chất lượng thịt khi giết mổ thấp hoặc có thể khiến lợn con bị chết, để tránh tình trạng này em đã thực hiện cắt đuôi 2.560 lợn con, đạt tỷ lệ an toàn 100%.
Bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con nên công việc bấm tai cũng hết sức quan trọng. Lợn con chỉ nhận sắt qua sữa mẹ thì cơ thể sẽ bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn và tiêu chảy… Vì vậy, phải bổ sung sắt cho lợn con ngay từ ngày thứ 2 trở đi là tốt
nhất. Em đã tham gia bấm tai và tiêm sắt cho 100% số lợn được đỡ đẻ và an toàn 100%.
Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt, nên em đã thực hiện thiến cho 869 lợn đực, kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%.
Số lượng lợn con bị hecni tại trại thấp. Trong 6 tháng thực tập, em đã theo dõi và phát hiện được 16 con lợn con bị hecni và tiến hành mổ được 16 con (đạt tỷ lệ 100%). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do di truyền khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm sa ruột bẹn.
Tham gia cùng kỹ sư và công nhân trong việc xuất lợn con, đã thực hiện xuất được 3.800 con đạt an toàn 100%.