Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại nhâm xuân tiến huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 44 - 47)

4.3.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong 6 tháng thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, xả nước vôi gầm, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia thu dọn chuồng, tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau 2-3 ngày đuổi lợn chờ đẻ vào.

Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Số lượng

( lần )

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 190 190 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 100 100 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 60 60 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, trong suốt quá trình thực tập, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện và đạt hiệu quả công việc là 100%, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả mà trước khi vào trang trại, chúng em chưa từng phải thực hiện với khối lượng công việc lớn như vậy.

Qua đây, chúng em cũng đã học tập và rèn luyện bản thân vững vàng, chín chắn hơn, vượt lên chính mình và tự tin trước khi ra trường.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ

thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5 Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Loại lợn Thời điểm

phòng bệnh Loại vắcxin

Liều dùng (ml)

Đường tiêm

Số lợn được

tiêm (con)

Tỷ lệ đạt (%)

Lợn nái sinh sản

Tuần chửa 10 Coglapest 2 TB 1350 100

Tuần chửa 12 FMD 3 2 TB 1350 100

Tháng 3,7,11 PRRS 2 TB 2425 100

Tháng 4,8,12 AD (Begonia) 2 TB 2425 100

Lợn con

2-3 ngày tuổi MD Fer B12 2 TB 7700 100

3-6 ngày tuổi Toltrazuril 5% 1 Uống 7700 100

15 ngày tuổi Mycoplasma 2 TB 7700 100

18 ngày tuổi Coglapest 2 TB 7700 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con, lợn nái bằng thuốc và vắcxin của trại. Lợn nái sinh sản ở tuần chửa 10 sẽ được trại tiêm phòng bệnh dịch tả 1350 con (đạt tỷ lệ 100%), 12 tuần chửa tiêm phòng bệnh lở mồm long móng 1350 con (đạt tỷ lệ 100%) các tháng 3,7, 11 sẽ được tiêm phòng bệnh tai xanh cho toàn đàn và các tháng 4,8,12 tiêm phòng bệnh giả dại cho toàn đàn là 2425 con (đạt tỷ lệ 100%).

Lợn con từ 2-3 ngày tuổi sẽ được tiêm sắt để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm chế phẩm sắt. Trong 6 tháng, đã tiêm chế phẩm sắt và cho uống cầu trùng được 7700 con lợn con (đạt tỷ lệ là 100%).

Lợn con 15 ngày tuổi sẽ được tiêm vắcxin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, đã tiêm được cho 7700 con (đạt 100 %). Lợn con từ 25 - 30 ngày tuổi sẽ được tiêm vắcxin dịch tả lợn và đã tiêm được 7700 con (đạt tỷ lệ 100%).

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại nhâm xuân tiến huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)